Đặc điểm sinh viên trường Đại học Y Hà Nội

Một phần của tài liệu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 29)

Vài nét về Trường Đại học Y Hà Nội

Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1902 (trước đây gọi là trường Y Đông Dương), là một trường Đại học lớn và có bề dày lịch sử lâu đời. Trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, nhà trường đã đóng góp một phần quan trọng trong việc đào tạo nhân lực cho ngành y tế. Trong số những đóng góp ấy, trước hết phải kể đến những thành tích trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phục vụ xã hội và phát triển đất nước, cả trong thời bình cũng như trong các cuộc kháng chiến của dân tộc.

Với những đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý cho các cá nhân và tập thể:

 Huân chương Lao động hạng Nhất (1982);  Huân chương Độc lập hạng Nhất (1996);  Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000);  Huân chương Hồ Chí Minh (2002);

 Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (2004);  Huân chương Sao vàng (2007);

 Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ cho đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2009;

25

 Bằng khen của Bộ Giáo dục - Đào tạo: Đơn vị đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc năm học 2009 – 2010;

Hiện nay, trường Đại học Y Hà Nội đang phấn đấu xây dựng trở thành trường Đại học sức khỏe đa ngành, đa cấp, đào tạo cán bộ y tế có năng lực học tập vươn lên, tận tụy với nhiệm vụ được giao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mọi nơi, mọi lúc.

Giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên luôn luôn tự hào về Đại học Y Hà Nội, ý thức đầy đủ trách nhiệm kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của Nhà trường.

Giảng viên nhà trường vinh dự, nhận thức sâu sắc và tự nguyện gương mẫu hoàn thành đồng thời hai nhiệm vụ cao quí: Thầy giáo - Thầy thuốc, được cả xã hội kính trọng.

Viên chức nhà trường tự hào vì được góp phần quan trọng trong đào tạo đội ngũ cán bộ y tế có đức có tài, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Được học tập, rèn luyện tại trường Đại học Y danh tiếng ở cả trong và ngoài nước là động lực thúc đẩy sinh viên, học viên liên tục phấn đấu đạt chất lượng tốt nhất, có năng lực để phát triển lâu dài, bền vững.

Với niềm vinh dự và tự hào được làm việc, học tập dưới mái trường Đại học Y Hà Nội, các thế hệ giảng viên, viên chức, sinh viên, học viên nỗ lực phấn đấu góp phần nâng cao vị thế của một trường trọng điểm quốc gia được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Tính đến 3/2011, trường đã đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ tay nghề cho nhiều cán bộ, sinh viên, học viên ở cả hai trình độ đại học và sau đại học, cung cấp cho đất nước:

 1.505 bác sĩ chuyên khoa định hướng,

26

 143 cử nhân Điều Dưỡng,

 342 tiến sỹ,

 1.134 thạc sỹ,

 530 bác sỹ nội trú bệnh viện,

 1.499 bác sỹ chuyên khoa cấp II,

 6.099 bác sỹ chuyên khoa cấp I,

Những sinh viên và học viên của Nhà trường đào tạo đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực y tế từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đóng góp cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đặc điểm sinh viên trường Đại học Y Hà Nội

Sinh viên là một bộ phận thanh niên đã được tuyển chọn qua các kỳ thi quốc gia và được đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng. Sinh viên là lớp người đang trưởng thành, đang chuẩn bị những hành trang nghề nghiệp cần thiết, chín muồi về nhân cách, nhân cách đạo đức để phục vụ xã hội. Tuy ngành học và học vấn có thể khác nhau, nhưng họ là bộ phận dân cư còn rất trẻ, đại đa số từ 19 đến 24 tuổi, được xã hội đào tạo theo hệ thống, cơ bản để trở thành những nhà quản lý xã hội, thành lực lượng sản xuất quan trọng trong tương lai.

Ở lứa tuổi này, con người đang trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, nhân cách đạo đức. Sự phát triển, hoàn thiện đó được biểu hiện cả trên hai mặt: mặt sinh học và mặt xã hội. Mặt sinh học, cơ thể chưa có sự phát triển hoàn toàn đầy đủ, đòi hỏi nhu cầu cao về chất dinh dưỡng và đi liền với nhu cầu vật chất ấy là nhu cầu hoạt động như một nhu cầu tất yếu cần thiết cho quá trình lượng hóa vật chất đã tiếp nhận. Vì vậy, dễ dàng thấy, sinh viên tham gia vào tất cả các hoạt động tập thể rất nhiệt tình, thậm chí cả những hoạt động không phù hợp với bản thân họ. Điều này dẫn đến tình trạng có một số ít sinh viên hoạt động thiếu ý thức, hoạt động quậy phá không rõ nguyên

27

nhân, có những biểu hiện lệch lạc trong định hướng cuộc sống... Chúng ta, dù hiểu đặc điểm, nguồn gốc của những hành động vô thức đó, nhưng không thể mặc nhiên phủ nhận hoặc coi nhẹ tác hại của những hiện tượng chưa tốt, chưa văn hóa ấy của một bộ phận sinh viên. Rõ ràng đó là những biểu hiện chưa hoàn chỉnh trong nhân cách đạo đức sinh viên. Chúng ta cần hiểu đúng nguyên nhân chủ quan và khách quan của những biểu hiện lệch lạc đó trong sinh viên. Điều đáng bàn là trong những nguyên nhân chủ quan từ sinh viên có nguyên nhân do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của họ.Với đặc điểm trẻ trung, nhiệt tình, nhạy cảm nhưng còn chưa chín chắn trong nhận thức, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên sinh viên chưa ý thức được đầy đủ trước khi hành động. Với cơ thể đang phát triển, tâm sinh lý chưa ổn định, sinh viên cũng dễ hành động sai, dẫn đến những kết quả mà chính họ cũng không mong muốn. Do nhu cầu hoạt động thường xuyên và tâm lý không ổn định nên sinh viên dễ bị những cảm xúc nhất thời chi phối. Khi có tác nhân đạo đức tích cực, đặc biệt là những tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách đạo đức của sinh viên sẽ phát triển theo hướng thuận lợi, ngược lại họ dễ bị suy thoái, lôi kéo trước những tác nhân tiêu cực. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta, sinh viên dễ bị những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội tác động làm mất định hướng giá trị, làm giảm lòng tin vào chế độ xã hội, vào vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào con đường phát triển đất nước. Mặt trái của kinh tế thị trường đã làm một bộ phận không nhỏ sinh viên suy thoái về nhân cách đạo đức, chạy theo thị hiếu tầm thường, lối sống buông thả, thực dụng của phương Tây, quay lưng lại với những giá trị đạo đức truyền thống mà dân tộc ta trân trọng và dày công vun đắp. Hơn lúc nào hết, chúng ta (gia đình - nhà trường - xã hội) cần tạo một điều kiện thuận lợi để giáo dục, định hướng cho sự phát triển nhân cách đạo đức sinh viên theo những giá trị, những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp của xã hội. Nếu có sự quan tâm thường

28

xuyên, đầy đủ đối với họ, kịp thời phát hiện và giải quyết những nhu cầu chính đáng của họ một cách thỏa đáng, đồng thời phát hiện kịp thời những nhân tố xấu đã và đang tác động đến sinh viên, từ đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu thì chúng ta hoàn toàn có thể giúp họ tránh được những ảnh hưởng xấu của những điều kiện khách quan. Đây cũng là biện pháp quan trọng có vai trò định hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức của sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xã hội càng phát triển thì nghề Y là nghề càng được coi trọng. Mấy năm gần đây, trong khi các trường, các ngành khác, các trường đại học khác điểm tuyển sinh rất thấp, thậm chí tuyển không đủ chỉ tiêu thì điểm vào trường Đại học Y Hà Nội cao nhất nhì trong các kỳ tuyển sinh đại học. Do đặc thù của nghề mà sinh viên trường Đại học Y Hà Nội có những đặc điểm sau:

Thời gian học nghành y dài, trong khi các trường khác chỉ 4 đến 5 năm nhưng riêng trường y thì phải 6 năm. Đầu vào với hệ bác sỹ đa khoa ở trường Đại học Y Hà Nội cũng vào tốp cao nhất. Tuy nhiên, sau 6 năm học, những kiến thức của bác sỹ đa khoa còn rất hạn chế. Sau một thời gian làm việc vẫn cần học tiếp chuyên khoa mới có thể tự tin trong công việc. Do đó, thời gian để làm được việc đối với người học y thường kéo rất dài.

Do nghề Y là một nghề gắn chặt với trách nhiệm, nên ngay từ trong trường, sinh viên trường Y đã vừa học lý thuyết vừa thực tập; lịch học kín và dài nhất so với các trường Đại học khác. Với đặc điểm là trường của khoa học gắn với thực nghiệm, mà lại thực nghiệm trên cơ thể người nên đòi hỏi sinh viên trường Đại học Y Hà Nội phải có kiến thức chính xác tuyệt đối. Y khoa không có thần đồng mà phải khổ luyện. Sau khi tốt nghiệp, ít nhất họ phải trải 10 năm trong nghề mới có kinh nghiệm. Có thể nói, đối với ngành y, không có ngày tết, ngày nghỉ, ngày lễ mà chỉ có ngày làm việc, ngày trực và ngày

29

không trực và đối với sinh viên cũng đã phải làm quen với đặc điểm này ngay từ năm thứ hai.

Nghề Y là một nghề có nguy cơ lây bệnh cao. Sinh viên trong thời gian đi thực tập sớm phải tiếp xúc hàng ngày và liên tục với người bệnh mang mầm bệnh như viêm gan siêu vi, bạch hầu, lao phổi, HIV/AIDS, đặc biệt là tại các chuyên khoa như truyền nhiễm, lao, ngoại khoa, các khoa có can thiệp phẫu thuật, thủ thuật (ví dụ răng hàm mặt, sản khoa, hồi sức cấp cứu).

Tuy thầm lặng, nhưng nghề y rất nhạy cảm với dư luận xã hội. Bao đóng góp cải thiện sức khỏe người bệnh đó sẽ lu mờ đi chỉ đôi khi với những sự cố đáng tiếc hoặc bất khả kháng. Tác phẩm hoàn hảo và phức tạp nhất của tạo hóa là con người mà trong đó phần quý nhất chính là sức khỏe; do vậy, mất mát lớn nhất của tạo hoá là con người và mất mát lớn nhất của con người là sức khoẻ. Đối tượng của nghề là con người đang bị bệnh cho nên sinh viên ngành y dễ đối diện với những phản ứng nhạy cảm từ người bệnh và cộng đồng.

Con người là vốn quý nhất. Bệnh tật thiên biến vạn hóa theo thời gian. Y học ngày càng phát triển, đòi hỏi nhiều cách thức chữa trị phải có bằng chứng. Vì vậy, trong khi sinh viên các ngành khác có thể ung dung mà dừng lại với tấm bằng tốt nghiệp thì trong ngành y, không chỉ học trong trường đại học mà họ phải học suốt đời. Cái đúng, cái sai trong y học nhiều khi mong manh đòi hỏi người hành nghề phải hết sức thận trọng; do đó, chỉ có cập nhật kiến thức liên tục thì bác sỹ mới giảm được những sai sót đáng tiếc và đem lại lợi ích tối đa cho người bệnh.

1.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục y đức cho sinh viên trƣờng Đại học Y Hà Nội

Y đức là điều vô cùng quan trọng đối với người làm nghề y. Tất cả những người học nghề y đều học về y đức. Tuy chưa có một chương trình

30

riêng, chính thống, nhưng nhiều bộ môn đều nhấn mạnh đến vấn đề y đức như là một đặc thù của ngành y. Đã bước vào ngành y là phải đặt y đức trong tâm can. Tất cả cũng đều học kỹ “Quy định về y đức” của Bộ Y tế ban hành; đều đã đọc, đã học về Lời thề Hippocrate; đều biết về “8 tội cần tránh của người thầy thuốc” của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác - một thầy thuốc lừng danh của Việt Nam ở thế kỷ XVIII...

Đất nước ta từ khi chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã kéo theo sự biến đổi của ý thức xã hội, trong đó có ý thức đạo đức. Nhiều quan niệm đạo đức khác nhau với những quy phạm đạo đức khác nhau xuất hiện tồn tại đan xen cùng với đạo đức xã hội chủ nghĩa. Khi nói đến mặt trái của kinh tế thị trường C.Mác đã chỉ ra rằng, đó là một thứ mậu dịch không có lương tâm, nó là một quan hệ giữa người với người “chìm ngập trong băng giá của sự tính toán lợi kỷ” bởi vì: “Ngoài quan hệ lợi hại trần truồng, ngoài sự giao dịch tiền mặt lạnh lùng vô tình sẽ chẳng còn có một mối liên hệ nào khác”.

Kinh tế thị trường lấy lợi ích cá nhân làm động lực của sự phát triển. Nhân tố này tuy có mặt tích cực là khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người lao động. Đồng thời nó cũng khiến người ta chạy theo lợi ích “vị kỷ”, một “chất men” kích thích làm nhiều cán bộ trong đó có cán bộ y tế lao vào mà bất chấp hậu quả, bất chấp pháp luật, bất chấp lương tâm nghề nghiệp. Chủ nghĩa cá nhân với triết lý “sống chết mặc bay...” ăn mòn đạo lý sống được xây dựng trên nền tảng của cái thiện, trái ngược với “Đạo đức đích thực” của con người. Nguy hiểm hơn đối với cán bộ nói chung đó là tình trạng rơi vào thoái hoá biến chất, lợi dụng chức quyền, quyền lực để thường xuyên mưu cầu lợi ích cá nhân. Còn trong ngành y đó là tình trạng lợi dụng nghề nghiệp và lòng tin của nhân dân để trục lợi.

31

Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức - y đức không thể không thay đổi trước sự thay đổi của tồn tại xã hội. Vì vậy, trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội tất yêu sẽ làm thay đổi thang giá trị đạo đức. Nếu trước đây dư luận xã hội kỳ thị với những người giàu lên bằng sản xuất kinh doanh cá thể, thì nay xã hội lại khuyến khích làm giàu chính đáng. Từ thực trạng của đời sống xã hội hiện nay nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp bị xói mòn, người ta đề cao quá mức nhiều giá trị mới cá nhân như tính năng động, sự khôn ngoan, tính sáng tạo... mà quên mất những giá trị chung, cho dù đó vẫn là giá trị đạo đức cao nhất trong thước đo phẩm giá con người.

Biểu hiện tiêu cực về đạo đức trong cán bộ y tế hiện nay, đó là một số thầy thuốc cố tình làm giầu trên sức khoẻ người bệnh, tính tiền cao cho mỗi lần khám và điều trị, đòi hỏi thù lao cho mỗi lần phẫu thuật...

Một trong những điều đáng lo ngại hiện nay là từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị xã hội chuyển sang coi trọng các giá trị vật chất kinh tế; từ chỗ lấy con người tập thể, con người xã hội làm mẫu mực sang coi trọng con người cá nhân, thậm chí là cá nhân ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa. Từ chỗ lấy lý tưởng đạo đức làm mẫu chuyển sang coi nhẹ đạo đức, phẩm giá, mà coi trọng giá trị thực dụng, đời sống tiện nghi vật chất tôn sùng đồng tiền.

Đứng trước thực trạng đó, vấn đề nâng cao y đức trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Chính những giá trị, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp sẽ là sức đề kháng, giúp cho người cán bộ y tế chống lại các loại “bệnh” như: chủ nghĩa cá nhân, bệnh tham lam, bệnh bè phái...

Y đức đang ngày càng được mọi người quan tâm. Ngày nay, trong điều kiện của kinh tế thị trường làm biến đổi quan hệ thầy thuốc - bệnh nhân thành quan hệ dịch vụ - khách hàng thuần túy với sự chi phối mạnh mẽ của đồng

Một phần của tài liệu Giáo dục y đức cho sinh viên trường Đại học Y Hà Nội hiện nay (Trang 29)