Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh quảng ninh (Trang 38)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

- Căn cứ vào hệ thống lý luận và thực tiễn về tăng trƣởng, các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tăng trƣởng làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện các nội dung nghiên cứu.

- Sử dụng Hàm sản xuất Cobb Douglas và phân tích hệ số ICOR. - Phân tích thông tin sử dụng 2 phƣơng pháp: định tính và định lƣợng.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thông tin đƣợc thu thập thông qua số liệu từ trang web Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2012 và số liệu, báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Quảng Ninh, các báo cáo đánh giá tình hình kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.2.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Sau khi thu thập thông tin, tác giả tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu chi tiết thì tiến hành lập bảng biểu.

Sau khi hình thành tập hợp số liệu, thông tin sẽ đƣợc nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel và Eviews để tiến hành tổng hợp và xử lý.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

- Phƣơng pháp phân tích hồi quy:

Để phân tích tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế, tác giả sử dụng mô hình tăng trƣởng kinh tế thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglass. Trong hoạt động sản xuất, có ba yếu tố quan trọng đảm cho sự phát triển: Vốn (K), Lao động (L) và các yếu tố tổng hợp (A) bao gồm trình độ khoa học công nghệ, vốn con ngƣời, khả năng tổ chức quản lý của doanh nghiệp...

Hàm sản xuất do vậy đƣợc thể hiện dƣới dạng: Y = f(K, L, A) (I) Trên thực tế tại Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, vốn đầu tƣ toàn xã hội (K) đƣợc chia thành Vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh (khu vực Nhà nƣớc) và Vốn đầu tƣ ngoài ngân sách tỉnh Quảng Ninh (bao gồm tƣ nhân và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài). Để đơn giản, ta có: K = Kdi + Kfi.

Trong đó:

K: Tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội

Kdi: Vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh Kfi: Vốn đầu tƣ ngoài ngân sách tỉnh Quảng Ninh

Nhƣ vậy, hàm (I) trở thành: Y = f(Kdi, Kfi, L,) (II) Để xem xét mối quan hệ giữa vốn đầu tƣ và tăng trƣởng kinh tế, căn cứ vào phƣơng trình (II), Luận văn thực hiện chạy mô hình hồi quy tuyến tính đa biến với hàm sản xuất có dạng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

g = α0 + α1gKdi + α2gKfi + α3gL + εi

Trong đó:

- Biến phụ thuộc g: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm của tính Quảng Ninh, đƣợc tính theo công thức:

t t-1 t t t-1 t-1 GDP -GDP GDP g = = -1 GDP GDP

Số liệu GDP để tính toán đƣợc thu thập từ năm 2008 đến năm 2012 theo giá cố định 1994.

- Biến độc lập Kdi: Vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2012.

- Biến độc lập gKdi: Tốc độ tăng vốn đầu tƣ từ ngân sách tỉnh Quảng Ninh.

- Biến độc lập gKfi: Tốc độ tăng vốn đầu tƣ ngoài ngân sách tỉnh Quảng Ninh.

- εi: Phần dƣ, thể hiện các yếu tố năng suất tổng hợp ngoài vốn và lao động.

- α0, α1, α2, α3: Hệ số hồi quy của các biến độc lập tƣơng ứng. Số liệu vốn đầu tƣ để tính toán đƣợc thu thập từ năm 2008- 2012.

Đối với số liệu vốn đầu tƣ của tỉnh Quảng Ninh, do Cục Thống kê tỉnh chỉ cung cấp số liệu tính theo giá thực tế nên tác giả đã sử dụng phƣơng pháp quy đổi về giá so sánh năm 1994 thông qua hệ số GDP deflator (GDP deflator = GDP theo giá thực tế / GDP theo giá so sánh 1994). Khi đó, vốn đầu tƣ tính theo giá so sánh 1994 = Vốn đầu tƣ tính theo giá thực tế / GDP deflator.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dấu kỳ vọng của hệ số các biến đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ từ khu vực công là dấu dƣơng, thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa tăng trƣởng kinh tế và tăng trƣởng vốn đầu tƣ.

- Biến độc lập gL: Tốc độ tăng lao động đang làm việc trong nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh hàng năm, đƣợc tính theo công thức:

t t-1 t Lt t-1 t-1 L -L L g = = -1 L L

Số liệu Lao động để tính toán đƣợc thu thập từ năm 2008- 2012. - Phƣơng pháp tỷ lệ:

Luận văn sử dụng phƣơng pháp tính tỷ lệ để tính hệ số đầu tƣ tăng trƣởng (hệ số ICOR) qua đó thấy đƣợc quy mô đầu tƣ công so với mức tăng trƣởng sản lƣợng (GDP) hay suất đầu tƣ công cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lƣợng (GDP) tăng thêm.

Số liệu sử dụng trong Luận văn là số liệu công bố tại trang web Tổng cục Thống kê và, Niên giám thống kê Quảng Ninh. Việc đánh giá hiệu quả của đầu tƣ công đối với tăng trƣởng kinh tế cần quan tâm đến độ trễ trong tác động của đầu tƣ đến tăng trƣởng. Đối với mỗi chƣơng trình, dự án từ lúc đầu tƣ đến khi mang lại lợi ích cho nền kinh tế sẽ có độ trễ thời gian khác nhau. Căn cứ vào thực tế dự án đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đồng thời để đơn giản hóa việc so sánh và tính toán, tác giả sử dụng độ trễ trung bình trong đầu tƣ là một năm, nhằm đƣa ra một ƣớc lƣợng sơ bộ về hiệu quả đầu tƣ.

- Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc dùng để so sánh các chỉ tiêu phân tích giữa các nhóm có liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hệ thống chỉ tiêu về tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh: GDP, tốc độ tăng trƣởng GDP, cơ cấu kinh tế trong GDP, thu nhập bình quân đầu ngƣời.

- Hệ thống chỉ tiêu về đầu tƣ: Tổng số vốn đầu tƣ theo kế hoạch và số vốn thực tế đƣợc giải ngân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

- Cơ cấu vốn đầu tƣ: theo ngành nghề, theo địa bàn hành chính. - Các chỉ tiêu cụ thể:

+ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2012.

+ Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2012. + Cơ cấu kinh tế Việt Nam giai đoạn 2008-2012.

+ Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2012.

+ Tỷ lệ GDP Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2008 - 2012.

+ Vốn đầu tƣ phát triển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2012 phân theo nguồn vốn.

+ Chi ngân sách địa phƣơng tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2012. + Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản tỉnh Quảng Ninh phân theo lĩnh vực giai đoạn 2008 - 2012.

+ Hệ số ICOR và tỷ lệ GDP/Đầu tƣ của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008 - 2012.

ICORnăm t = Đầu tƣnăm t / (GDPnăm t - GDPnăm t-1)

ICOR (vốn ngân sách)năm t =

Đầu tƣ từ vốn ngân sáchnăm t (GDPnăm t - GDPnăm t-1) Tỷ lệ (GDP/Đầu tƣ)năm t = GDPnăm t / Đầu tƣnăm t-1 Tỷ lệ (GDP/Đầu tƣ từ vốn ngân sách)năm t = GDPnăm t

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ CÔNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƢ CÔNG TỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Vị trí địa lý

* Vị trí địa lý

Quảng Ninh là cửa ngõ quan trọng, là đầu mối giao lƣu kinh tế giữa tỉnh với vùng Đồng bằng sông Hồng trù phú cũng nhƣ giao lƣu với thế giới bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Nằm về phía Đông Bắc của Việt Nam, là một trong 25 tỉnh biên giới và là tỉnh duy nhất có cả ranh giới trên biển và đất liền với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quảng Ninh có toạ độ địa lí khoảng từ 106°26' - 108°31' E và từ 20°40' - 21°40' B. Phía tây giáp tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Bắc Giang, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ với 191 km đƣờng biên giới trên biển với Trung Quốc, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dƣơng và Thành phố Hải Phòng, phía bắc tỉnh là 120 km đƣờng biên giới trên đất liền giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hƣng (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) với cửa khẩu Móng Cái và Trinh Tƣờng.

Quảng Ninh là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là vùng chiếm 16,6% dân số và 20,7% tổng GDP của Việt Nam trong khi chỉ chiếm 4,7% diện tích đất. Cùng với Hải Phòng và Hà Nội, Quảng Ninh đƣợc coi là một trong ba đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế cả vùng.

Quảng Ninh nằm gần Hà Nội và Hải Phòng - Thành phố Hạ Long chỉ cách trung tâm Hà Nội 150km, 120km từ Sân bay quốc tế Nội Bài và 80 km từ trung tâm thành phố Hải Phòng. Nâng cao hệ thống đƣờng kết nối các thành phố này sẽ giúp Quảng Ninh có đƣợc nhiều lợi ích từ cơ hội phát triển theo cụm, ví dụ nhƣ phát triển cụm cảng biển với Hải Phòng (Lạch Huyện - Tiền Phong), hợp tác phát triển dịch vụ sân bay với Nội Bài và Cát Bi cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣ xây dựng các sản phẩm du lịch phụ trợ dọc tuyến Hà Nội, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Từ Long và đảo Cát Bà.

* Địa hình

80% diện tích Quảng Ninh là địa hình đồi núi, tập trung ở phía Bắc. Một phần năm diện tích ở phía Đông Nam tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Quảng Ninh còn có rất nhiều đảo ven biển.

Địa hình đáy biển Quảng Ninh không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m, có nhiều lạch sâu làm nơi cƣ trú của các rạn san hô.

Quảng Ninh là vùng đất có kiến tạo địa chất trẻ hơn các khu vực khác. Là một tỉnh miền núi vùng Đông Bắc nhƣng Quảng Ninh có đầy đủ các dạng địa hình nhƣ đồi núi, đồng bằng, ven biển và cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Hơn 80% diện tích là đồi núi. Phía Bắc có dãy núi Thập Vạn Đại Sơn ngăn cách với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), bao gồm các đỉnh Cao Xiêm 1.330m, Quảng Nam Châu 1,057m, Nam Châu Lĩnh 1506m, Ngàn Chi 1.166m ở các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên. Phía Tây Bắc có dãy núi hình cánh cung chạy từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía Bắc thành phố Uông Bí và thấp dần xuống ở phía Bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thƣờng đƣợc gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ. Bên ngoài là hơn hai nghìn hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, trong đó có 1.030 đảo có tên, còn lại hơn một nghìn hòn đảo chƣa có tên. Trong vùng, đồi núi và vịnh đảo chạy song song, đối xứng nhau qua đƣờng bờ biển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vùng Đông Triều - Móng Cái đƣợc xem là xƣơng sống của tỉnh với các dãy núi cánh cung chạy theo hƣớng Tây - Đông ở phía Nam và hƣớng Tây Bắc - Đông Nam ở phía Bắc.

- Vùng đồi duyên hải chiếm diện tích nhỏ. Đây đƣợc cho là vùng thềm biển cũ với dải đồi cao khoảng từ 25 - 50m chạy dọc theo biển từ Cẩm Phả đến Móng Cái.

- Vùng đồng bằng chiếm diện tích nhỏ, đƣợc bồi đắp bởi phù sa các sông suối trong tỉnh và hệ thống sông Thái Bình

- Biển và địa hình bờ biển là dạng địa hình đặc trƣng và quan trọng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Vùng biển Quảng Ninh là phần phía Tây Bắc của vịnh Bắc Bộ, rộng 6000 km2

.

* Khí hậu

Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới bốn mùa, nhiệt độ không khí trung bình trong năm từ 21 - 23oC, lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.995 m, độ ẩm trung bình 82 - 85%. Do tác động của biển, khí hậu Quảng Ninh nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và nhiều hoạt động kinh tế khác. Trong mùa hè (Tháng 6 - tháng 8), Quảng Ninh thu hút khách du lịch nội địa đến các bãi biển và Vịnh Hạ Long, trong khi du khách ngƣời nƣớc ngoài thƣờng đến quanh năm, không bị ảnh hƣởng bởi thời tiết. Mùa cao điểm khách du lịch nƣớc ngoài thƣờng vào cuối năm, đặc biệt đông vào các tháng 11 và tháng 12.

Theo “ Các bối cảnh thay đổi khí hậu, mực nƣớc biển dâng cao của Việt Nam” dƣới tác động của thay đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ ở Quảng Ninh có thể tăng 10oC trong vòng 30 năm tới. Lƣợng mƣa hàng năm có thể cũng sẽ tăng 2,7% và phân bố rất không đồng đều, mƣa nhiều hơn vào mùa mƣa và ít hơn vào mùa khô. Những thay đổi này có thể tạo ra tác động trái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiều lên Quảng Ninh, ví dụ mùa hè nóng hơn có thể thu hút nhiều khách du lịch hơn, nhƣng khí hậu khắc nghiệt có thể cũng sẽ làm giảm số ngày có thời tiết đẹp để du khách có thể tận hƣởng kỳ nghỉ.

3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của Quảng Ninh là 6.102 km2

, chiếm 1,84% tổng diện tích của Việt Nam, và là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng. Trên 80% diện tích đất là đối núi. Trong khi diện tích đất nông nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất, thì phần lớn lại là đất rừng. Chỉ 50.886 ha (8,3%) có thể trồng trọt. Ngoài ra còn có một trữ lƣợng lớn đất chƣa qua sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp và xây dựng.

* Tài nguyên nước: Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nƣớc khá phong phú và đặc sắc. Quảng Ninh có 30 con sông dài trên 10km, 72 hồ và đập. Lƣợng nƣớc hàng năm trên sông rất lớn (8,776 tỷ m3). Tuy nhiên do sông ngắn và dốc, dòng chảy thƣờng gấp khúc lên xuống thất thƣờng nên tỉnh cần xây hồ đập để điều hòa nguồn cung nƣớc ổn định qua các mùa.

* Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có trên 350.000 ha đất rừng, tỷ lệ che phủ đạt 51%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 39,7% của cả nƣớc. Rừng tại Quảng Ninh có thảm động thực vật phong phú, gồm 1.027 loài thực vật và 120 loài động vật. Con số này có bao gồm một lƣợng nhỏ các loài đang gặp nguy hiểm nhƣ gấu ngựa và rái cá. Rừng trồng chủ yếu gồm có cây keo tai tƣợng đƣợc quản lý theo chu kỳ khai thác và tái trồng rừng bền vững. Rừng không chỉ là nguồn cung cấp gỗ và các loại nguyên liệu công nghiệp mà còn là nguồn giữ nƣớc quan trọng giúp bảo tồn đất nông nghiệp khỏi bị xói mòn, ngăn lũ quét và cải thiện chất lƣợng không khí. Quảng Ninh cũng có thể giúp phát triển nguồn tài nguyên rừng của mình theo hƣớng có trọng tâm hơn, ví dụ nhƣ phát triển công viên rừng và đƣờng mòn đi bộ dành cho du khách, trồng các loài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cây có giá trị cao hơn để khai thác, và tham gia vào các Chƣơng trình giảm khí thải từ phá rừng và thoái hóa rừng (REDD+).

Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn. Rừng để sản xuất , kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lƣợng 4,8 triệu m3

không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha. Đất chƣa thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệu chế biến lâm sản của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh quảng ninh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)