5. Bố cục của luận văn
4.1.1. Quan điểm phát triển
Các quan điểm phát triển của Quảng Ninh đều dựa trên chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội quốc gia và vùng và mong muốn đạt đƣợc mục tiêu kép: tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững của lãnh đạo tỉnh cũng nhƣ của đông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đảo công chúng. Đồng thời, tỉnh cũng cam kết tăng mức sống, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển vùng biên giới hòa bình và hiệu quả với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các quan điểm phát triển cụ thể của tỉnh bao gồm:
- Phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh phải phù hợp với các chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và vùng (đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ). Quảng Ninh cần phải hoàn thành sứ mạng là đầu tầu kinh tê của mình để thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh phía Bắc, trong khi vẫn đảm bảo cung cấp đủ than và năng lƣợng cho phát triển quốc gia.
- Phát triển kinh tế phải bền vững theo chiến lƣợc tăng trƣởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế phải dịch chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh/sạch”. Do đó, các ƣu tiên đặt ra là tăng tỉ trọng ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai thác, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than đƣợc bền vững.
- Phát triển kinh tế cần tận dụng đƣợc các tài nguyên và lợi thế so sánh của Quảng Ninh, gồm có tài sản du lịch thiên nhiên độc đáo, trữ lƣợng lớn than cũng nhƣ các khoáng sản khác và vị trí địa lý.
- Phát triển kinh tế phải chú trọng nâng cao mức sống của ngƣời dân, đảm bảo phát triển và công bằng xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, giữa khu vực nông thôn với thành thị, và các vùng lãnh thổ khác nhau.
- Phát triển kinh tế - xã hội phải phù hợp với bảo vệ môi trƣờng để đảm bảo bền vững lâu dài.
- Phát triển kinh tế - xã hội cần tận dụng và đóng góp vào các xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là đảm bảo đƣờng biên giới an ninh, thân thiện, hiệu quả với Trung Quốc, và nâng cao vị thế của Việt Nam trên chính trƣờng quốc tế.
4.1.2. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế tới năm 2020
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Ba định hƣớng phát triển tiềm năng cho Quảng Ninh:
- Định hƣớng 1: Phát triển nhanh và thúc đẩy tăng trƣởng GDP bằng cách phát triển các ngành thu lợi cao nhƣ phát triển khai khoáng và các cơ sở sản xuất điện.
- Định hƣớng 2: Phát triển bền vững, cân đối giữa tăng trƣởng GDP với các mục tiêu về xã hội và môi trƣờng. Các ngành chủ đạo sẽ tiếp tục đóng góp vào tăng trƣởng của nền kinh tế kết hợp với đa dạng hóa các ngành khác nhƣ dịch vụ, và kiểm soát những tác động của môi trƣờng và xã hội đối với phát triển. Do đó, tăng trƣởng GDP sẽ không đƣợc cao nhƣ Định hƣớng 1, nhƣng sẽ đủ để giúp nền kinh tế của tỉnh phát triển phù hợp với mục tiêu tăng trƣởng trong dài hạn.
- Định hƣớng 3: Tập trung vào phát triển xã hội và phát triển bền vững, đẩy mạnh tăng trƣởng GDP đến mức có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu con ngƣời và xã hội của tỉnh mà không làm ảnh hƣởng tới những ƣu tiên về môi trƣờng. Tăng trƣởng GDP sẽ trở thành ƣu tiên thấp hơn, trong khi chú trọng mạnh vào duy trì môi trƣờng nguyên sơ và cung cấp các dịch vụ xã hội nhƣ y tế, giáo dục.
Định hƣớng 2 đƣợc xác định là phù hợp nhất với những ƣu tiên của tỉnh - đó là tiếp tục tăng trƣởng nền kinh tế nhanh chóng, nhƣng theo một cách bền vững nhằm đảm bảo tính khả thi về lâu dài của vị thế kinh tế và xã hội tổng thể của tỉnh. Tăng trƣởng sẽ đƣợc cân đối với những nghiên cứu về môi trƣờng.
4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể
a) Các kịch bản phát triển kinh tế
Ba kịch bản phát triển kinh tế đã đƣợc tính toán: “tăng trƣởng bình thƣờng”, “tăng trƣởng nhanh thông qua các giải pháp ƣu tiên”, và “phát triển trong bối cảnh nền kinh tế đi xuống”. Những kịch bản này đã đƣợc lựa chọn nhằm đảm bảo rằng mục tiêu của Quảng Ninh không chỉ thể hiện kết quả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
trƣớc đây của tỉnh mà còn cơ hội tăng trƣởng và tính đến thực trạng không chắc chắn của nền kinh tế thế giới. Kịch bản 2, “tăng trƣởng nhanh thông qua những giải pháp bắt buộc” đƣợc kỳ vọng là kịch bản tiềm năng nhất, và đƣợc áp dụng để phát triển các mục tiêu và định hƣớng tƣơng lai cho tỉnh trong phần còn lại của bản Quy hoạch tổng thể này.
Kịch bản 1: “phát triển bình thường”
Theo kịch bản này, nền kinh tế của Quảng Ninh đƣợc kỳ vọng sẽ tăng trƣởng hữu cơ, phát huy đà tăng trƣởng đã phát triển đƣợc từ trƣớc đến giờ. Các thành phần kinh tế sẽ phát triển phù hợp với các bản quy hoạch tổng thể đã xây dựng cùng với sự tiến bộ của ngành dịch vụ (ví dụ nhƣ dịch vụ tài chính) sẽ song hành cùng với tăng trƣởng kinh tế. Quảng Ninh sẽ tăng trƣởng với tốc độ 7,9%/năm giai đoạn 2012-2020 để đạt mức GDP khoảng 4,23 tỷ USD và GDP đầu ngƣời đạt 5.400 USD trong năm 2020.
Kịch bản 2: “Tăng trưởng nhanh thông qua các giải pháp ưu tiên”
Kịch bản này giả định rằng ngoài “phát triển bình thƣờng”, Quảng Ninh còn có khả năng triển khai một số giải pháp “bắt buộc” nhất định để thúc đẩy tăng trƣởng GDP. Những giải pháp này có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, với trọng tâm là du lịch và sản xuất, những trụ cột của tăng trƣởng. Do đó, tỉnh có thể tăng trƣởng với tốc đọ 12,7%/năm giai doạn 2012-2020, GDP đạt khoảng 6,3 tỷ USD và GDP đầu ngƣời đạt 8.100 USD trong năm 2020.
Kịch bản 3: phát triển trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô đi xuống
Kịch bản này ƣớc tính tác động cảu nền kinh tế Quảng Ninh trong trƣờng hợp bối cảnh kinh tế chuyển theo hƣớng xấu, ví dụ nhƣ do nền kinh tế Hoa Kỳ hay khu vực đồng tiền chung Châu Âu phục hồi chậm, hay nền kinh tế Trung Quốc trở nên đình trệ. Do đó, mục tiêu tăng trƣởng của Quảng Ninh, dù đã triển khai những giải phá “bắt buộc”, nhƣng vẫn có khả năng bị vô hiệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hóa - nền kinh tế tỉnh có thể sẽ chỉ còn tăng trƣởng ở mức 8,1%/năm trong năm 2012, và GDP đầu ngƣời năm 2020 chỉ có thể đạt 5.600 USD.
b) Luận chứng cho các mốc phát triển và cơ cấu kinh tế
Giả sử kịch bản có triển vọng nhất cho Quảng Ninh là kịch bản 2, tỉnh sẽ có một nhiệm vụ quan trọng trƣớc mắt. Quảng Ninh đã đặt ra những mục tiêu phát triển kinh tế rất tham vọng. Cơ cấu kinh tế tổng thể đƣợc kỳ vọng sẽ thay đổi, trong đó các ngành dịch vụ sẽ tăng tỷ trọng từ 42,3% năm 2011 lên thành 51,4% năm 2020, tiếp sau là ngành công nghiệp - ngoài khai khoáng, sẽ chiếm ỷ trọng 33,2%, khai khoáng chiếm tỷ trọng 11,4%, và cuối cùng là nông nghiệp 4,0%.
Việc trở thành một nền kinh tế với dịch vụ làm trọng tâm, mức GDP trên đầu ngƣời 8.100 USD năm 2020 tƣơng ứng với việc Quảng Ninh sẽ đạt đƣợc mức phát triển kinh tế hiện tại của Thái Lan vào năm 2015, và của Malaysia trong 8 năm tiếp theo đó. Từ mức xuất phát điểm nhƣ hiện tại của Quảng Ninh, Thái Lan cần 17 năm để đạt đƣợc mức GDP đầu ngƣời 4.500 USD và Malaysia cần 25 năm để đạt đƣợc mức 8.400 USD. Do đó, Quảng Ninh sẽ cần duy trì khả năng thực thi có trọng tâm cao, đặc biệt để giải quyết những thách thức lớn về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực nhằm đảm bảo đạt đƣợc những mục tiêu đầy tham vọng này.
c) Mục tiêu về mặt xã hội
Theo kịch bản tăng trƣởng bình thƣờng, dân số Quảng Ninh đƣợc kỳ vọng sẽ tăng ở mức 1,01%/năm trong giai đoạn 2011-2020, đạt 1,285 triệu ngƣời năm 2020. Nếu thực hiện các giải pháp kinh tế, Quảng Ninh sẽ phải thu hút lao động ngoại tỉnh và gia đình con em họ, nâng dân số tỉnh lên trên 1,686 triệu ngƣời năm 2020.
Theo kịch bản tăng trƣởng bình thƣờng, lực lƣợng lao động đƣợc kỳ vọng sẽ tăng đến 657.500 ngƣời năm 2020. Nếu thực hiện các giải pháp phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển kinh tế ƣu tiên, Quảng Ninh sẽ phải thu hút thêm 267.800 lao động ngoại tỉnh, nâng lực lƣợng lao động lên 925.200 ngƣời. Phân bố lao động theo ngành sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng lao động vào các ngành dịch vụ, và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ đƣợc kỳ vọng sẽ tăng lên 42% năm 2020, lao động trong lĩnh vực công nghiệp sẽ tăng lên mức 31% và lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ giảm mạnh xuống còn 27%. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lƣợng lao động đƣợc kỳ vọng sẽ tăng lên 70% năm 2020, cùng với sự hợp tác ngày càng tăng từ phía thành phần tƣ nhân để phát triển lực lƣợng lao động sẵn có. Tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực đô thị sẽ đƣợc duy trì ở mức dƣới 4,3%.
Triển khai có trọng tâm “Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới” tính đến thời điểm này cho thấy Quảng Ninh đang đúng tiến độ trở thành một “tỉnh nông thôn mới” đến năm 2015. Đến năm 2020, 80% tất cả các xã có thể đạt đƣợc tất cả các tiêu chuẩn nông thôn mới
Tuổi thọ trung bình toàn tỉnh đƣợc kỳ vòng sẽ tăng đến 75 tuổi năm 2020, theo kịp với các nền kinh tế phát triển hơn trong vùng.
Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ em 2-5 tuổi đƣợc đến mẫu giáo sẽ tăng lên 95%, 90% học sinh tiểu học sẽ học 2 buổi mỗi ngày.
4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả và tác động của đầu tƣ công đến tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh trƣởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh
4.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công
4.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch
Công tác quy hoạch tổng thể cũng nhƣ quy hoạch chi tiết phải đi trƣớc một bƣớc. Để đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch từ tỉnh đến huyện, quy hoạch phải do Tỉnh quản lý, điều phối chung, không đƣợc mạnh ai nấy làm. Quy hoạch phải đƣợc hiệu chỉnh kịp thời, đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trƣờng. Phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Chuyển mạnh từ lối quy hoạch hành chính, áp đặt và thiếu khả thi, không tính đến nhu cầu của thị trƣờng sang quy hoạch xuất phát từ yêu cầu của thị trƣờng, từ đó có bƣớc đi và lộ trình đầu tƣ có hiệu quả hơn. Quy hoạch đầu tƣ công đƣợc xây dựng phải bảo đảm chất lƣợng cao và ổn định. Một mặt, cần coi trọng nâng cao chất lƣợng và giữ ổn định các quy hoạch đầu tƣ phát triển các loại đƣợc lập cả ở cấp quốc gia, ngành, cũng nhƣ địa phƣơng, coi đây nhƣ một căn cứ chủ yếu định hƣớng đầu tƣ công, hạn chế và tiến tới không đầu tƣ công ngoài quy hoạch, phá vỡ quy hoạch hay bất chấp quy hoạch. Mặt khác, sự điều chỉnh và hoàn thiện các quy hoạch đầu tƣ đã lập cũng là cần thiết, cần đƣợc tiến hành nghiêm túc, có căn cứ xác đáng, có quy trình và thời gian nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại cho các bên liên quan vì nếu quy hoạch sai, lộ trình đầu tƣ không hợp lý và không đƣợc thẩm tra đầy đủ thì quá trình đầu tƣ sẽ không thể có hiệu quả trong dài hạn.
Các ngành, các cấp cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, coi trọng chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, phải coi quy hoạch là cơ sở xuất phát để xây dựng các kế hoạch đầu tƣ phát triển của ngành, của địa phƣơng. Sau khi có quy hoạch, cần chủ động xây dựng và công bố danh mục dự án, công trình đầu tƣ cụ thể để huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ mục tiêu đầu tƣ phát triển theo các hình thức BOT (xây dựng - khai thác - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao), PPP (hợp tác nhà nƣớc - tƣ nhân); tạo ra các cơ chế để huy động tối đa, hiệu quả những nguồn vốn xã hội, giảm dần sự phụ thuộc, trông chờ vào ngân sách nhà nƣớc; khuyến khích các doanh nghiệp tƣ nhân tham gia đấu thầu thực hiện các dự án có vốn ngân sách nhà nƣớc và kể cả vốn ODA. Các dự án đầu tƣ phải tuân thủ theo quy hoạch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Phải có các chế tài đủ mạnh đối với các dự án đầu tƣ không tuân thủ quy hoạch hoặc làm sai quy hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
4.2.1.2 Phân công, phân cấp rõ ràng, xây dựng chế độ trách nhiệm các chủ thể tham gia các giai đoạn của dự án
+ Giai đoạn lập dự án:
Mọi dự án đều phải theo quy hoạch, kế hoạch. Chỉ triển khai khi dự án có trong quy hoạch, kế hoạch. Nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp trong phê duyệt kế hoạch, dự án đầu tƣ. Quy định bắt buộc chủ đầu tƣ phải là đơn vị sử dụng, khai thác, vận hành dự án.
+ Giai đoạn thực hiện dự án:
Kiên quyết không đƣa vào kế hoạch mọi dự án thiếu thủ tục. Chỉ khởi công dự án khi đảm bảo vốn. Chỉ khởi công công trình khi đã giải phóng mặt bằng theo tiến độ.
+ Giai đoạn vận hành, khai thác dự án:
Quy định chủ đầu tƣ là ngƣời chịu trách nhiệm ở toàn bộ vòng đời dự án. Bổ sung các quy định về bảo trì, bảo dƣỡng, duy tu với dự án, trong đó đƣa ra các quy định nhằm đảm bảo thực hiện đúng theo thời gian quy định. Đảm bảo cấp đủ vốn theo tiến độ duy tu, bảo dƣỡng nhằm đảm bảo tuổi thọ công trình.
4.2.1.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban quản lý dự án
Ban quản lý là đơn vị đƣợc đại diện cho chủ đầu tƣ để thực hiện quản lý dự án khi chủ đầu tƣ không có đủ năng lực chuyên môn để trực tiếp quản lý. Do không phải là chủ đầu tƣ đích thực nên Ban quản lý dự án có thể thiếu đi sự ràng buộc trách nhiệm quản lý tài sản, bảo toàn vốn khi dự án đi vào hoạt động, từ đó dẫn đến việc buông lỏng quản lý là một trong những nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí trong đầu tƣ. Do vậy cần kiện toàn việc tổ chức Ban quản lý dự án gắn với việc nâng cao trình độ quản lý cho các thành viên trong ban quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lợi...) do đó trong mô hình tổ chức quản lý cần linh hoạt, tránh rập khuôn cứng nhắc, áp dụng mô hình tổ chức của dự án này cho dự án khác không tƣơng thích.
4.2.1.4. Quản lý tốt việc cấp phát vốn và thanh toán vốn đầu tư
Việc cấp phát vốn đầu tƣ phải gắn với nhu cầu thực tế của công trình, phù hợp với tiến độ thi công của các hạng mục công trình, tránh tình trạng cấp phát vốn tràn lan dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao.
Mặt khác cần nâng cao chuyên môn của cán bộ quản lý đầu tƣ xây