5. Bố cục của luận văn
3.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
* Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của Quảng Ninh là 6.102 km2
, chiếm 1,84% tổng diện tích của Việt Nam, và là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng đồng bằng sông Hồng. Trên 80% diện tích đất là đối núi. Trong khi diện tích đất nông nghiệp chiếm 75,4% tổng diện tích đất, thì phần lớn lại là đất rừng. Chỉ 50.886 ha (8,3%) có thể trồng trọt. Ngoài ra còn có một trữ lƣợng lớn đất chƣa qua sử dụng phục vụ cho mục đích phát triển công nghiệp và xây dựng.
* Tài nguyên nước: Quảng Ninh là tỉnh có tài nguyên nƣớc khá phong phú và đặc sắc. Quảng Ninh có 30 con sông dài trên 10km, 72 hồ và đập. Lƣợng nƣớc hàng năm trên sông rất lớn (8,776 tỷ m3). Tuy nhiên do sông ngắn và dốc, dòng chảy thƣờng gấp khúc lên xuống thất thƣờng nên tỉnh cần xây hồ đập để điều hòa nguồn cung nƣớc ổn định qua các mùa.
* Tài nguyên rừng: Quảng Ninh có trên 350.000 ha đất rừng, tỷ lệ che phủ đạt 51%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 39,7% của cả nƣớc. Rừng tại Quảng Ninh có thảm động thực vật phong phú, gồm 1.027 loài thực vật và 120 loài động vật. Con số này có bao gồm một lƣợng nhỏ các loài đang gặp nguy hiểm nhƣ gấu ngựa và rái cá. Rừng trồng chủ yếu gồm có cây keo tai tƣợng đƣợc quản lý theo chu kỳ khai thác và tái trồng rừng bền vững. Rừng không chỉ là nguồn cung cấp gỗ và các loại nguyên liệu công nghiệp mà còn là nguồn giữ nƣớc quan trọng giúp bảo tồn đất nông nghiệp khỏi bị xói mòn, ngăn lũ quét và cải thiện chất lƣợng không khí. Quảng Ninh cũng có thể giúp phát triển nguồn tài nguyên rừng của mình theo hƣớng có trọng tâm hơn, ví dụ nhƣ phát triển công viên rừng và đƣờng mòn đi bộ dành cho du khách, trồng các loài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cây có giá trị cao hơn để khai thác, và tham gia vào các Chƣơng trình giảm khí thải từ phá rừng và thoái hóa rừng (REDD+).
Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn. Rừng để sản xuất , kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu rừng trung bình và nghèo) với tổng trữ lƣợng 4,8 triệu m3
không đủ đáp ứng nhu cầu của tỉnh. Rừng đặc sản hiện chỉ có 10.000 ha. Đất chƣa thành rừng không còn lớn, có thể hình thành các vùng gỗ nguyên liệu và cây đặc sản quy mô lớn để cung cấp gỗ trụ mỏ, gỗ dân dụng và cung cấp cho nguyên liệu chế biến lâm sản của địa phƣơng.
* Tài nguyên biển: Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km và trên 6.100 km2 ngƣ trƣờn, gồm có 60.000 ha bãi triều lầy, eo biển và vịnh. Những khu vực này là nơi sinh sống của nhiều loài có giá trị cao nhƣ tôm, cua, hàu, bào ngƣ, sò huyết, và sá sung, một loại đặc sản của Vân Đồn. Điều này tạo ra cơ hội lớn cho phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, đặc biệt là phục vụ xuất khẩu các loài hải sản cùng với tiềm năng liên kết với các hoạt động chế biến thực phẩm giá trị cao.
Tuy nhiên nguồn tài nguyên biển có giá trị nhất của Quảng Ninh lại nằm trong vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.
* Tài nguyên khoáng sản: Quảng Ninh đƣợc thiên nhiên ban tặng tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là than, các loại quặng phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng, và nƣớc khoáng.
Than: than khai thác đƣợc tại Quảng Ninh chiếm trên 90% tổng sản lƣợng than của cả nƣớc. Quảng Ninh có một vỉa than lớn cung cấp chủ yếu là than mỡ với hàm lƣợng cácbon cao. Ƣớc tính tổng trữ lƣợng đạt khoảng 8,8 tỷ tấn trải dài trên diện tích khoảng 1.000 km2
(130 km chiều dài và 6-10 km chiều rộng) từ Đông Triều đến Cẩm Phả. Khoảng 3,6 tỷ tấn trữ lƣợng đƣợc biết đến đã đƣợc khai thác ở độ sâu dƣới 300m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khoáng sản phi kim phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Quảng Ninh có trầm tích đá vôi, đất sét và cao lanh lớn. Các loại khoáng sản phi kim này là động lực quan trọng thúc đẩy ngành công nghiệp VLXD của Quảng Ninh. Với 16 mỏ cao lanh, trữ lƣợng 150 triệu tấn, 3 mỏ đá vôi xi măng trữ lƣợng 1.330 triệu tấn. Ngoài ra còn có nhiều mỏ sét xi măng, sét gạch ngói, sét chịu lửa, cát thủy tinh, cát sỏi xây dựng, đá ốp lát với tổng trữ lƣợng lên tới 235 triệu tấn.
Các khoáng sản khác: Ngoài ra, Quảng Ninh còn có trữ lƣợng nhỏ Imelit ở Móng Cái; sắt ở Hoành Bồ và Vân Đồn; phốt-pho ở Hoành Bồ và Đông Triều, vàng ở Tiên Yên và Hải Hà, antimony ở Cẩm Phả và Hải Hà.
* Tài nguyên du lịch: Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nƣớc, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng nhƣ vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và các hải đảo đã đƣợc tổ chức UNESCO công nhận là “di sản văn hoá thế giới” cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất của cả nƣớc… có khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp dẫn trên đất liền cũng nhƣ các đảo. Vịnh Hạ Long đã đƣợc UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới hai lần và đƣợc bình chọn là một trong 7 kỳ quan mới của thế giới trong năm 2012. Đây cũng là một trong những điểm thu hút đƣợc nhiều du khách nhất tại Việt Nam, tiếp nhận 2,9 triệu lƣợt du khách trong năm 2011. Vịnh Bái Tử long với vẻ đẹp còn hoang sơ nằm ở phía Đông Bắc Vịnh Hạ Long với trên 600 đảo đất và đá, là nơi cƣ ngụ của nhiều loài dộng thực vật. Vịnh có một khu Rừng quốc gia với 5 loại hệ sinh thái khác nhau, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái lớn Những tài sản độc đáo này cần đƣợc bảo tồn bằng mọi giá bởi đó sẽ là điểm thu hút đồng thời là nguồn phát triển du lịch cho tỉnh Quảng Ninh trong những năm tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quảng Ninh cũng có các bãi biển Trà Cổ (Móng Cái), đảo Ngọc Vừng Quan Lạn có thể đƣợc phát triển và phát huy thành những điểm thu hút khách du lịch thực sự, đƣợc bổ trợ bởi các dịch vụ mua sắm và ẩm thực. Cuối cùng, đảo Cô Tô đang ngày càng đƣợc biết đến là một điểm du lịch “nguyên sơ”, với lƣợng du khách trong năm vừa qua tăng gấp ba lần nhờ nƣớc biển sạch và cảnh đẹp.
Bên cạnh các thắng cảnh thiên nhiên, Quảng Ninh còn có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của Quốc gia nhƣ chùa Yên Tử, đền Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... Đây là những điểm thu hút du khách đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất là vào những dịp lễ hội.
3.1.3. Dân số, lao động và mức sống dân cư
- Dân số: tính đến tháng 12/2011, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1,172 triệu ngƣời. Từ năm 2000 đến 2011, dân số tỉnh gia tăng với tốc độ 1,24%/năm, cao hơn tỷ lệ gia tăng trung bình 1,14%/năm của Việt Nam. Khoảng 52% dân số của Quảng Ninh sống trong khu vực thành thị, và 48% sống ở khu vực nông thôn.
Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trƣớc hết là "dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dƣới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Ngƣời già trên 60 tuổi (với nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dƣới tuổi lao động còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngƣợc với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa phƣơng có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam 53,2%, nữ 46,8%.
Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 ngƣời/km vuông (năm 1999 là 196 ngƣời/ km vuông), nhƣng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 ngƣời/km2, huyện Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hƣng 415 ngƣời/km2, huyện Ðông Triều 390 ngƣời/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30 ngƣời/km2, Cô Tô 110 ngƣời/km2, Vân Ðồn 74 ngƣời/km2.
- Lao động: 57% dân số hiện còn trong độ tuổi lao động.
- Mức sống dân cƣ: Quảng Ninh có hệ thống cung cấp nƣớc, phát điện ổn định và đƣợc kết nối khá hiệu quả, đảm bảo cho 97% ngƣời dân có nguồn diện và 92% ngƣời dân có nƣớc sạch.
3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
* Chỉ tiêu kinh tế:
Với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân, 3 tháng đầu năm 2013, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh đã phát triển ổn định, đúng hƣớng và thu đƣợc những kết quả quan trọng.
- Tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GDP, giá so sánh 1994) quý I năm 2013 của tỉnh đạt 5,5%. Trong đó, giá trị tăng thêm (giá so sánh 1994) của các ngành: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,2% so với cùng kỳ; ngành công nghiệp, xây dựng tăng 1,9% so với cùng kỳ, ngành dịch vụ tăng 10% so với cùng kỳ.
- Sản xuất công nghiệp: Tình hình sản xuất công nghiệp tháng 3 và quý I đã cơ bản ổn định trở lại, các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều có tăng trƣởng so với quý I năm 2012, song đều ở mức tăng thấp.
- Sản xuất nông - lâm - ngƣ nghiệp tiếp tục phát triển ổn định: diện tích đất gieo trồng đƣợc đảm bảo đúng kế hoạch và tiến độ. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tƣơng đối ổn định, không phát sinh dịch bệnh nguy hiểm và thời tiết thuận lợi nên đàn gia súc, gia cầm sinh trƣởng, phát triển tốt. Tổng sản lƣợng thủy sản quý I ƣớc thực hiện 17.260 tấn, đạt 20,3% so với kế hoạch, tăng 2,5% so với cùng kỳ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
+ Thƣơng mại nội địa: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội quý I ƣớc đạt 10.432,9 tỷ đồng, đạt 23,44% kế hoạch (44.500 tỷ đồng) và tăng 15,57% so với cùng kỳ.
Thị trƣờng giá cả cơ bản diễn biến ổn định trong quý I, chƣa có biến động lớn về giá. Chỉ số giá tiêu dùng chung tháng 3/2013 giảm 0,04% so với tháng trƣớc và so với tháng 12/2012 tăng 2,38%.
+ Du lịch: Trong quý I, tổng lƣợng khách du lịch ƣớc đạt 2,859 triệu lƣợt, đạt 38,1% kế hoạch năm, tăng 8% cùng kỳ, doanh thu du lịch quý I ƣớc đạt 1.264 tỷ đồng, đạt 24,2% kế hoạch năm và tăng 14% so với cùng kỳ. Tuy nhiên lƣợng khách quốc tế đạt 775 ngàn lƣợt khách, giảm 2% cùng kỳ. Khách lƣu trú ƣớc đạt 762 ngàn lƣợt, tăng 5% cùng kỳ, trong đó: khách quốc tế 359 ngàn lƣợt, giảm 7,5% cùng kỳ.
+ Ngân hàng: Tổng dƣ nợ vốn tín dụng ƣớc đến 31/3/2013 đạt 60.300 tỷ, tăng 3,6% so với 31/12/3012. Chất lƣợng tín dụng của các ngân hàng đƣợc đảm bảo, dự kiến tổng nợ xấu đến 31/3/2013 trên địa bàn là 1.100 tỷ, chiếm 1,8% tổng dƣ nợ. Ngành cũng đã triển khai các biện pháp tăng cƣờng, nâng cao chất lƣợng các dịch vụ của mình để đảm bảo phục vụ tối đa nhu cầu của mọi tầng lớp dân cƣ.
- Xuất khẩu: Trong qúy I, xuất khẩu hàng hóa đạt 452,756 triệu USD, đạt 23,1% kế hoạch năm (1.958,456 triệu USD) và tăng 5,3% so vói cùng kỳ, trong đó xuất khẩu than tăng 38,4% cùng kỳ, cho thấy xuất khẩu than đang dần ổn định và có tín hiệu khả quan cho những tháng tiếp theo của năm. Tuy nhiên, tình hình thị trƣờng quốc tế nhất là Trung Quốc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cùng với chính sách biện mậu không ổn định của Trung Quốc còn ảnh hƣởng đến tình hình xuất nhập khẩu. Do vậy, một số mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào những thị trƣờng xuất khẩu chính và khi những thị trƣờng này có sự bất ổn thì kim ngạch xuất khẩu của những doanh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp FDI cũng vì thế mà sụt giảm theo, làm cho kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI giảm mạnh, chỉ bằng 74,2% so với cùng kỳ.
- Hoạt động đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp: Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 93 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt 4,232 tỷ USD. Tổng vốn đăng ký đầu tƣ FDI quý I/2013 tăng 155% (73/28,6), ƣớc đạt 24% kế hoạch 2013. Vốn đầu tƣ thực hiện quý I ƣớc khoảng 195 triệu USD, tăng 175% so với cùng kỳ; lũy kế vốn thực hiện đến thời điểm hiện tại ƣớc đạt 1.199 triệu USD, chiếm 28,4% tổng vốn đầu tƣ.
Phát triển doanh nghiệp: Một bộ phận doanh nghiệp đã chủ động trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp, tìm hƣớng mới trong kinh doanh thể hiện qua việc đăng ký bổ sung ngành nghề, thành lập chi nhánh, thay đổi thành viên và ngƣời đại diện theo pháp luật. Số doanh nghiệp đăng ký thay đổi là 500 lƣợt doanh nghiệp, tăg 120% so với cùng kỳ. Tuy nhiên có thể thấy, số lƣợng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới trong quý I tiếp tục giảm về số lƣợng và vốn đăng ký.
- Thu ngân sách: Tổng thu NSNN trên địa bàn quý I/2013 ƣớc đạt 5.517,7 tỷ đồng, đạt 16% dự toán năm, bằng 75% so với cùng kỳ; trong đó thu xuất nhập khẩu đạt 13% dự toán, bằng 69% so với cùng kỳ; thu nội địa (phần cân đối ngân sách) đạt 21% dự toán; bằng 81% so với cùng kỳ.
* Chỉ tiêu văn hóa - xã hội
Tổng số tiền chi cho an sinh xã hội từ ngân sách năm 2012 ƣớc chi 1.093,8 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2011, đã cho thấy, dù kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng tỉnh vẫn đặc biệt quan tâm đến công tác đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đảm bảo đời sống nhân dân. Tỉnh cũng đã ban hành một số chính sách mới và triển khai kịp thời, đẩy đủ các chính sách xã hội, chính sách chăm sóc ngƣời có công của nhà nƣớc. Bên cạnh đó, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc ngƣời có công, hỗ trợ đối tƣợng bảo hiểm xã hội, ngƣời nghèo, hộ nghèo, cận nghèo tiếp tục đƣợc đẩy mạnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kết quả giảm nghèo và giải quyết việc làm: Năm 2012, có 4.022 hộ thoát nghèo, đạt kế hoạch đề ra (tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 4,89% năm 2011 xuống còn 3,52% cuối năm 2012). Giải quyết việc làm mới cho 2,83 vạn lao động, vƣợt kế hoạch đề ra, trong đó: lĩnh vực công nghiệp xây dựng 13.200 lao động, nông lâm, thủy sản 4.000 lao động, thƣơng mại du lịch 9.150 lao động.
Công tác quản lý giáo dục tiếp tục đƣợc đẩy mạnh, tập trung chỉ đạo chấn chỉnh có hiệu quả hoạt động dạy thêm, học thêm; chất lƣợng giáo dục đại trà, giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn tiếp tục đƣợc giữ vững và phát triển, đảm bảo đẩy đủ cơ sở vật chất trƣờng lớp. Đến nay, tỷ lệ trƣờng học đƣợc kiên cố hóa đạt 83,7%; đã có 314 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 50,7%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ƣớc đạt 55%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ƣớc đạt 43%.
Bên cạnh các hoạt động giáo dục, giải quyết việc làm, an sinh xã hội thì tỉnh cũng đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực y tế cho ngƣời dân. Ƣớc tính đến hết năm 2012, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 75,4%, so với cả nƣớc vƣợt 7,4