9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
3.7.1 Thuận lợi
Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ, có 2 phòng nghe nhìn hiện đại, có đủ máy chiếu, máy vi tính.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Ban giám hiệu rất tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng các phương pháp dạy
học mới nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy và tăng cường các kỹ năng tin học cho học sinh.
Học sinh có rất nhiều điều kiện thuận lợi, hầu hết gia đình các em đều có máy vi tính, do đó khả năng sử dụng vi tính và khai thác thông tin trên mạng là tương đối tốt. Học sinh có trình độ tương đối đồng đều, nhiệt tình, trách nhiệm, và có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Học sinh có tinh thần đoàn kết, đã có phần nào kỹ năng làm việc nhóm từ những bài học trước, do vậy các em tham gia dự án tự giác, tự bố trí, phân công công việc hợp lý.
3.7.2. Khó khăn
Học sinh đã quen với phương pháp học truyền thống của các thầy cô trên lớp, ít khi sử dụng thí nghiệm, hoặc nếu có chỉ là thí nghiệm biểu diễn, học sinh chỉ quan sát một cách đơn giản mà không có cơ hội tìm hiểu kỹ cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, hoặc các thí nghiệm hiện đại chỉ hiện lên kết quả cần thiết, do đó học sinh không hiểu nhiều về bản chất của các hiện tượng vật lí.
Các em có ít thời gian để tham gia các hoạt động ngoài giờ học. ngoài thời gian học chính khóa trên lớp vào các buổi sáng thì một số buổi chiều các em đến trường học hướng nghiệp, tập chuyên đề, và đặt biệt là hầu hết các em đi ôn luyện tại các trung tâm để phục vụ cho kì thi đại học. Vì vậy, để bố trí hoạt động nhóm hoàn thành các sản phẩm dự án, các em phải xếp lịch rất khó khăn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Nội dung kiến thức của chương mang tính trừu tượng cao, do đó học sinh
phải hiểu rất kỹ kiến thức mới giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan tới nội dung kiến thức của chương.
3.8. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm 3.8.1. Phân tích kết quả thực nghiệm sƣ phạm
3.8.1.1. Phân tích diễn biến các tiết học thực nghiệm sƣ phạm
Quá trình triển khai và dạy học dự án diễn ra trong 3 tiết học , 1 tiết học chính khóa và hai tiết tự chọn. Học sinh học hai tiết tự chọn này vào hai buổi chiều.
Tiết học chính khóa:
Giáo viên giới thiệu phương pháp dạy học dự án cho học sinh. Giáo viên giới thiệu khái niệm dạy học dự án, các bước tiến hành học theo dự án. Cũng trong tiết học này chúng tôi giới thiệu tới học sinh sơ đồ tư duy, khái niệm, lịch sử, phương pháp và kỹ năng lập sơ đồ tư duy trong đó chú ý tới kỹ thuật đặt câu hỏi 5W1H.
Giáo viên cho học sinh quan sát dự án mẫu: dự án “Nghiên cứu thiết kế mô hình Rơle điều nhiệt trong bàn là” của nhóm học sinh trường chuyên Lương văn Tụy, Ninh Bình.
Giáo viên hướng dẫn học sinh một vài kỹ năng sử dụng phần mềm Word và Powerpoint. Hướng dẫn các em cách khai thác thông tin trên mạng Internet.
Giáo viên cho học sinh chia nhóm học tập, lớp chia ra làm 2 nhóm. Học sinh trong các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng, thư kí để phụ trách nhóm. Tiết học tự chọn 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Giáo viên giới thiệu về dạy học dự án chương “ Các định luật bảo toàn”. Từ bộ câu hỏi định hướng, gắn liền với từng loại kiến thức, giáo viên lần lượt đưa ra các gợi ý cho các dự án:
Dự án 1: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình Tên lửa nước.
Dự án 2: Tìm hiểu về vấn đề chống hạn của người dân vùng cao. Thiết kế và chế tạo mô hình Cọn nước.
Sau khi gợi ý 2 dự án, giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm và tự lựa chọn dự án cho nhóm mình:
Nhóm 1 dự án: Tìm hiểu về vấn đề chống hạn của người dân vùng cao. Thiết kế và chế tạo mô hình Cọn nước. Nhóm thảo luận và đặt tên cho nhóm mình là Dòng Sông Xanh.
Nhóm 2 chọn dự án: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình Tên lửa nước. Đồng thời các em đặt tên cho nhóm là Tàu Vũ Trụ.
Sau khi các nhóm thống nhất lựa chọn dự án và đặt tên cho nhóm mình, các em bắt tay vào lập sơ đồ tư duy với kiến thức về việc sử dụng kỹ thuật câu hỏi 5W1H, các em rất cẩn thận viết nháp trước, sau khi đã thống nhất được nội dung sơ đồ, các em sử dụng bút màu tạo ra một sơ đồ rất đẹp và độc đáo, thể hiện sự sáng tạo của học sinh trong việc học tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Sơ đồ tư duy của các nhóm:
Sơ đồ tư duy của nhóm 1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Sau khi thống nhất được sơ đồ tư duy, từ đó đưa ra phân công công việc cho từng thành viên( mỗi nhóm được chia thành 2 nhóm nhỏ) cụ thể thì nhóm nhỏ thứ nhất chịu trách nhiệm hoàn thành sơ đồ tư duy đủ nội dung, độc đáo thể hiện nét riêng của nhóm mình, nhóm nhỏ thứ 2 thì kẻ bảng, phân công công việc cụ thể như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Sau khi làm việc nhóm, các nhóm cử thành viên lên trình bày sơ đồ tư duy và phân công nhiệm vụ trong nhóm:
Khi trình bày sơ đồ tư duy và bảng phân công công việc, có em có lẽ ít đứng trước đám đông lên lộ rõ vẻ rụt dè, e ngại, nhưng sau một lúc trình bày, các em dần lấy lại vẻ tự tin và trình bày lôi cuốn hơn.
Nhìn chung các nhóm đều lập sơ đồ tư duy tương đối tốt và phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng
Kết thúc tiết học tự chọn 1, giáo viên phát sổ theo dõi dự án cho thư kí, thư kí sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành sổ theo dõi dự án.
Giáo viên cho học sinh số điện thoại di động và nhà riêng để tiện liên lạc. Các nhóm sẽ họp nhóm và trong quá
trình làm việc nhóm có gì khó khăn thì liên hệ trực tiếp với giáo viên để nhận được sự giúp đỡ kịp thời. Sau khi học xong tiết tự chọn 1, học sinh tiến hành làm việc nhóm vào những ngày sau đó. Giáo viên yêu cầu các nhóm thông báo cho giáo viên buổi họp nhóm hoàn thành sản phẩm dự án để giáo viên tiện đến giúp đỡ, kiểm tra.
Nhóm 2 trình bày bản đồ tư duy. Nhóm 1 trình bày bản đồ tư duy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Tiết học tự chọn 2
Giáo viên giới thiệu các nhóm lên trình bày các sản phẩm dự án.
Đầu tiên là nhóm Dòng Sông Xanh với dự án “nghiên cứu và thiệt kế mô hình cọn nước”. Thành viên đại diện cho nhóm lên trình bày là bạn Hùng và Trang, các bạn giới thiệu về lý do lựa chọn dự án, sơ đồ tư duy, phân công công việc cũng như quá trình làm việc để hoàn
thành dự án. Do không thể thực hiện trên lớp học cho nên các bạn đã quay clíp quá trình hoạt động Cọn nước. Nhìn chung mô hình Cọn nước của các bạn có tính thẩm mĩ, và hoạt động tương đối tốt, lượng nước đưa lên được khá nhiều, thể hiện sự thành công của dự án mà các bạn làm.
Sau khi các bạn trình bày dự án của mình, nhóm Tàu vũ trụ
sôi nổi đưa ra các câu chất vấn quanh dự án. Nhóm Tàu vũ trụ đưa ra câu hỏi: - “Khi làm Cọn nước thì khâu nào là khó nhất?”
Đại diện nhóm 2 chấp vấn Ảnh hoạt động của Cọn nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Do đã chuẩn bị rất kĩ dự án nên bạn Nguyễn Trọng Chiến thay mặt nhóm đứng dậy trả lời ngay khi câu hỏi vừa được đưa ra: “Khó nhất là khâu cắm nang vào trục Cọn nước, ta phải đục sẵn
những lỗ cắm nang cọn trên trục Cọn. Độ sâu của những lỗ này phải bằng nhau để khi cắm nang vào thì chiều dài của các nang không bị thay đổi giúp cho cọn được tròn đều”.
- Nhóm Tàu vũ trụ tiếp tục hỏi “Nhóm bạn đã tìm các thông tin, tư liệu, hình ảnh để hoàn thành dự án ở đâu và các bạn bố trí thời gian như thế nào để hoàn thành dự án này”.
Bạn Đỗ Thanh Tâm trả lời rằng các bạn đã tìm kiếm thông tin trên sách giáo khoa và mạng Internet, và sau khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên cụ thể thì các bạn đã họp nhóm để cùng thảo luận thêm về dự án và hoàn thành sản phẩm. Còn về vật liệu chế tạo thì các bạn tìm kiếm ở trong vườn, trong rừng...
Thấy các các bạn sôi nổi chất vấn, bạn Dương Thị Thu đứng dậy xin hỏi: “Khi làm dự án, mỗi thành viên sẽ đưa ra một ý kiến, có thể là trái ngược, vậy nhóm bạn làm thế nào để thống nhất được các ý kiến?”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Việc thống nhất ý kiến có vai trò quan trọng của nhóm trưởng, vì vậy bạn Phạm Thùy Linh, nhóm trưởng nhóm Dòng Sông Xanh đã trả lời, với biểu hiện hơi lúng túng khi đứng trước cả lớp: “ Khi chúng tôi thảo luận nhóm, mỗi người sẽ đưa ra một ý kiến, chúng tôi không chê trách ai cả mà ghi các ý kiến đó lại, cuối cùng khi tất cả các thành viên đã đưa ra ý kiến của mình, chúng tôi sẽ thảo luận để đưa ra ý kiến thống nhất, và cuối cùng chúng tôi đã thành công và làm được sản phẩm dự án như ngày hôm nay”.
Sau khi chất vấn xong các thành viên của nhóm 1, bạn Đồng Đoàn Lâm thay mặt nhóm 2: nhóm Tàu vũ trụ lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình.
Dự án của nhóm là “Nghiên cứu và chế tạo Tên lửa nước”.
Lớp phó, đồng thời là nhóm trưởng Đồng Đoàn Lâm, do vốn quen đứng trước lớp nên bạn trình bày tương đối tự tin, hấp dẫn.
Sau khi trình bày xong, bạn
Đào Phương Thảo đại diện cho nhóm Dòng Sông Xanh đã chất vấn:“ Bạn có thể trình bày rõ hơn về nguyên lý hoạt động của Tên lửa nước do các bạn chế tạo được không?”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Bạn Đỗ Thu Phương đại diện cho
nhóm đã trả lời: “Chúng tôi chế tạo mô hình dựa trên Định luật bảo toàn động lượng. Tên lửa nước hoạt động theo nguyên tắc chuyển động bằng phản lực; khi chúng ta bơm khí tới một áp suất nhất định, mở van, khi này không khí và nước phụt về phía sau đồng thời tên lửa bay về phía trước”
- Ban Hà Minh Đức – nhóm Dòng Sông Xanh tiếp tục hỏi: “Chuyển động bằng phản lực của Tên lửa có giống nguyên tắc chuyển động của Diều gió không?
Bạn Nguyễn Thành Đạt đại diện cho nhóm trả lời: “Nguyên tắc chuyển động của diều gió và của tên lửa là khác nhau, cái diều bay lên được là nhờ có không khí đã tạo ra lực nâng tác dụng lên diều; còn tên lửa cần phải tăng tốc
trong khoảng không gian vũ trụ chân không, ở đó không có một tác nhân bên ngoài nào để “ đẩy ngược lại”. Một tên lửa chuyển động bằng cách phóng ra một bộ phận của chính nó theo hướng ngược với hướng chuyển động”.
Đại diện nhóm 2 trả lời chấp vấn
Đại diện nhóm 2 trả lời chấp vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Sau khi các bạn trình bày, không khí
của lớp sôi nổi hẳn lên, bởi các em đã được xem một buổi bắn Tên lửa nước thú vị của nhóm Tàu vũ trụ.
Như vậy sau một thời gian các nhóm đã trình bày xong các sản phẩm của dự án. Dựa trên các tiêu chí đánh giá, giáo viên phát phiếu đánh giá cho các nhóm để đánh giá dự án của nhóm mình và đánh giá nhóm bạn. Sau đó giáo viên phát các phiếu đánh giá cá nhân. Mỗi thành viên tự cho điểm mình và cho điểm thành viên trong nhóm mình.
Cuối cùng giáo viên cho học sinh nghỉ và mời 2 nhóm trưởng và 2 thư ký ở lại cùng giáo viên đánh giá sổ theo dõi dự
án của 2 nhóm. Như vậy buổi báo cáo sản phẩm dự án đã thành công tốt đẹp.
3.8.1.2 Đánh giá kết quả dạy học dự án
Đánh giá định tính
Qua quá trình thực nghiệm sư phạm chúng tôi nhận xét các nhóm như sau: Nhóm Dòng Sông Xanh:
Ưu điểm:
Đặt tên cho dự án thể hiện được nội dung dự án.
Bài thuyết trình PowerPoint nội dung đầy đủ, slide đẹp. Sổ theo dõi dự án hoàn thành đầy đủ.
Buổi bắn tên lửa của nhóm Tàu vũ trụ
Giáo viên và học sinh cùng đánh giá sổ theo dõi dự án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Sản phẩm dự án tự làm, hình thức đẹp, sản phẩm hoạt động tốt, có
các thông số về đường kính Cọn nước.
Nhược điểm: Bài trình chiếu còn có nhiều chữ nên khó theo dõi. Phông nền trình chiếu nhiều hình ảnh nên nội dung khó nhìn.
Nhóm Tàu Vũ Trụ: Ưu điểm:
Thuyết trình lưu loát.
Chế tạo được sản phẩm dự án đẹp, hoạt động tốt. Vật liệu sử dụng là các vật liệu tái chế.
Trả lời câu hỏi chất vấn mang tính xây dựng.
Sổ theo dõi dự án hoàn thành đúng thời gian, thể hiện được quá trình hoạt động của nhóm.
Nhược điểm: Ban đầu thuyết trình còn chưa được hấp dẫn. Đánh giá định lượng Bảng tổng hợp kết quả của các nhóm Nhóm Dòng Sông Xanh Nhóm Tàu Vũ Trụ
Nhóm Dòng Sông Xanh cho điểm(b) 26 24
Nhóm Tàu Vũ Trụ cho điểm(c) 25.5 26
TB theo đánh giá của HS 25.75 25
GV cho điểm 67 66,5
Điểm TB nhóm(A) 46.38 45.75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản
Bảng tổng hợp kết quả của các thành viên trong nhóm 1