Các bƣớc chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho một

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học dự án một số kiến thức chương các định luật bảo toàn - vật lý lớp 10 cơ bản (Trang 41)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3.9.Các bƣớc chuẩn bị của giáo viên và học sinh cho một

1.3.9.1. Các bước lập kế hoạch bài dạy của giáo viên

Để tổ chức dạy học theo quan điểm của dạy học dự án, cần:

Triển khai bài học thành dự án, xác định các chuẩn kiến thức và thiết lập mục tiêu học tập.

 Bước đầu tiên trong việc thiết kế dự án là xác định những chuẩn kiến thức mà giáo viên muốn học sinh của mình đáp ứng được khi hoàn thành dự án. Sau đó, từ những chuẩn kiến thức này phát triển các mục tiêu học tập và những câu hỏi có ý nghĩa. Có 3 mục tiêu học tập cần phải nhắm tới đó là: mục tiêu về kiến thức, mục tiêu về kĩ năng và mục tiêu về thái độ. Trong đó chú ý thiết lập những mục tiêu tập trung vào những khái niệm học tập với tư duy bậc cao chứ không phải là những kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.

 Từ nội dung bài học (thường là những bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn), giáo viên hình thành ý đồ tổ chức bài học thành dự án và suy nghĩ về ý tưởng dự án:

 Giáo viên luôn cần phải nhìn thấy, phải tìm thấy những vấn đề thực tiễn đang diễn biến trong cuộc sống xung quanh có liên quan đến nội dung bài học .

 Giáo viên phải nhìn thấy những vấn đề lớn mà thế giới đang phải đối mặt (ví dụ: khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, thiên tai..)

 Biết từ bỏ những nội dung mà chương trình buộc phải dạy theo các phương pháp truyền thống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản  Lựa chọn các nội dung thích hợp và chỉnh sửa chúng cho phù hợp

với mục tiêu của dự án đề ra.

Trong chƣơng trình học phổ thông hiện nay có một số nội dung thích hợp để tổ chức dạy học dự án nhƣ:

 Các dự án liên quan đến việc khai thác, sử dụng năng lượng mặt trời, sức nước, sức gió..

 Các dự án liên quan đến các ứng dụng của nội dung học trong kĩ thuật và đời sống (các sản phẩm kĩ thuật thông dụng như: động cơ, máy phát điện, thiết bị điện gia dụng, các máy móc, công cụ lao động, các phương tiện thông tin liên lạc, nghe nhìn..)

 Các dự án có tính chất tạo mối quan hệ liên môn như sử dụng vật liệu (hóa, lí, công nghệ), các phương tiện kĩ thuật dùng trong ngành y, sinh, môi trường..

 Các dự án có tầm vóc thời đại mang tính liên môn cao có thể thực hiện chung với các môn học khác theo hướng như: an toàn phóng xạ, chế ngự thiên tai, ngăn ngừa thảm họa, xử lí môi trường..

Xây dựng bộ câu hỏi định hƣớng bài dạy

Những câu hỏi này giúp các dự án tập trung vào những kiến thức quan trọng. Chúng khuyến khích học sinh vận dụng các kĩ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh hiểu được trọn vẹn các khái niệm cơ bản và hình thành được hệ thống kiến thức. Những câu hỏi này còn đảm bảo các đồ án của học sinh có tính hấp dẫn và thuyết phục, chú trọng đến các yêu cầu hơn là chỉ đơn giản trình bày lại các sự kiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Bộ câu hỏi định hướng bao gồm các câu hỏi Khái quát, câu hỏi Bài học và câu hỏi Nội dung.

- Câu hỏi Khái quát (CHKQ): Là những câu hỏi mở, hướng đến những ý tưởng lớn và những khái niệm mang tính bền vững. CHKQ thường mang tính liên môn và giúp học sinh thấy được sự liên quan giữa các môn học hoặc môn học và bài học với nhau. Đó là những câu hỏi không thể trả lời thỏa đáng chỉ bằng một mệnh đề.

Ví dụ: Chúng ta sợ điều gì?

Làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu điện trầm trọng hiện nay?

Những câu hỏi khái quát có những đặc điểm riêng sau:

Là yếu tố trọng tâm của dạy học dự án. Những câu hỏi khái quát có thể tìm thấy trong rất nhiều vấn đề còn đang tranh cãi ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Lặp lại một cách tự nhiên thông qua người học và lịch sử của môn học. Những câu hỏi quan trọng giống nhau được hỏi đi hỏi lại. Các câu trả lời của chúng ta có thể ngày càng trở nên phức tạp hơn và phản ánh nhiều sắc thái mới nhưng chúng ta vẫn còn và sẽ còn quay lại những câu hỏi đó.

Dẫn đến những câu hỏi quan trọng khác. Những câu hỏi đó sẽ mở rộng vấn đề, mở rộng tính phức tạp và phong phú của chủ đề, gợi mở hướng nghiên cứu chứ không dẫn đến những kết luận sớm hay những câu trả lời mơ hồ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Các CHKQ giúp giáo viên tập chung vào các khía cạnh quan trọng trong chương trình suốt năm học và có ý nghĩa xuyên suốt các lĩnh vực của môn học. CHKQ đề cập đến những ý quan trọng xuyên suốt nội dung nhiều lĩnh vực ( Khoa học, văn học, lịch sử..). CHKQ tập chung vào vấn đề, mối quan tâm hoặc các chủ đề được đề cập trong các bài khác.

Đối với học sinh CHKQ lí giải và tập chung vào quá trình tiếp thu các sự kiện và chủ đề trong phạm vi một đồ án hoặc khóa học mới xem có cảm giác tùy tiện hoặc không liên quan. CHKQ giúp so sánh, đối chiếu và phát hiện những tương đồng. CHKQ cần thích hợp, hấp dẫn, được đề xuất phù hợp với lứa tuổi và vốn ngôn ngữ của học sinh. CHKQ giúp phát triển trí tưởng tượng và tạo mối liên hệ giữa môn học với kiến thức và ý tưởng của học sinh. Do không có một câu trả lời hiển nhiên “đúng” nên học sinh được thử thách trong việc tìm ra nhiều kết quả khác nhau, CHKQ khuyến khích thảo luận và nghiên cứu chuyên sâu đặt nền tảng cho các câu hỏi sau này.

Ví dụ: ánh sáng đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống ? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi trên có phạm vi rất rộng, có thể sử dụng được trong các môn học như vật lí, hóa học, sinh học, văn học,…và ở nhiều bài học khác nhau.

- Câu hỏi bài học (CHBH) có liên quan trực tiếp đến dự án, hỗ trợ việc nghiên cứu câu hỏi khái quát. Các câu hỏi bài học cũng là những câu hỏi mở giúp học sinh thể hiện hiểu biết của mình về những khái niệm cốt lõi của một dự án. Các câu hỏi bài học có những đặc điểm riêng sau:

Đưa ra các chỉ dẫn liên quan đến chủ đề và môn học cụ thể đối với các câu hỏi khái quát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản Các CHBH định hướng một bộ các bài học cụ thể, chúng được thiết kế để chỉ ra và khai thác những câu hỏi khái quát thông qua chủ đề.

Không có câu trả lời đúng duy nhất:

Các câu trả lời đối với các CHBH không thuộc loại tự minh chứng. Các CHBH thường mở ra và gợi ý những hướng nghiên cứu, bàn luận. Chúng khai thác các phương diện, tính phức tạp phong phú của vấn đề. Chúng được dùng để khởi đầu cho một sự tranh luận, hợp tác chứ không phải dẫn đến một câu trả lời rõ ràng.

Được thiết kế nhằm khuyến khích và duy trì hứng thú của học sinh. Các CHBH sẽ có hiệu quả cao hơn nếu như chúng được thiết kế với mục đích khuyến khích học sinh. Những câu hỏi như thế thường thúc đẩy sự tranh luận và làm phương tiện để duy trì sự khám phá của học sinh. Các CHBH nên có tính mở để phù hợp với các sở thích khác nhau, các kiểu học khác nhau, cho phép có những câu trả lời duy nhất ứng với câu hỏi và hướng tiếp cận sáng tạo, thậm chí cả những vấn đề mà giáo viên không đề cập.

Nhiều CHBH trong một khóa học có thể khám phá ra nhiều khía cạnh khác nhau của các câu hỏi khái quát. Các nhóm giáo viên của nhiều môn học khác nhau có thể sử dụng các CHBH của mình để hỗ trợ một CHKQ chung, thống nhất. Những CHBH hướng tới các độ tuổi khác nhau có thể hỗ trợ một câu hỏi khái quát tổng hợp được phát triển xuyên suốt nhiều cấp học.

Sự khác biệt giữa CHBH và CHKQ không quá rõ ràng, ngược lại, chúng nên được xem như là một thể thống nhất. Điểm mấu chốt không phải là để ngụy biện về việc cho trước một câu hỏi, đó là câu hỏi bài học hay câu hỏi khái quát mà là để chú trọng đến mục đích lớn hơn của nó, đó là: định hướng cho việc học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản khuyến khích người học, liên kết đến nhiều câu hỏi cụ thể hơn, nhiều câu hỏi tổng quát hơn và hướng dẫn khám phá, khai thác những ý tưởng hay, quan trọng.

Ví dụ: Nếu CHKQ là: Làm thế nào để khắc phục tình trạng thiếu điện trầm trọng hiện nay?

Thì CHBH có thể là: Chúng ta tạo ra điện như thế nào?

Làm thế nào để sử dụng điện hiệu quả trong cuộc sống? Làm thế nào để giảm hao phí trên đường dây tải điện?

- Câu hỏi nội dung: Là những câu hỏi cụ thể mang tính sự kiện với một số lượng giới hạn các câu trả lời đúng. Thường thì câu hỏi nội dung liên quan đến định nghĩa, sự nhận biết và gợi nhớ thông tin mang tính tổng quát - tương tự như loại câu hỏi thường thấy trong các bài kiểm tra. Câu hỏi nội dung hỗ trợ quan trọng cho câu hỏi khái quát và câu hỏi bài học

Ví dụ: Ánh sáng đơn sắc là gì?

Nêu nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều? Người ta tạo ra dòng điện ba pha như thế nào?

1.3.9.2. Chuẩn bị của học sinh

Phải kế hoạch hoá được dự án, đó là xác định nội dung, tên dự án, xác định các mục tiêu bài học và những tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá dự án, dự đoán các nguồn tài liệu cần nhận được để thực hiện dự án, phải hình dung ra sản phẩm, vạch ra được giải pháp thực hiện, phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. Điều này cho phép học sinh mang đến những đóng góp có ý nghĩa và củng cố những kiến thức, kĩ năng và gộp nó vào trong các kiến thức, kĩ năng đã có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

1.3.10. Ƣu điểm của DHDA

 Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.  Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo.

 Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp.

 Phát triển năng lực cộng tác làm việc, hỗ trợ kĩ năng giao tiếp.  Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn.

 Phát triển năng lực đánh giá.

1.4 Thực tiễn dạy học chƣơng “Các định luật bảo toàn” ở một số trƣờng THPT THPT

Chúng tôi tiến hành tìm hiểu tình hình dạy học các kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” ở một số trường phổ thông, tìm hiểu các thuận lợi, khó khăn khi dạy các kiến thức này và với phương pháp dạy học cụ thể của trường, chúng tôi kiểm tra kết quả dạy học kiến thức đó thông qua các bài kiểm tra.

1.4.1 Phƣơng pháp điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi tiến hành điều tra vào tháng 2 năm 2011 tại trường THPT Sông Công, Thái Nguyên và THPT Lê Hồng Phong, Phổ Yên, Thái Nguyên. Đó là khoảng thời gian cuối kì I năm học 2010-2011, học sinh lớp 10 đã học xong chương “ Các định luật bảo toàn”.

 Điều tra giáo viên:

Chúng tôi điều tra giáo viên dạy học môn Vật Lí ở trường THPT Sông Công và THPT Lê Hồng Phong thông qua phiếu điều tra, nghiên cứu giáo án, dự giờ của đồng nghiệp. Số phiếu điều tra là 18 phiếu, nội dung phiếu điều tra xin trình bày ở phần phụ lục số 1 của luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản  Điều tra học sinh:

Chúng tôi trao đổi trực tiếp với một số học sinh và thông qua phiếu điều tra. Cụ thể chúng tôi phát ra 135 phiếu và thu vào 135 phiếu điều tra của học sinh học lớp 10 trường THPT Sông Công và trường THPT Lê Hồng Phong. Nội dung phiếu điều tra chúng tôi xin trình bày ở phần phụ lục số 2 của luận văn.

1.4.2 Kết quả điều tra

 Tình hình dạy học của giáo viên.

 Có 8/18 giáo viên dạy học theo phương pháp thuyết trình, thông báo nội dung thuần túy. Phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh thể hiện ở chỗ giáo viên chưa giao và ít giao nhiệm vụ nhận thức cho học sinh, ví dụ như: không cho học sinh giải thích các ứng dụng trong thực tiễn của phần kiến thức này…

 Có 12/18 giáo viên không tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn trong sách giáo viên.

 Có 15/18 giáo viên không hướng dẫn học sinh chế tạo dụng cụ thí nghiệm, chủ yếu dạy học sinh giải bài tập là chính.

 Có 16/18 giáo viên chưa nghe đến phương pháp dạy học dự án, và 18/18 giáo viên chưa bao giờ đưa dạy học dự án vào tổ chức dạy học kiến thức của chương trình.

 Tình hình học tập của học sinh

 110/135 học sinh trả lời không thích học Vật lí vì kiến thức Vật lí vừa khó vừa nhiều, vừa phải học lý thuyết, vừa phải làm bài tập, các hiện tượng thực tế thì phức tạp, không tưởng tượng được vì ít có thí nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản quan sát. Nếu có các thí nghiệm thì các thí nghiệm thường nhỏ, ở cuối lớp không thể nhìn rõ…

 90/135 học sinh chưa nắm được hết các kiến thức cơ bản, các khái niệm học sinh chỉ học thuộc do giáo viên thông báo nên mau quên và không chắc chắn.

 Kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải thích các hiện tượng thực tế và các ứng dụng kĩ thuật còn kém.

 135/135 học sinh chưa bao giờ được tham gia vào học tập theo dự án, hay thiết kế, chế tạo các thiết bị Vật lí.

Từ cơ sở lí luận và những kết quả điều tra thực tiễn, chúng tôi nhận thấy để phát huy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học nội dung kiến thức của chương thì việc tổ chức dạy học dự án là một trong những giải pháp hay và hiệu quả, đặc biệt là việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề của thực tiễn .

1.4.3. Nguyên nhân

1.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

 Bản thân người giáo viên chưa thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học một cách tích cực, còn bỡ ngỡ với các phương pháp dạy học mới nên chủ yếu vẫn sử dụng các PPDH cũ.

 GV bị áp lực vì kết quả học tập của HS (theo cách thức đánh giá hiện hành), do vậy giáo viên phải dành nhiều thời gian dạy các kiến thức trọng tâm, soạn nhiều dạng bài tập cho HS ôn luyện.

 Tính tích cực, tự chủ của HS phụ thuộc rất nhiều vào cách tổ chức, quản lí giờ dạy của GV. Do đó trong lớp học theo kiểu truyền thống, HS ít có thời

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học dự án một số kiến thức chương các định luật bảo toàn - vật lý lớp 10 cơ bản (Trang 41)