Kế hoạch bài dạy

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học dự án một số kiến thức chương các định luật bảo toàn - vật lý lớp 10 cơ bản (Trang 59)

9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.4.3 Kế hoạch bài dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản 2.4.3.1. Kế hoạch bài dạy dự án 1: Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mô hình Tên lửa nước.

Tổng quan bài dạy

Còn gì hấp dẫn hơn khi chúng ta tạm biệt Quả Đất để du hành khắp vũ trụ bao la, bay từ Trái đất đến Mặt trăng, từ hành tinh này sang hành tinh khác. Làm thế nào để tung cánh đi vào khoảng không gian vũ trụ bao la vô tận?

Hãy đóng vai nhà nghiên cứu của NASA nghiên cứu chế tạo ra Tên lửa để phóng tàu vũ trụ đưa con người lên Mặt trăng?

Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi khái quát

Con người chinh phục vũ trụ như thế nào?

Câu hỏi bài học

Làm thế nào để du hành khắp vũ trụ bao la, bay từ trái đất đến mặt trăng, từ hành tinh này sang hành tinh khác?

Câu hỏi nội dung

-Ứng dụng của định luật bảo toàn động lượng? - Nêu nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của tên lửa? - Làm thế nào để tên lửa có vận tốc lớn?

Mục tiêu dự án

Về kiến thức

- Hiểu được định nghĩa động lượng.

- Phát biểu được định luật bảo toàn động lượng. - Hiểu được nguyên tắc hoạt động của Tên lửa.

- Nắm được ứng dụng của định luật bảo toàn động lượng.

Về kĩ năng

- Giải thích được nguyên tắc chuyển động bằng phản lực của tên lửa. Phân tích được cấu tạo các bộ phận của tên lửa nước.

- Lựa chọn vật liệu chế tạo một mô hình tên lửa nước đơn giản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

- Tìm hiểu được sự khác nhau giữa mô hình nguyên tắc và Tên lửa trong thực tế.

- Biết được cách tăng vận tốc của tên lửa.

* Góp phần hình thành thêm cho học sinh những kĩ năng:

+ Thu thập và xử lí thông tin. + Tìm kiếm thông tin trên mạng.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập: Sử dụng các phần mềm Microsoft Office như: soạn thảo văn bản trên Word, báo cáo trình chiếu trên Power Point.

+ Làm việc theo nhóm.

+ Viết và trình bày báo cáo trước đám đông. + Học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. + Vận dụng lí thuyết vào thực tiễn.

Về thái độ - Học sinh yêu thích kĩ thuật, yêu thích khoa học, say mê tìm hiểu các ứng dụng kĩ thuật của Vật Lí.

- Độc lập, tự giác, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ của mình trước nhóm.

- Hứng thú, nhiệt tình trong quá trình làm dự án.

Nhiệm vụ dành cho học sinh

- Em hãy đóng vai nhà nghiên cứu của NASA, thuyết trình về nguyên tắc và vai trò của tên lửa. Thiết kế và chế tạo mô tên lửa nước. So sánh sự khác nhau giữa mô hình và Tên lựu trong thực tế.

Để hoàn thành bài tập này, học sinh sẽ làm việc theo nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

- Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo, vai trò và hoạt động của Tên lửa .

- Thiết kế mô hình Tên lửa nước. Lựa chọn vật liệu, chế tạo và lắp ráp thành công một Tên lửa nước đơn giản.

- So sánh sự khác nhau giữa mô hình và Tên lửa trong thực tế.

- Hoàn thành 2 sản phẩm:

+ Bài trình chiếu Power Point, đảm bảo:

Nêu rõ được nguyên tắc, cấu tạo của Tên lửa.

Nêu sơ lược được quá trình hoạt động của nhóm để hoàn

thành dự án

+ Sản phẩm mô hình Tên lửa nước, đảm bảo:

Đúng nguyên tắc cấu tạo. Sản phẩm có tính sáng tạo.

Sản phẩm tự làm, đảm bảo yêu cầu mĩ thuật.

Giới thiệu được các thông số kĩ thuật và tính năng làm việc của sản phẩm.

Nguồn hỗ trợ

- Sách giáo khoa Vật Lí 10 cơ bản, tài liệu hướng dẫn lập bản đồ tư

duy, một số dự án tham khảo, tài liệu hướng dẫn sử dụng Power Point.

- Mô hình video, tranh ảnh.

- Nguồn Internet:

http://www. thuvienvatly.com

http://www.violet.vn

http://dantri.com

http://thuvienbaigiang.com

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

- Các từ khóa tìm kiếm: Tên lửa nước, Tên lửa...

- Một số tài liệu hỗ trợ khác: Phần phụ lục. Đánh giá học sinh Sử dụng ba hình thức đánh giá: - Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá các thành viên trong cùng nhóm và trong các nhóm khác.

- Giáo viên đánh giá các nhóm.

2.4.3.2 Kế hoạch bài dạy dự án 2: Tìm hiểu về vấn đề chống hạn của người dân vùng cao. Thiết kế và chế tạo mô hình cọn nước.

Tổng quan bài dạy

Cả nước hạn hán, vùng đồng bằng dùng máy bơm chống hạn, nhưng vùng cao lấy đâu ra máy móc. Vả lại có máy rồi thì kiếm đâu ra dầu “ nuôi” máy. Vậy làm thế nào để người dân vùng cao lấy nước trồng lúa và chống hạn?

Hãy đóng vai trò là chuyên gia tư vấn thiết kế, khảo sát tình hình thực tế từ đó đề xuất phương án đưa nước tưới tiêu để chống hạn cho người dân vùng cao?

Bộ câu hỏi định hướng Câu hỏi khái quát

Nước có vai trò gì trong cuộc sống?

Câu hỏi bài học

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

Câu hỏi nội dung

Sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng của vật xảy ra như thế nào?

Làm thế nào để đưa nước từ dưới thấp lên trên cao để tưới tiêu? Mỗi cách đưa nước lên có thuận lợi và khó khăn gì?

Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Cọn nước?

Làm thế nào để tăng tuổi thọ của cọn nước?

Mục tiêu dự án

Về kiến thức

Phát biểu và viết được biểu thức động năng, thế năng, cơ năng.

Sự chuyển hóa giữa động năng và thế năng.

Hiểu được nguyên tắc hoạt động của Cọn nước.

Biết cách nâng cao tuổi thọ của Cọn nước.

Về năng

Giải thích được nguyên tắc hoạt động của Cọn nước. Phân tích được thành phần cấu tạo các bộ phận của Cọn nước.

Lựa chọn vật liệu chế tạo một mô Cọn nước đơn giản.

Tìm hiểu được sự khác nhau giữa mô hình nguyên tắc và Cọn nước trong thực tế.

Biết được cách nâng cao tuổi thọ của Cọn nước

Về thái độ

Học sinh yêu thích kĩ thuật, yêu thích khoa học, say mê các ứng dụng kĩ thuật của Vật Lí.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

mình trước nhóm.

Hứng thú, say mê trong quá trình làm dự án.

Bài tập dành cho học sinh

- Hãy đóng vai trò là chuyên gia tư vấn thiết kế, thuyết trình về nguyên tắc và vai trò của Cọn nước. Thiết kế và chế tạo mô hình Cọn nước. So sánh sự khác nhau giữa mô hình và Cọn nước trong thực tế.

Để hoàn thành bài tập này, học sinh sẽ làm việc theo nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu nguyên tắc cấu tạo, vai trò và hoạt động Cọn nước.

- Thiết kế mô hình Cọn nước. Lựa chọn vật liệu, chế tạo và lắp ráp thành công một Cọn nước đơn giản.

- So sánh sự khác nhau giữa mô hình và Cọn nước trong thực tế.

- Hoàn thành 2 sản phẩm:

+ Bài trình chiếu Power Point, đảm bảo:

Nêu rõ được nguyên tắc, cấu tạo của Cọn nước

Nêu sơ lược được quá trình hoạt động của nhóm để

hoàn thành dự án

+ Sản phẩm mô hình Cọn nước, đảm bảo:

Đúng nguyên tắc cấu tạo. Sản phẩm có tính sáng tạo.

Sản phẩm tự làm, đảm bảo yêu cầu mĩ thuật.

Giới thiệu được các thông số kĩ thuật và tính năng làm việc của sản phẩm.

Nguồn hỗ trợ

- Sách giáo khoa Vật Lí 10 cơ bản, tài liệu hướng dẫn lập bản đồ tư

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

Point.

- Mô hình video, tranh ảnh.

- Nguồn Internet:

+, http://www. thuvienvatly.com +, http://www.violet.vn

+, Trang tìm kiếm thông tin: http://google.com.vn

- Các từ khóa tìm kiếm: Cọn nước, đưa nước tưới tiêu cho vùng cao... - Một số tài liệu hỗ trợ khác: Phần phụ lục. Đánh giá học sinh Sử dụng ba hình thức đánh giá: - Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá các thành viên trong cùng nhóm và trong các nhóm khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

2.4.3.3.Các bước thực hiện dự án  Trước khi bắt đầu dự án:

 Kiểm tra điều kiện vật chất, chuẩn bị tư liệu cho GV, HS.

 GV giới thiệu thời gian tiến hành dự án, hạn định về thời gian cho mỗi giai đoạn tiến hành dự án của HS.

 Chia lớp học làm 2 nhóm (mỗi nhóm từ 15-20 em): Phát phiếu khảo sát, chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí, đặt tên nhóm.

 GV giới thiệu về dạy học dự án, vai trò của giáo viên và học sinh trong DHDA

 GV phát tài liệu dưới dạng giấy in hoặc chép các file và giới thiệu cho mỗi nhóm về: kế hoạch dự án, phiếu hướng dẫn nghiên cứu, thang điểm đánh giá bài trình diễn đa phương tiện trên PowerPoint, mẫu phiếu đánh giá đồng đẳng, sổ theo dõi dự án.

 GV cung cấp cho HS các tài liệu hỗ trợ thêm (nếu có) và hướng dẫn cách tìm kiếm, xử lí các thông tin liên quan đến dự án này.

 Trong khi tiến hành dự án:

 Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý, thiết kế dự án cho học sinh.

 Cung cấp kiến thức qua bài dạy trên lớp và tài liệu tham khảo.

 GV định hướng và trợ giúp HS thực hiện những nhiệm vụ trong kế hoạch dự án

 Theo dõi tiến trình công việc (giúp đỡ, giải đáp thắc mắc cho HS khi cần thiết).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản  Tổ chức cho HS báo cáo kết quả và tổng kết dự án (GV lưu ý cho HS

những yêu cầu cần thực hiện trong buổi báo cáo kết quả: Đúng thời gian quy định, phân công đồng đều các thành viên, trình bày ngắn gọn, súc tích...)

 Sau khi kết thúc dự án:

 Các nhóm góp ý và chấm điểm cho nhau.

 GV nhận xét, góp ý và chỉnh sửa (HS ghi chép để hoàn thiện kiến thức). GV cho điểm từng nhóm và tính điểm cho từng cá nhân theo tiêu chí (tuyên dương, khen thưởng nếu có).

 GV yêu cầu các nhóm về hoàn chỉnh lại sản phẩm trên (nếu có sai sót) và nộp lại cho GV để làm tài liệu tham khảo cho cả lớp và cho các khóa sau.  GV gợi ý cho học sinh triển khai dự án mới.

 Các kế hoạch hỗ trợ

 Hướng dẫn cho HS các kỹ năng Word, PowerPoint. (nếu thấy cần thiết).  Cung cấp cho HS địa chỉ Email, số điện thoại hoặc địa chỉ nhà riêng của

GV để HS liên hệ giải đáp thắc mắc khi cần thiết.

 Cung cấp cho HS địa chỉ các trang web có liên quan đến dự án để HS dễ dàng truy cập.

 In hoặc chép cho HS file các tài liệu hỗ trợ khác (nếu có).

2.5. Soạn thảo công cụ đánh giá.

Chúng tôi sử dụng các hình thức đánh giá là: HS đánh giá quá trình và kết quả thực hiện dự án của các thành viên trong nhóm và của cả bản thân (Đánh giá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản đồng đẳng); HS đánh giá sản phẩm của nhóm bạn; GV đánh giá quá trình thực hiện và sản phẩm của các nhóm.

Xây dựng các bảng tiêu chí đánh giá để :

 Tự đánh giá: cá nhân mỗi học sinh tự đánh giá khả năng hoạt động nhóm của mình.

 Đánh giá đồng đẳng: học sinh sử dụng phiếu đánh giá này trong suốt quá trình làm dự án để đánh giá khả năng cộng tác, làm việc theo nhóm của các thành viên khác trong nhóm và kể cả đánh giá khả năng làm việc nhóm của các thành viên trong lớp.

 Giáo viên đánh giá hoạt động nhóm của các nhóm trong lớp.

2.5.1 Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm ( giáo viên đánh giá)

Mỗi tiêu chí tối đa là 4 điểm. Tổng điểm tối đa đạt được: 20 điểm.

Bảng 2.1 Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm Tiêu chí 4 điểm Tốt 3 điểm Khá 2 điểm Tạm đƣợc 1 điểm Cần điều chỉnh 1. Sự tham gia

Tham gia đầy đủ và làm việc chăm chỉ. Tham gia khá đầy đủ, chăm chỉ, làm việc hầu hết thời gian. Tham gia nhưng thường lãng phí thời gian và ít khi làm việc. Tham gia nhưng thực hiện những công việc không liên quan. 2. Sự lắng nghe Lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác. Lắng nghe cẩn thận các ý kiến của những người khác.

Đôi khi không lắng nghe các ý kiến của những người khác.

Không lắng nghe ý kiến của những người khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

phản hồi

phản hồi chi tiết có tính xây dựng khi cần thiết. phản hồi có tính xây dựng khi cần thiết. phản hồi có tính xây dựng nhưng lời chú thích chưa thích hợp. phản hồi không có ích. 4. Sự hợp tác Tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng. Thường tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng. Thường tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng. Không tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng. 5. Sự sắp xếp thời gian Hoàn thành công việc được giao đúng thời gian. Thường hoàn thành công việc được giao đúng thời gian, không làm đình trệ tiến triển công việc của nhóm. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời gian và làm đình trệ công việc của nhóm. Không hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời gian và thường xuyên buộc nhóm phải điều chỉnh hoặc thay đổi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tổ chức dạy học dự án chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 – Cơ bản

2.5.2. Tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án( Giáo viên đánh giá)

 Giáo viên đánh giá bài thuyết trình trên Powerpoint, đánh giá ấn phẩm, đánh giá trang web và đánh giá sản phẩm thật của dự án của các nhóm.

 Nhóm học sinh này đánh giá các nhóm học sinh kia (đánh giá lẫn nhau hoặc đánh giá đồng đẳng).

Một phần của tài liệu tổ chức dạy học dự án một số kiến thức chương các định luật bảo toàn - vật lý lớp 10 cơ bản (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)