chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh Nam Định
a. Định hướng chung về KH&CN
- Nhiệm vụ KH&CN tập trung vào giải quyết các vấn đề bức xúc của sản xuất và đời sống để tạo ra những sản phẩm hữu hình và có hiệu quả nhanh, đích thực, đảm bảo đời sống và an sinh xã hội cụ thể là: Đổi mới trong tư duy về việc lựa chọn các đề tài, dự án sát với thực tế; tìm kiếm các công nghệ phù hợp với điều kiện của tỉnh, tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp giải quyết tốt vấn đề giống cây, giống con và kỹ thuật canh tác, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; ứng dụng nhanh những công cụ quản lý mới như công nghệ thông tin, Hệ thống ISO vào công tác quản lý điều hành để quản lý chặt, điều hành nhanh, giảm bớt các khâu trung gian và thủ tục hành chính đồng thời tạo ra nền tảng cho sự phát triển.
- Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới hiện nay, với 72 km bờ biển và điều kiện tự nhiên, xã hội vốn có KH&CN trong những năm tới cũng cần đi sâu khai thác lợi thế này để đưa kinh tế biển và du lịch trở thành một lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển KT-XH của tỉnh.
- Xây dựng tiềm lực KHCN đủ mạnh để thực sự làm động lực thúc đẩy kinh tế phát triển; tác động để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế lấy công nghiệp, dịch vụ làm trọng tâm.
b. Định hướng về chuyển giao, ứng dụng tiến bộ KH&CN
Các tiến bộ KH&CN được ưu tiên ứng dụng và chuyển giao tại tỉnh Nam Định và đặc biệt là tại địa bàn các huyện.
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng việc đưa các cây trồng có giá trị kinh tế cao vào các công thức luân canh để tăng hiệu quả kinh tế tổng hợp trên đơn vị canh tác, tăng khả năng sản xuất nông sản, thực phẩm phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.
- Phát triển chăn nuôi (gia cầm, lợn, bò) theo hướng công nghiệp, qui mô trang trại, khép kín từ sản xuất đến chế biến và thị trường tiêu thụ.
- Xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để sản xuất các sản phẩm an toàn và chất lượng như rau quả, nấm, hoa các loại ...
- Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và xử lý môi trường làng nghề.
- Phát triển ngành nghề nông thôn sử dụng máy móc công cụ cải tiến, cơ khí hoá các khâu sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
- Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, nghề phụ và ngành nghề mới để thu hút lao động nông nhàn.
- Phát triển các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ thực vật quy mô vừa và nhỏ sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ.
- Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong sản xuất vật liệu xây dựng quy mô vừa và nhỏ, ứng dụng công nghệ mới về thuỷ lợi và cải tạo đất.
c. Hoạt động KH&CN phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn
Định hướng chung là đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa địa phương; lựa chọn, khảo nghiệm, sản xuất đại trà các giống có tác động vùng lớn để có những sản xuất hàng hóa đồng loạt, tạo ra những vùng sản xuất tập trung nhằm tạo ra giá trị kinh tế lớn.
* Nhiệm vụ cụ thể:
- Chọn tạo và phát triển các giống cây trồng; vật nuôi năng suất cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và sinh khí hậu của tỉnh; phát triển công nghệ nuôi trồng thủy sản (về giống, phòng trừ dịch bệnh, sản xuất thức ăn), xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh.
- Ứng dụng thành tựu công nghệ sinh học, cơ khí hoá, tự động hóa trong nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp công nghiệp, từng bước hình thành các vùng rau - quả an toàn.
- Áp dụng rộng rãi các thành tựu KH&CN để phát triển kinh tế hộ, trang trại; ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nhằm phát triển nền kinh tế hàng hóa tại các vùng nông thôn, khai thác có hiệu quả nhất các điều kiện tự nhiên, đồng thời với việc nâng cao mức sống, trình độ dân trí và văn hóa, xã hội vùng nông thôn.
- Phát triển thị trường KH&CN, nghiên cứu, chuyển giao các công nghệ sau thu hoạch và chế biến phù hợp với điều kiện thực tế của nông thôn tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội và môi trường của các cấp chính quyền ở nông thôn trong tỉnh, dự báo thị trường, phát triển ngành hàng, mô hình sản xuất, thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nghiên cứu cơ chế, chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, có hiệu quả kinh tế cao trong lĩnh vực nông, ngư nghiệp.