Các tiềm năng phát triển của tỉnh

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định (Trang 40)

- Nam Định nằm ở vị trí trung tâm của vùng phía Nam đồng bằng sông Hồng với 72 km bờ biển với nhiều vùng có thể nuôi trồng thủy, hải sản, nhiều vùng đánh bắt hải sản, làm muối hoặc xây dựng hệ thống cảng biển, đóng tàu rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế biển.

- Nam Định là tỉnh có dân số đông, nhiều làng nghề truyền thống, đây là những lợi thế cạnh tranh rất lớn cần phải được khai thác và phát huy.

- Nam Định là cái nôi của nền văn minh sông Hồng; có nhiều di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng như: Khu di tích đền Trần, Khu di tích Phủ Dày,... cùng nhiều di tích lịch sử văn hóa khác là tiền đề rất lớn phát triển ngành du lịch.

- Nam Định ở vào một vị trí địa chính trị có lợi thế cả về đường biển, đường sắt, đường bộ trong mối liên hệ với các tỉnh trong vùng và cả nước.

- Nam Định cũng có lợi thế trong việc tiếp nhận chuyển giao các công nghệ, vừa phục vụ yêu cầu đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH của tỉnh, vừa đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Kinh tế của tỉnh liên tục phát triển, một số ngành kinh tế chủ yếu đã đạt được kết quả nổi bật. Kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông đô thị và nông thôn từng bước được đổi mới, các công trình phúc lợi được nâng cấp, mở rộng.

- Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp, cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu hình thành và phát huy tác dụng.

Hiệu quả KT-XH và sức cạnh tranh của nền kinh tế từng bước được nâng lên. Văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến, sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát

triển đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của nhân dân, chất lượng giáo dục có tiến bộ rõ rệt, hoạt động KH&CN được chú trọng và đẩy mạnh.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu, thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế, không vững chắc nhất là thị trường nông nghiệp. Trình độ CNH, HĐH của lực lượng sản xuất, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa rõ ràng nhất là khu vực nông nghiệp nông thôn và kinh tế dịch vụ.

Một phần của tài liệu Chính sách thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn huyện tại tỉnh Nam Định (Trang 40)