Ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ đo ghi từ xa trong quản lý kinh doanh tại Điện lực Thành phố Cà Mau (Trang 31)

1. Các khái niệm

1.4Ứng dụng công nghệ

Trong nền kinh tế thị trƣờng hoạt động khoa học công nghệ là một đòi hỏi khách quan do nhu cầu cạnh tranh thúc ép, mỗi doanh nghiệp luôn phải tìm cách tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh vƣợt trội so với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng. Đó là phát triển công nghệ ,từ nhu cầu phát triển công nghệ dẫn đến tiến hành các hoạt động nghiên cứu triển khai (R&D), tức là tạo hoạt động khoa học. có thể nói hoạt động khoa học không phải là một trang sức tùy hứng của ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp, mà là nhu cầu cần thiết cho mỗi doanh nghiệp.

1.5 Định nghĩa đánh giá công nghệ

Cho đến nay chƣa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá công nghệ. Dƣới đây là một số định nghĩa về đánh giá công nghệ

- Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết định.

- Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trƣờng xung quanh nhằm đƣa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ.

32

- Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lƣợng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trƣờng xung quanh.

1.5.1 Quá trình xuất hiện và phát triển của đánh giá công nghệ.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều công nghệ tiên tiến từ lĩnh vực quốc phòng đƣợc chuyển sang dân dụng. Các công nghệ tiên tiến này, một mặt làm ra nhiều của cải tạo nên sự tăng trƣởng kinh tế với tốc độ cao, mặt khác gây ô nhiễm nặng nề cho môi trƣờng sống do phần lớn các công nghệ quốc phòng tiêu thụ nhiều nguyên vật liệu và năng lƣợng. Tác động xấu của công nghệ đến môi trƣờng sống đã làm vỡ mộng nhiều nhà khoa học và chính trị về việc áp dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt gây phản ứng mạnh mẽ trong công chúng. Vào những năm 60, khởi đầu từ Hoa Kỳ, áp lực của quần chúng khiến chính phủ phải xem xét vấn đề gây ô nhiễm của các công nghệ sản xuất, đƣa ra các luật lệ để kiểm soát, điều chỉnh và sau đó lập ra cơ quan chuyên theo dõi vấn đề này. Quá trình trên dẫn đến sự hình thành đánh giá công nghệ ở cấp nhà nƣớc.

Khi đánh giá công nghệ chỉ xem xét tác động của công nghệ đến môi trƣờng sống, các chủ doanh nghiệp chỉ áp dụng đánh giá công nghệ nhƣ một công cụ để đối phó với chính quyền. Tuy nhiên, đánh giá công nghệ trong giai đoạn này đã có tác dụng thức tỉnh xã hội về hậu quả của thay đổi công nghệ, mặc dù đánh giá công nghệ còn mang tính chất thực nghiệm và chƣa có một cơ sở lý luận khoa học.

Từ những năm 80 đến nay, đánh giá công nghệ đã bƣớc vào giai đoạn hoàn thiện. Đánh giá công nghệ bắt đầu có ảnh hƣởng đến việc hoạch định chính sách và phát triển công nghệ. Về phƣơng pháp luận, xu hƣớng chung là chuyển từ các mô hình định lƣợng và phân tích hệ thống sang cách tiếp cận định tính hƣớng về mục đích sử dụng, dựa đáng

33

kể vào nghiên cứu tình huống. Việc phát triển mạng lƣới quốc tế các nhà nghiên cứu đánh giá công nghệ đã bắt đầu hình thành.

Ngày nay, ở các nƣớc phát triển, đánh giá công nghệ trở thành vấn đề có tính lập pháp và trở thành một bộ phận khoa học. Kỹ thuật đánh giá công nghệ đã đƣợc dùng để phân tích hiệu quả trong đổi mới sản phẩm và công nghệ chế tạo ra sản phẩm, trong chính sách kinh doanh, trong lựa chọn địa điểm đầu tƣ…. mà các phƣơng pháp phân tích thị trƣờng, phân tích kinh tế truyền thống không giải quyết đƣợc.

1.5.2 Mục đích của đánh giá công nghệ.

Ở các nƣớc đang phát triển, đánh giá công nghệ nhằm các mục đích sau: - Đánh giá công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. Để đạt đƣợc mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định đƣợc tính thích hợp của công nghệ đối với môi trƣờng nơi áp dụng nó.

- Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục.

- Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình ra quyết định:

+ Xác định chiến lƣợc công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế - xã hội quốc gia.

+ Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nƣớc ngoài.

+ Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang hoạt động.

+ Xác định thứ tự ƣu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn.

34

1.5.3 Đặc điểm và nguyên tắc trong đánh giá công nghệ 10

Đánh giá công nghệ đƣợc coi là một dạng nghiên cứu chính sách. Nó có các đặc điểm sau:

- Đánh giá công nghệ liên quan đến rất nhiều biến số, các biến số lại có các thứ nguyên khác nhau. Đó là vì đánh giá công nghệ đề cập đến tất cả các yếu tố môi trƣờng xung quanh công nghệ, bao gồm: kinh tế, xã hội, văn hoá, tài nguyên, dân số, chính trị và pháp lý.

- Phải xem các tác động nhiều bậc, bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ khi xem xét khía cạnh dân số khi triển khai một công nghệ ở một địa phƣơng: số lƣợng cán bộ, công nhân viên nhà máy có thể xác định chính xác, song không xác định đƣợc thân nhân của họ cùng đến sinh sống, những ngƣời đến cung cấp dịch vụ cho những ngƣời làm việc trong công nghệ đó…

- Phải xem xét tác động đến nhiều nhóm ngƣời trong xã hội. Các nhóm này có các lợi ích khác nhau, đôi khi đối lập nhau đối với một công nghệ cụ thể.

- Đánh giá công nghệ liên quan đến nhiều bộ môn khoa học, vì phải đánh giá mối quan hệ với tất cả các yêu tố mà công nghệ có thể tác động tới.

- Đánh giá công nghệ đòi hòi phải cân đối nhiều mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đa số các công nghệ thƣờng tồn tại tƣơng đối dài, trong thời gian đó các yếu tố của môi trƣờng xung quanh có thể thay đổi nên mức độ tác động của công nghệ có thể tăng, giảm hoặc đổi dấu. - Đánh giá công nghệ thƣờng phải giải quyết tối ƣu nhiều mục tiêu: tối đa các lợi nhiều ràng buộc với thứ nguyên lý khác nhau.

- Đánh giá công nghệ mang đặc tính động bởi các tác động qua lại, các yếu tố môi trƣờng xung quanh luôn thay đổi và bản thân công nghệ đƣợc đánh giá cũng thay đổi liên tục.

35

Để đáp ứng các đặc điểm nói trên, đánh giá công nghệ có kết quả thực tiễn, quá trình đánh giá cần tuân thủ ba nguyên tắc: toàn diện, khách quan và khoa học.

+ Nguyên tắc toàn diện: yêu cầu đề cập đến tất cả các tác động có thể có của một công nghệ đến môi trƣờng xung quanh, nhằm cung cấp cho ngƣời ra quyết định hiểu đƣợc toàn bộ các mối tƣơng tác giữa các khía cạnh của vấn đề đƣợc đánh giá.

+ Nguyên tắc khách quan : đòi hỏi khi đánh giá cần đề cập đến tất cả các vấn đề mà các nhóm có lợi ích khác nhau quan tâm và cần đƣợc trả lời. Cần đề cập đến các quan điểm khác nhau đối với các vấn đề đƣợc đánh giá , tức là khi đánh giá một tác động cụ thể cần tham khảo ý kiến của nhiều nhóm chuyên gia và trong từng nhiều nhóm chuyên gia lại tham khảo ý kiến của nhiều ngƣời.

+ Nguyên tắc khoa học: đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh xung quanh một công nghệ theo quan điểm động. Phải sử dụng các số liệu thích hợp sẵn có, các kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa học và phải sử dụng ngay đƣợc.

1.6 Các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ đo ghi từ xa trong quản lý kinh doanh tại điện lực Thành phố Cà Mau

1.6.1 Hiệu quả11

Trong cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều một mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mức lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất - kinh doanh từ khâu lựa chọn các yếu tố đầu vào, thực hiện quá trình sản xuất cung ứng, tiêu thụ. Mức độ hợp lí hoá của quá

11

36

trình đƣợc phản ánh qua một phạm trù kinh tế cơ bản đƣợc gọi là: Hiệu quả kinh doanh.

Hiện nay, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh và sự hình thành phát triển của ngành quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngƣời ta có thể chia các quan điểm thành các nhóm cơ bản sau đây:

Nhóm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu đƣợc trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa.

Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kết quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm này không đề cập đến chi phí kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng một mức hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh doanh đó có hai mức chi phí khác nhau.

Nhóm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.

Quan điểm này nói lên quan hệ so sánh một cách tƣơng đối giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó, nhƣng lại chỉ xét đến phần kết quả và chi phí bổ sung.

Nhóm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là một đại lƣợng so sánh giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả đó.

Quan điểm này đã phản ánh đƣợc mối liên hợp bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn đƣợc kết quả với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên, kết quả và chi phí đều luôn luôn vận động, nên quan đIểm này chƣa biểu hiện đƣợc tƣơng quan về về lƣợng và chất giữa kết quả và chi phí.

37

Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh đƣợc trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất.

Quan điểm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí của doanh nghiệp để thực hiện cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế của toàn xã hội, vì thế nó cần đƣợc xem xét toàn diện cả về mặt định tính lẫn định lƣợng, không gian và thời gian.Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh doanh những nỗ lực của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lí của doanh gnhiệp đồng thời gắn với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của toàn xã hội về kinh tế, chính trị và xã hội. Về mặt định lƣợng, hiệu quả kinh doanh là biểu thị tƣơng quan giữa kết quả mà doanh nghiệp thu đƣợc với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh chỉ có đƣợc khi kết qủa cao hơn chi phí bỏ ra. Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngƣợc lại. Cả hai mặt định tính và định lƣợng của hiệu quả đều có quan hệ chặt chẽ vói nhau, không tách rời nhau, trong đó hiệu quả về lƣợng phải gắn với mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi truờng nhất định. Do vậy chúng ta không thể chấp nhận việc các nhà kinh tế tìm mọi cách để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế cho dù phải chi phí bất cứ giá nào hoặc thậm chí đánh đổi mục tiêu chính trị, xã hội, môi trƣờng để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế.

Về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt đƣợc trong từng thời kì, từng giai đoạn không đƣợc làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của từng giai đoạn, các thời kì, chu kì kinh doanh tiếp theo. Điều đó

38

đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp không đƣợc vì lợi ích trƣớc mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài.Trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, điều này thƣờng không đƣợc tính đến là con nguời khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn không có kế hoạch, thậm chí khai thác sử dụng bừa bãi, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá huỷ môi trƣờng. Cũng không thể quan niệm rằng cắt bỏ chi phí và tăng doanh thu lúc nào cũng có hiệu quả, một khi cắt giảm tuỳ tiện và thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trƣờng, tạo cân bằng sinh thái, đầu tƣ cho giáo dục đào tạo.

Tóm lại, Hiện nay, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh theo bản thân tôi thống nhất với quan điểm hiệu quả “Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó ”.

1.6.2 Hiệu quả công nghệ

Ngày 11 tháng 11 năm 2011 Quốc hội đã thông qua Luật Đo lƣờng thay thế Pháp lệnh Đo lƣờng đƣợc ban hành năm 1999. Luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Mục đích cuối cùng của Luật Đo lƣờng là đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong mua bán, thanh toán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân; góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học – kỹ thuật, tiết kiệm tài nguyên, bảo đảm an toàn; thúc đẩy lƣu thông hàng hoá ….và hội nhập kinh tế quốc tế.

Điện năng là mặt hàng thiết yếu cho hầu hết hoạt động của đời sống kinh tế xã hội ,với số lƣợng tiêu thụ điện và số tiền phải trả hàng tháng ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân trong xã hội nhƣ: liên quan đến chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp, ngƣời dân …. Việc đo điếm điện năng sử dụng công tơ điện. Công tơ điện đo đếm điện năng hiện nay chủ yếu là công tơ cơ là sản phẩm bắt buộc quản lý theo qui chuẩn kỹ thuật đo lƣờng chất lƣợng số 07:2012 Đo lƣờng Việt Nam ban hành. Với tiêu chuẩn công tơ cơ độ sai số tƣơng đối ± 2% nghĩa là trong

39 100kWh đo lƣờng có độ sai số ± 2 kWh.

Từng bƣớc đảm bảo sự công bằng đo lƣờng, ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ đo ghi từ xa trong quản lý kinh doanh tại Điện lực Thành phố Cà Mau (Trang 31)