1. Các khái niệm
2.3 Định hƣớng ứng dụng công nghệ tại Điện lực Thành Phố Cà Mau từ
2011-2015 tầm nhìn đến 2020.
Điện lực Thành phố Cà Mau là đơn vị thành viên Tập Đoàn điện lực Việt Nam chịu sự chỉ đạo của ngành dọc đo đó mọi sự đổi mới từ Tập Đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tác động trực tiếp vào tình hình sản xuất kinh doanh tại Điện lực Thành phố Cà Mau.
Định hướng công nghệ tại EVN 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020
Tầm nhìn và quan điểm phát triển
a) Tầm nhìn
Đến năm 2020 công nghệ điện lực của Tập đoàn điện lực Việt Nam đạt mức độ tiên tiến đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định có dự phòng và tham gia vận hành thị trƣờng điện tin cậy.
b) Quan điểm phát triển:
Tập trung vào phát triển điện năng, coi sản xuất điện năng và kinh doanh điện năng là lĩnh vực chủ đạo cho phát triển bền vững, hoàn thành nhiệm vụ chính trị, vai trò chủ đạo về cung cấp điện năng cho đất nƣớc, đồng thời mang lại nguồn thu chính về tài chính cho tập đoàn. Trong đó đầu tƣ phát triển nguồn điện với tỉ lệ chi phối trong hệ thống tại mọi thời kỳ;
50
quản lý lƣới điện truyền tải; kinh doanh điện năng ở mức đảm bảo có lợi nhuận. Chủ động trong việc đấu nối lƣới điện, mua bán điện với các nƣớc, tránh sự phụ thuộc.
Lựa chọn khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới để ứng dụng và từng bƣớc làm chủ; giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn; phát triển nguồn điện hợp lý, sử dụng nhiên liệu hiệu quả, phát triển lƣới điện đồng bộ với nguồn điện và phụ tải.
- Cơ bản hoàn thành điện khí hóa nông thôn,
- Nghiên cứu ứng dụng phát triển điện hạt nhân; Các dạng năng lƣợng mới và tái tạo;
- Đóng vai trò chủ đạo trong tham gia phát triển thi trƣờng điện.
c) Mục tiêu chiến lƣợc
- Nâng cao độ tin cậy và tính hiệu quả cung cấp điện năng, sử dụng nhiên liệu có hiệu quả.
- Quản lý môi trƣờng hệ thống điện, đặt biệt chú ý đến các nhà máy phát điện.
- Tăng trƣởng các sản phẩm và dịch vụ kinh doanh trên cơ sở phát triển hệ thống điện.
- Tạo lập hệ thống truyền tải và phân phối điện năng có khả năng cung cấp điện linh hoạt và có khả năng tự khôi phục.
- Trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng và dịch vụ vận hành, bảo dƣỡng ngành công nghiệp điện lực.
d) Chiến lƣợc phát triển công nghệ điện lực của EVN
1) Xác lập các tiêu chí lựa chọn các nhóm công nghệ điện lực - Tính khả thi trong áp dụng và phát triển công nghệ tại EVN
- Tính khả thi tài chính và khả năng tận dụng lợi thế nguồn lực (nhân lực, cơ sở hạ tầng, tài nguyên …) trong nƣớc để phát triển.
- Tính đồng bộ và thích hợp của các nhóm công nghệ đƣợc lựa chọn đối với các hoạt động kinh doanh khác của EVN
51 2) Đích đến năm 2015:
Mục tiêu chung cần đạt vào năm 2015
Ƣu tiên lựa chọn và ứng dụng công nghệ tiên tiến theo phƣơng thức đi tắt đoán đầu, phù hợp với trình độ phát triển của tập đoàn và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội với các mục tiêu cần đạt đƣợc:
+ Cung cấp điện tin cậy;
+ Sản xuất, truyền tải điện năng hiệu quả.
Bƣớc đầu hoàn chỉnh hệ thống điện, có hạ tầng cơ sở thông tin và viễn thông, hệ thông điều khiển tự động ở mức độ cơ bản và có hệ thống quan trắc môi trƣờng ở mức độ hợp lý tại các nhà máy phát điện.
Tầm nhìn Công nghệ phát điện đến năm 2020
Nhiệt điện:
Định hướng sử dụng nhiên liệu: Quy tắc chung cho vấn đề sử dụng nhiên liệu là tận dụng tối đa nguồn nhiên liệu sơ cấp trong nƣớc.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nhiên liệu cụ thể:
Đối với than
Nghiên cứu trộn than antraxit nội địa với than nhập khẩu để đối và giảm hàm lƣợng cacbon chƣa cháy trong tro xuống đến mức sử dụng trực tiếp đƣợc tro xỉ.
- Nhập khẩu than với hàm lƣợng tro thấp, hàm lƣợng chất bốc cao. - Sử dụng công nghệ tiên tiến phù hợp trong vận chuyển, bảo quản than.
Đối với nhiên liệu khí đốt
Sử dụng nguồn khí tại chổ phát triển các nhà máy nhiệt điện khí một cách hợp lý tại các khu vực ba miền
Thủy điện:
Định hƣớng chiến lực phát triển công nghệ điện
52
- Tiếp tục xây dựng để sử dụng tổng hợp nguồn nƣớc cho thủy điện và các ngành kinh tế khác.
- Thiết lập hệ thống hồ chứa đƣợc vận hành hiệu quả và an toàn.
Về đập dâng:
- Xây dựng các đập thủy điện trên cơ sở áp dụng một cách hợp lý các công nghệ vật liệu và thi công mới trên thế giới
- Thiết lập hệ thống đập đƣợc quản lý và vận hành hiệu quả an toàn - Xây dựng tiêu chuẩn về an toàn đập và quản lý an toàn đập.
Công trình xả lũ
- Xậy dựng các công trình xả đảm bảo xả đƣợc lƣu lựơng lũ cực hạn, vận hành hiệu quả an toàn.
Thiết bị thủy điện
- Thay thế các tổ máy trọn bộ có hiệu suất và độ tin cậy cao; Hệ thống điều khiển tự động hiện đại. Cập nhật các công nghệ hiện đại nhất tại thời điểm về kể cả sơ đồ khai thác, thi công, thiết bị công nghệ quản lý vận hành.
Điện hạt nhân
- Nghiên cứu an toàn về hạt nhân và các công nghệ điện hạt nhân phổ biến hiện nay.
- Lựa chọn công nghệ hiện đại phù hợp với công nghệ Việt Nam.
- Đào tạo nhân lực cho các giai đoạn tiếp theo của chƣơng trình điện hạt nhân, đặt biệt chú ý về quản lý dự án, đánh giá an toàn và đội ngũ vận hành, bảo dƣỡng và sửa chữa điện hạt nhân.
Năng lƣợng mới và năng lƣợng tái tạo
Những định hƣớng chung : - Nghiên cứu ứng dụng.
- Nắm bắt công nghệ tiên tiến, phục vụ công tác tƣ vấn quy hoạch - Triển khai các dự án pilot để tạo quy trình.
53
- Triển khai các nghiên cứu và áp dụng công nghệ trong lĩnh vực năng lƣợng tái tạo.
- Phối hợp, lồng ghép chƣơng trình phát triển năng lƣợng mặt trời với chƣơng trình điện khí hóa nông thôn, chƣơng trình quy hoạt xây dựng và kiến trúc ở các đô thị, các khu công nghiệp và các khu du lịch dịch vụ.
- Nghiên cứu những nguồn phát điện với công suất lớn bằng năng lƣợng mặt trời để có kế hoạch xây dựng bổ sung cho lƣới điện quốc gia.
Phát triển công nghệ năng lƣợng gió:
- Nắm bắt đƣợc những kết quả nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực năng lƣợng gió trên thế giới.
- Phát triển và ứng dụng năng lƣợng gió công suất vừa và nhỏ tại chổ phục vụ mục đích chiếu sáng, sinh hoạt văn hóa cho cụm dân cƣ và các hộ gia đình vùng sâu vùng xa nơi không có lƣới điện, không có tiềm năng thủy điện.