Đặc điểm và nguyên tắc trong đánh giá công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ đo ghi từ xa trong quản lý kinh doanh tại Điện lực Thành phố Cà Mau (Trang 34)

1. Các khái niệm

1.5.3Đặc điểm và nguyên tắc trong đánh giá công nghệ

Đánh giá công nghệ đƣợc coi là một dạng nghiên cứu chính sách. Nó có các đặc điểm sau:

- Đánh giá công nghệ liên quan đến rất nhiều biến số, các biến số lại có các thứ nguyên khác nhau. Đó là vì đánh giá công nghệ đề cập đến tất cả các yếu tố môi trƣờng xung quanh công nghệ, bao gồm: kinh tế, xã hội, văn hoá, tài nguyên, dân số, chính trị và pháp lý.

- Phải xem các tác động nhiều bậc, bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Ví dụ khi xem xét khía cạnh dân số khi triển khai một công nghệ ở một địa phƣơng: số lƣợng cán bộ, công nhân viên nhà máy có thể xác định chính xác, song không xác định đƣợc thân nhân của họ cùng đến sinh sống, những ngƣời đến cung cấp dịch vụ cho những ngƣời làm việc trong công nghệ đó…

- Phải xem xét tác động đến nhiều nhóm ngƣời trong xã hội. Các nhóm này có các lợi ích khác nhau, đôi khi đối lập nhau đối với một công nghệ cụ thể.

- Đánh giá công nghệ liên quan đến nhiều bộ môn khoa học, vì phải đánh giá mối quan hệ với tất cả các yêu tố mà công nghệ có thể tác động tới.

- Đánh giá công nghệ đòi hòi phải cân đối nhiều mục tiêu: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Đa số các công nghệ thƣờng tồn tại tƣơng đối dài, trong thời gian đó các yếu tố của môi trƣờng xung quanh có thể thay đổi nên mức độ tác động của công nghệ có thể tăng, giảm hoặc đổi dấu. - Đánh giá công nghệ thƣờng phải giải quyết tối ƣu nhiều mục tiêu: tối đa các lợi nhiều ràng buộc với thứ nguyên lý khác nhau.

- Đánh giá công nghệ mang đặc tính động bởi các tác động qua lại, các yếu tố môi trƣờng xung quanh luôn thay đổi và bản thân công nghệ đƣợc đánh giá cũng thay đổi liên tục.

35

Để đáp ứng các đặc điểm nói trên, đánh giá công nghệ có kết quả thực tiễn, quá trình đánh giá cần tuân thủ ba nguyên tắc: toàn diện, khách quan và khoa học.

+ Nguyên tắc toàn diện: yêu cầu đề cập đến tất cả các tác động có thể có của một công nghệ đến môi trƣờng xung quanh, nhằm cung cấp cho ngƣời ra quyết định hiểu đƣợc toàn bộ các mối tƣơng tác giữa các khía cạnh của vấn đề đƣợc đánh giá.

+ Nguyên tắc khách quan : đòi hỏi khi đánh giá cần đề cập đến tất cả các vấn đề mà các nhóm có lợi ích khác nhau quan tâm và cần đƣợc trả lời. Cần đề cập đến các quan điểm khác nhau đối với các vấn đề đƣợc đánh giá , tức là khi đánh giá một tác động cụ thể cần tham khảo ý kiến của nhiều nhóm chuyên gia và trong từng nhiều nhóm chuyên gia lại tham khảo ý kiến của nhiều ngƣời.

+ Nguyên tắc khoa học: đòi hỏi khi đánh giá phải xem xét các yếu tố của bối cảnh xung quanh một công nghệ theo quan điểm động. Phải sử dụng các số liệu thích hợp sẵn có, các kết quả của đánh giá phải có căn cứ khoa học và phải sử dụng ngay đƣợc.

1.6 Các tiêu chí đánh giá ứng dụng công nghệ đo ghi từ xa trong quản lý kinh doanh tại điện lực Thành phố Cà Mau

1.6.1 Hiệu quả11

Trong cơ chế thị trƣờng nhƣ hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đều một mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Để đạt đƣợc mức lợi nhuận cao, các doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ trong quá trình sản xuất - kinh doanh từ khâu lựa chọn các yếu tố đầu vào, thực hiện quá trình sản xuất cung ứng, tiêu thụ. Mức độ hợp lí hoá của quá

11

36

trình đƣợc phản ánh qua một phạm trù kinh tế cơ bản đƣợc gọi là: Hiệu quả kinh doanh.

Hiện nay, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh và sự hình thành phát triển của ngành quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngƣời ta có thể chia các quan điểm thành các nhóm cơ bản sau đây:

Nhóm thứ nhất cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu đƣợc trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa.

Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh đồng nhất với kết quả kinh doanh và với các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh. Quan điểm này không đề cập đến chi phí kinh doanh, nghĩa là nếu hoạt động kinh doanh tạo ra cùng một kết quả thì có cùng một mức hiệu quả, mặc dù hoạt động kinh doanh đó có hai mức chi phí khác nhau.

Nhóm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỉ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí.

Quan điểm này nói lên quan hệ so sánh một cách tƣơng đối giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để đạt đƣợc kết quả đó, nhƣng lại chỉ xét đến phần kết quả và chi phí bổ sung.

Nhóm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là một đại lƣợng so sánh giữa kết quả thu đƣợc và chi phí bỏ ra để thu đƣợc kết quả đó.

Quan điểm này đã phản ánh đƣợc mối liên hợp bản chất của hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn đƣợc kết quả với chi phí bỏ ra, coi hiệu quả kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên, kết quả và chi phí đều luôn luôn vận động, nên quan đIểm này chƣa biểu hiện đƣợc tƣơng quan về về lƣợng và chất giữa kết quả và chi phí.

37

Nhóm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh phải thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa sự vận động của chi phí tạo ra kết quả đó, đồng thời phản ánh đƣợc trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất.

Quan điểm này đã chú ý đến sự so sánh tốc độ vận động của hai yếu tố phản ánh hiệu quả kinh doanh, đó là tốc độ vận động của kết quả và tốc độ vận động của chi phí. Mối quan hệ này phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp.

Nhƣ vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sản xuất, trình độ tổ chức và quản lí của doanh nghiệp để thực hiện cao nhất các mục tiêu kinh tế xã hội với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp gắn chặt với hiệu quả kinh tế của toàn xã hội, vì thế nó cần đƣợc xem xét toàn diện cả về mặt định tính lẫn định lƣợng, không gian và thời gian.Về mặt định tính, mức độ hiệu quả kinh doanh những nỗ lực của doanh nghiệp và phản ánh trình độ quản lí của doanh gnhiệp đồng thời gắn với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của toàn xã hội về kinh tế, chính trị và xã hội. Về mặt định lƣợng, hiệu quả kinh doanh là biểu thị tƣơng quan giữa kết quả mà doanh nghiệp thu đƣợc với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thu kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh chỉ có đƣợc khi kết qủa cao hơn chi phí bỏ ra. Mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngƣợc lại. Cả hai mặt định tính và định lƣợng của hiệu quả đều có quan hệ chặt chẽ vói nhau, không tách rời nhau, trong đó hiệu quả về lƣợng phải gắn với mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi truờng nhất định. Do vậy chúng ta không thể chấp nhận việc các nhà kinh tế tìm mọi cách để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế cho dù phải chi phí bất cứ giá nào hoặc thậm chí đánh đổi mục tiêu chính trị, xã hội, môi trƣờng để đạt đƣợc mục tiêu kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt đƣợc trong từng thời kì, từng giai đoạn không đƣợc làm giảm sút hiệu quả kinh doanh của từng giai đoạn, các thời kì, chu kì kinh doanh tiếp theo. Điều đó

38

đòi hỏi bản thân các doanh nghiệp không đƣợc vì lợi ích trƣớc mắt mà bỏ đi lợi ích lâu dài.Trong thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, điều này thƣờng không đƣợc tính đến là con nguời khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn không có kế hoạch, thậm chí khai thác sử dụng bừa bãi, làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và phá huỷ môi trƣờng. Cũng không thể quan niệm rằng cắt bỏ chi phí và tăng doanh thu lúc nào cũng có hiệu quả, một khi cắt giảm tuỳ tiện và thiếu cân nhắc các chi phí cải tạo môi trƣờng, tạo cân bằng sinh thái, đầu tƣ cho giáo dục đào tạo.

Tóm lại, Hiện nay, cũng có nhiều ý kiến khác nhau về thuật ngữ hiệu quả kinh doanh xuất phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau về vấn đề hiệu quả kinh doanh theo bản thân tôi thống nhất với quan điểm hiệu quả “Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó ”.

1.6.2 Hiệu quả công nghệ

Ngày 11 tháng 11 năm 2011 Quốc hội đã thông qua Luật Đo lƣờng thay thế Pháp lệnh Đo lƣờng đƣợc ban hành năm 1999. Luật sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2012. Mục đích cuối cùng của Luật Đo lƣờng là đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong mua bán, thanh toán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức cá nhân; góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học – kỹ thuật, tiết kiệm tài nguyên, bảo đảm an toàn; thúc đẩy lƣu thông hàng hoá ….và hội nhập kinh tế quốc tế.

Điện năng là mặt hàng thiết yếu cho hầu hết hoạt động của đời sống kinh tế xã hội ,với số lƣợng tiêu thụ điện và số tiền phải trả hàng tháng ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời dân trong xã hội nhƣ: liên quan đến chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp, ngƣời dân …. Việc đo điếm điện năng sử dụng công tơ điện. Công tơ điện đo đếm điện năng hiện nay chủ yếu là công tơ cơ là sản phẩm bắt buộc quản lý theo qui chuẩn kỹ thuật đo lƣờng chất lƣợng số 07:2012 Đo lƣờng Việt Nam ban hành. Với tiêu chuẩn công tơ cơ độ sai số tƣơng đối ± 2% nghĩa là trong

39 100kWh đo lƣờng có độ sai số ± 2 kWh.

Từng bƣớc đảm bảo sự công bằng đo lƣờng, ứng dụng công nghệ tiên tiến Điện lực đã áp dụng công tơ điện tử trong đo lƣờng. Công tơ điện tử là sản phẩm bắt buộc quản lý theo qui chuẩn kỹ thuật đo lƣờng chất lƣợng số 39:2012 Đo lƣờng Việt Nam ban hành. Với tiêu chuẩn công tơ điện tử độ sai số tƣơng đối ±1% nghĩa là trong 100kWh đo lƣờng có độ sai số ± 1 kWh.

Trong những thời gian qua thiết bị đo đếm điện năng nói chung, công tơ đo đếm điện năng nói riêng đóng vai trò đặc biệt quan trọng không thể tách rời trong dây chuyền sản xuất kinh doanh điện năng của ngành điện. Hoạt động ghi chỉ số điện năng hiện tại đang là một áp lực lớn về biên chế, năng lực đội ngũ ghi điện, chi phí vận hành hệ thống đo đếm và thu thập dữ liệu kinh doanh trong mua bán điện theo phƣơng thức thủ công ngày càng tăng cao đều này gây khó khăn cho mục tiêu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Đứng trƣớc tình hình mới xu thế hội nhập quốc tế về phát triển kinh tế- xã hội và ứng dụng khoa học công nghệ vào đời sống, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đều này đã đặt ra cho ngành điện nói chung và Điện lực Thành phố Cà Mau nói riêng. Công nghệ đo ghi từ xa sử dụng công tơ điện tử có những tính năng nổi bật nhƣ: thu thập số liệu khách hàng trên địa bàn thành phố sử dụng điện trong tháng theo thời gian đã định trong 60 phút, với mức độ chính xác cao. Tỉ lệ truyền dữ liệu về trung tâm đạt trên 99%.

1.6.3 Hiệu quả kinh tế.

Công tác quản lý các khách hàng tiêu thụ sản lƣợng điện lớn, nhỏ còn nhiều hạn chế, hệ thống đo đếm quản lý chƣa chặt chẽ việc sử dụng công tơ cơ để đo đếm điện năng dễ bị xâm phạm. Đều này góp phần vào tỉ lệ phân phối điện năng ở đơn vị tăng cao .

Cụ thể năm 2012 phát hiện đƣợc 70 vụ với sản lƣợng điện truy thu 531.623 kWh với tổng số tiền truy thu 1.419.649.490đ. Tất cả các trƣờng

40

hợp trên vi phạm sử dụng điện hơn 80% tách động trực tiếp vào công tơ nhƣ: đảo cực tính công tơ, xoay điện kế , đóng cọc đất …

Công nghệ đo ghi từ xa sử dụng công tơ điện tử có chức năng cảnh báo tác động lên công tơ gởi số liệu về trung tâm nhƣ: đảo cực tính của dây, đèn cảnh báo màu xanh lá trên đồng hồ sáng lên, nối tắt mạch vòng đấu tắt ngoài đèn cảnh báo màu vàng cam, công tơ điện tử quay ngƣợc công tơ. Công tơ điện tử vẫn chạy đo đếm điện năng sử dụng của khách hàng sau công tơ.

1.6.4 Hiệu quả xã hội

Từng bƣớc hoàn thiện, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn đƣợc thể hiện với chƣơng trình nụ cƣời niềm tin điện lực phục vụ khách hàng mang tính chuyên nghiệp. Nhƣ tiếp nhận, phản hồi thông tin hai chiều đến khách hàng, khảo sát tình hình phục vụ của nhân viên ngành diện đối với khách hàng, đặc biệt việc tuyên truyền khách hàng sử dụng điện đúng mục đích, tiết kiệm và an toàn; Khi hệ thống nối đất an toàn trong nhà khách hàng không đúng quy phạm hoặc thiết bị trong nhà khách hàng có dòng điện bị rò (dòng điện chạm đất rất nhỏ) trong nhà khách hàng đặt biệt các thiết bị sử dụng điện củ nhƣ: máy lạnh, tủ lạnh, máy bơm nƣớc …, Công tơ điện tử hiển thị cảnh báo gởi về máy chủ đơn vị. thông tin chính xác có dòng điện rò sau công tơ khách hàng để thông báo cho khách hàng biết sữa chữa.

Tăng năng suất lao động, giảm cường độ lao động thủ công

Điện lực Thành phố Cà Mau quản lý hơn 55.000 khách hàng. Mỗi tháng để có đƣợc chỉ số khách hàng sử dụng điện trong tháng làm bằng phƣơng pháp thủ công. Biên điện viên đến nhà từng khách hàng ghi chỉ số điện. Cách làm này có những vấn khó khăn nhƣ: khách hàng đi vắng khóa cửa, một số nhỏ biên điện viên không đến nhà khách hàng ghi điện mà lấy chỉ số củ hay gần bằng của tháng trƣớc đó ghi vào đem về báo cáo …., số liệu đem về đƣa vào bộ phận nhập liệu trong quá trình nhập liệu có thể sai số. Để hoàn thành công đoạn này Điện Lực Thành Phố sử dụng 20 nhân viên làm công tác này trong 10 ngày.

41

Công nghệ đo ghi từ xa sử dụng công tơ điện tử thu thập số liệu của khách hàng sử dụng điện trong tháng chính xác. Việc làm này nhằm hạn chế việc thực hiện phƣơng pháp thủ công, thời gian thu thập dữ liệu ngắn hơn, dữ liệu vẫn đảm bảo chính xác.

Kết luận chƣơng 1:

Công nghệ thích hợp cho doanh nghiệp là công nghệ đáp ứng đƣợc các mục tiêu quá trình phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với bối cảnh xung quanh.

42

CHƢƠNG 2 :HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀ ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TRONG CÔNG TÁC KINH DOANH TẠI

ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ CÀ MAU

2.1 Khái quát mô hình hoạt động thực tế tại Điện Lực Thành Phố Cà Mau. Mau.

-Thành phố Cà Mau có diện tích 250,3 km2 nằm ở cực Nam Việt Nam thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Thành phố Cà Mau là trung tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả ứng dụng công nghệ đo ghi từ xa trong quản lý kinh doanh tại Điện lực Thành phố Cà Mau (Trang 34)