Nhu cầu của DNNVV trong hoạt động đổi mới công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 44)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Nhu cầu của DNNVV trong hoạt động đổi mới công nghệ

Theo kết quả thu được từ khảo sát thực tế thì nhu cầu đào tạo quản trị doanh nghiệp được quan tâm nhất (62,9%); hỗ trợ thông tin kỹ thuật công nghệ là nhu cầu được quan tâm thứ 2 của các doanh nghiệp (59,2%); nhu cầu được quan tâm thứ 3 của doanh nghiệp là nhà nước hỗ trợ vốn (55,5%); Quan tâm cuối cùng là nhu cầu hỗ trợ về công nghệ kỹ thuật, chỉ có 11,1% số doanh nghiệp có nhu cầu (bảng 4) Điều gây bất ngờ nhất là có quá ít (11,1%) doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ công nghệ kỹ thuật so với quá nhiều doanh nghiệp (89%) có trình độ công nghệ trung bình và lạc hậu như đã đề cập ở trên. Phải chăng các doanh nghiệp có tư tưởng ngại thay đổi công nghệ trung bình và lạc hậu hiện có bằng công nghệ mới và tiên tiến, hay các doanh nghiệp chưa thực sự hiểu biết các chính sách của nhà nước về hỗ trợ công nghệ kỹ thuật cho doanh nghiệp. Cả hai khả năng này đều có ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

62,9 11,1 59,2 55,5 0 10 20 30 40 50 60 70 Nhu cầu hỗ trợ đào tạo quản trị Nhu cầu hỗ trợ công nghệ kỹ thuật Nhu cầu hỗ trợ thông tin công nghệ Nhu cầu hỗ trợ vốn

Bảng 4: Bốn loại nhu cầu DNNVV cần hỗ trợ (%)

Với số liệu tổng hợp được cho thấy một sự khác biệt rất lớn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp các nước là trong khi vấn đề quan tâm hàng đầu của họ là về thông tin công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, thị trường cung cấp và tiêu thụ thì doanh nghiệp Việt Nam lại chủ yếu quan tâm đến các

thông tin về cơ chế chính sách liên quan đến doanh nghiệp, có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các thông tin về kỹ thuật và công nghệ. Điều này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam rất ít chú trọng đến các thông tin phục vụ sản xuất và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.

Nhu cầu hỗ trợ thông tin về công nghệ, kỹ thuật: Những thông tin về công nghệ mới, trang thiết bị tiên tiến, năng lực sản xuất sản phẩm cùng loại với doanh nghiệp trong nước, thông tin về thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới đều là những nhu cầu thông tin thứ yếu đối với doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin lớn nhất doanh nghiệp cần được hỗ trợ là thông tin về cơ chế chính sách liên quan đến kinh doanh (Bảng 5).

Bảng 5: Nhu cầu của DNNVV về thông tin công nghệ (%)

29,6 25,9 22,2 29,6 70,3 7,4 0 10 20 30 40 50 60 70 80

Công nghệ mới Trang thiết bị tiên tiến

Năng lực sản xuất sản phẩm cùng loại

với doanh ngiệp khác Thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm cùng loại Các thông tin về cơ chế chính sách Các thông tin kỹ thuật cụ thể khác

Biểu đồ trên cho thấy doanh nghiệp đang rất thiếu những thông tin về cơ chế chính sách liên quan đến kinh doanh. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do doanh nghiệp không thể tiếp cận được với các cơ chế, chính sách hoặc cũng có thể do cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, chưa phù hợp. Các chính sách liên quan đến kinh doanh chủ yếu phục vụ các chủ thể kinh doanh, trong đó có cộng đồng các doanh nghiệp; hơn thế nữa, ngày nay thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của thông tin, của nền kinh tế số, vậy mà vẫn có quá nhiều doanh nghiệp “đói” thông tin về cơ chế chính sách liên quan đến kinh doanh.

Về nhu cầu hỗ trợ vốn: Cuộc khảo sát này thiết kế 3 mức độ DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng, đó là “Đã tiếp cận”, “Khó tiếp cận” và “Không tiếp cận được”. Kết quả khảo sát đã chỉ ra, số doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của Nhà nước là rất khó (Bảng 6). Có 33,3% doanh nghiệp đánh giá là đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng Nhà nước, con số này đối với nguồn vốn khác là 48,1%; 66,7% số doanh nghiệp trả lời khó tiếp cận hoặc không tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, tỷ lệ này đối với nguồn vốn khác là 51.9%. Số doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn vốn tín dụng của Nhà nước thì chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá. Các doanh nghiệp dân doanh rất ít được tiếp cận các nguồn vốn này. Kết quả này có thể gây bất ngờ vì đã có chủ trương và chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư đối với doanh nghiệp. Tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định 90/NĐ-CP, ngày 23/11/2001 đề cập đến khuyến khích đầu tư và thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa là một ví dụ điển hình về chính sách khuyến khích tiếp cận nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, nhưng đến nay vẫn có tới 2/3 số DNNVV được điều tra khó hoặc không tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng này.

Có một thực tế là, mặc dù chính sách về tín dụng không có sự phân biệt đối xử với các thành phần kinh tế và loại hình doanh nghiệp, song do các doanh nghiệp dân doanh có quá nhiều rủi ro nên các ngân hàng thường e ngại khi cho họ vay vốn, hoặc đặt ra các điều kiện bảo lãnh hoặc thế chấp rất khắt khe mà các doanh nghiệp dân doanh khó có thể đáp ứng. Do vậy mà doanh nghiệp dân doanh ít tiếp cận được các nguồn vốn này và cũng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội có thể mở rộng sản xuất.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 44)