Khái niệm DNNVV

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 27)

9. Cấu trúc của luận văn

1.3.1. Khái niệm DNNVV

Trên thế giới, không có khái niệm chuẩn mực về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo Liên minh Châu Âu, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lượng công nhân không vượt quá 250. Tại Úc, doanh nghiệp vừa và nhỏ là doanh nghiệp có số lượng công nhân tối đa không vượt quá 300, còn tại Mỹ là không quá 1000. Các nỗ lực chuẩn hóa khái niệm này có mục tiêu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV trong việc tiếp cận vốn, kết quả nghiên cứu và phát triển.

Ở Việt Nam, theo định nghĩa tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ thì DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: doanh nghiệp siêu nhỏ là

doanh nghiệp có số lao động từ 10 người trở xuống; doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 200 người (đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ 10 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 50 người); doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 200 người đến 300 người (đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 50 người đến 100 người).

DNNVV có cả ở ba loại hình: doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, nếu tính cả các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông nghiệp từ 10 lao động trở lên không đăng ký thành lập doanh nghiệp (Hộp 1), thì số doanh nghiệp nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng, kể cả cơ quan đăng ký kinh doanh là rất lớn. Số doanh nghiệp này cho đến nay vẫn là một ẩn số chưa có lời giải.

Hộp 1: Hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp có 10 lao động trở lên không đăng ký thành lập doanh nghiệp

1. Nghị định 109/2004/NĐ-CP, ngày 2/4/2004 của Chính phủ qui định: Những cơ sở kinh doanh có từ 10 lao động trở lên lựa chọn một loại hình doanh nghiệp thích hợp để đăng ký và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. 2. Kết quả điều tra cơ sở SXKD cá thể phi nông nghiệp do Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2004 cho thấy cả nước có hơn 2.9 triệu cơ sở, trong đó có 22.599 cơ sở có từ 10 lao động trở lên vẫn không đăng ký thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, riêng 30 tỉnh phía Bắc có 12.337 cơ sở loại này.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)