Quan niệm chung về thông tin KH&CN

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.2.Quan niệm chung về thông tin KH&CN

Ngày nay, thông tin khoa học và công nghệ được coi là chìa khoá của mọi hoạt động sáng tạo, là yếu tố thiết yếu của năng lực đổi mới, cạnh tranh và phát triển của mỗi cá nhân, tập thể và của toàn xã hội. Chính vì vậy, hoạt động thông tin KH&CN ngày càng được coi trọng và đã trở thành một thành tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội nói chung, và KH&CN nói riêng, của bất cứ quốc gia nào.

Nhận thức rõ vai trò của thông tin đối với sự phát triển kinh tế-xã hội nói chung, và đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ nói riêng, Nhà nước ta đã ban hành một số chủ trương và chính sách nhằm thúc đẩy và phát triển công tác này. Những chủ trương và chính sách được ban hành gần đây nhất là:

- Chỉ thị 95-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành năm 1991 về việc thúc đẩy công tác thông tin khoa học và công nghệ trong công cuộc đổi mới đất nước;

- Nghị quyết 49/CP của Chính phủ năm 1993 về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90;

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về khoa học, công nghệ và môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trên cơ sở các Nghị quyết, Chỉ thị nêu trên, Bộ KH&CN đã cùng với các ngành hữu quan chuẩn bị và ban hành các văn bản hướng dẫn, cụ thể hoá những nội dung, nhiệm vụ và biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động thông tin KH&CN, củng cố và phát triển hệ thống thông tin KH&CN quốc gia. Đến nay, về cơ bản Hệ thống đã bao quát tất cả các ngành kinh tế quốc dân và các lĩnh vực khoa học, công nghệ từ trung ương đến các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Một số năm gần đây, sự phối hợp hoạt động thông tin-tư liệu khoa học và công nghệ đã gắn kết các thư viện, cơ quan lưu trữ trong một lĩnh vực hoạt động, cho phép mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thông tin KH&CN

quốc gia, trong đó đáng kể là mạng lưới gồm 61 thư viện khoa học tổng hợp của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên 480 thư viện cấp huyện và mạng lưới bao gầm 90 kho lưu trữ ở trung ương và địa phương.

Ngoài ra, hiện nay trong điều kiện đổi mới cơ chế kinh tế và mở cửa, tham gia hoạt động thông tin KH&CN còn có các cơ quan và tổ chức tư vấn, các Hiệp hội thuộc các lĩnh vực khác nhau. Như vậy, ở nước ta, cho đến nay, một hệ thống các cơ quan thông tin tư liệu KH&CN với các quy mô tổ chức khác nhau đã tạo nên một hạ tầng cơ sở, đảm bảo cho công tác thông tin tư liệu KH&CN thực sự trở thành một lĩnh vực hoạt động xã hội, góp phần tích cực phục vụ công tác quản lý, lãnh đạo, nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh. Hoạt động này đang cố gắng từng bước gắn chặt với quá trình phát triển kinh tế-xã hội nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thông tin của xã hội trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng chính sách thông tin hỗ trợ đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Trang 33)