Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 63)

Việc tiếp cận thị trường là việc khó khăn đối với người nông dân do thiếu các kiến thức về thị trường, về kinh doanh…do vậy những sản phẩm hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng bà con không thể phát hiện ra được, điều này làm ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hóa, gây thiệt hại nhiều tới kinh tế của các hộ nông dân. Để khắc phục tình trạng này, cần phải tăng cường giáo dục các kiến thức về thị trường cho người nông dân, đồng thời có biện pháp quản lý việc hoạt động kinh doanh, buôn bán của các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp tránh sự ép giá của họ đối với người nông dân. Cần quy hoạch, mở rộng, phát triển và tăng cường quản lý mạng lưới phân phối tại địa phương, trọng tâm là mạng lưới bán lẻ.

Đối với nhà sản xuất phát triển hệ thống phân phối cần nghiên cứu thực hiện hình thức liên kết với những nhà phân phối chuyên nghiệp để mở rộng thị phần, đặc biệt là ổn định giá bán đến người nông dân. Việc tổ chức tốt khâu phân phối không chỉ giúp Doanh Nghiệp đưa hàng đến tận tay người tiêu dùng mà còn giúp ổn định, đồng nhất giá bán, chất lượng vật tư nông nghiệp đến tay người nông dân.

Tiêu biểu trong lĩnh vực phân bón: huyện cần chủ động ký hợp đồng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón tạo điều kiện hỗ trợ cho nông

dân mua chậm trả, cần bón phân đủ lượng và cân đối theo quy trình sản xuất của từng loại giống.

Việc phối hợp thực hiện tốt mối liên kết “ bốn nhà” trong sản xuất hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa, sản phẩm được lưu thông tốt trên thị trường.

4.3.5 Giải pháp khác

4.3.5.1 Về khoa học, công nghệ

Đẩy mạnh áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý, kiểm soát chất lượng VTNN. Đó là việc áp dụng những máy móc, thiết bị hiện đại phục vụ cho việc lấy mẫu, kiểm tra về chất lượng các loại VTNN trên địa bàn. Việc áp dụng những thành tựu kỹ thuật này tạo điều kiện cho việc đánh giá cho kết quả nhanh, chính xác, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn.

4.3.5.2 Cơ chế tài chính

Bất kì một hoạt động nào thì nguồn tài chính là không thể thiếu. Việc phân bổ nguồn tài chính hợp lý đem lại nhiều thuận lợi cho hoạt động đó nhất là trong công tác quản lý chất lượng VTNN. Cấp trên sau khi phê duyệt một kế hoạch nào thường chỉ cấp kinh phí một cục sau đó địa phương tự triển khai, nếu không có kế hoạch chi cụ thể thì nguồn tài chính dù nhiều đến mấy cũng sẽ cạn dần và hết trong khi công việc thì lại bị ngưng trệ, gián đoạn. Do vậy, để hoàn thành công tác được giao một cách xuất sắc thì huyện cần chủ động kết hợp nguồn lực của địa phương với ngân sách do cấp trên cấp xuống và cần phân bổ một cách hợp lý cho từng hoạt động trong các thời điểm khác nhau.

4.3.5.3 Công tác truyền thông, khuyến nông, khuyến ngư

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức về chất lượng VTNN và các tác động của nó đến sức khỏe của cộng đồng đến

các đối tượng đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và người tiêu dùng những sản phẩm đó.

Hướng dẫn hỗ trợ nông dân áp dụng những quy trình sản xuất nông nghiệp tốt như GAP, GAHP theo tiêu chuẩn GMP, HACCP đảm bảo chất lượng. Đồng thời khuyến khích người dân thực hiện phòng trừ dịch hại tổng hợp( IPM), mở rộng việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

* Trong lĩnh vực phân bón, thuốc BVTV: Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để tiết kiệm phân bón, thuốc BVTV nhất là đối với việc trồng lúa có các chương trình như: “3 giảm 3 tăng” đó là giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân đạm, giảm thuốc trừ sâu bệnh nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó còn có “ 1 phải 5 giảm” tức là phải sử dụng giống lúa xác nhận, 3 giảm nêu trên kết hợp với giảm lượng nước, giảm thất thoát sau thu hoạch. Nếu làm tốt, bà con sẽ nâng cao được thu nhập, cải thiện đời sống mà lại tiết kiệm được những chi phí không cần thiết.

Ngoài ra, trong khi phòng trừ sâu bệnh thì thuốc BVTV không phải là biện pháp duy nhất mà người dân có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM

* Trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y: cũng tuân thủ theo nguyên tắc bốn đúng. Hiện nay, khuyến khích việc sử dụng các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi vừa an toàn, không gây ô nhiễm môi trường lại tiết kiệm được chi phí trong chăn nuôi, từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho bà con.

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Trong công tác quản lý chất lượng VTNN, huyện Yên Mỹ đã có được những thành tựu đáng kể như: tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, mở các lớp tập huấn, giáo dục, đào tạo cho các đối tượng là cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực VTNN, từ đó mà ý thức của họ được nâng lên, góp phần quan trọng trong việc đẩy lùi những sản phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Qua việc kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn có thể thấy được sự phối hợp khá tốt của các cơ sở làm cho công tác này diễn ra khá thuận lợi, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, chấn chỉnh việc hoạt động của các cơ sở đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

Bên cạnh những thành tựu thì công tác quản lý chất lượng VTNN trên địa bàn huyện cũng gặp phải không ít những khó khăn nên còn tồn tại nhiều hạn chế khi thực hiện. Với lực lượng cán bộ tham gia vào công tác quản lý chất lượng còn quá mỏng cùng một lúc phải thanh, kiểm tra tất cả các loại mặt hàng, nhất là với các cơ sở kinh doanh nhiều loại mặt hàng tổng hợp việc giám sát gặp nhiều khó khăn vì thiếu những tiêu chuẩn, quy chuẩn làm cơ sở đánh giá. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp, mức xử phạt thấp chưa đủ sức răn đe, trang thiết bị còn đơn sơ, thiếu thốn nhiều máy móc hiện đại cũng gây khó khăn trong khi thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá phân loại chất lượng VTNN.

Tóm lại, công tác quản lý chất lượng VTNN là một quá trình lâu dài, cần được quan tâm chỉ đạo thường xuyên cùng với sự phối hợp thực hiện của các tổ chức, cá nhân liên quan tới lĩnh vực VTNN nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm cung ứng ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn.

5.2 Kiến nghị

Để thúc đẩy công tác quản lý chất lượng VTNN trên địa bàn huyện, sau đây em xin đề xuất một vài kiến nghị nhằm nâng cao năng lực quản lý chất lượng VTNN của huyện, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh vào nề nếp, củng cố niềm tin vào sản phẩm khi người tiêu dùng sử dụng.

5.2.1. Với Nhà nước

Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách pháp luật ưu tiên, hỗ trợ vốn cho Doanh nghiệp, hộ kinh doanh và nông dân để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, Ngân Hàng cho vay lãi suất thấp, thời hạn dài tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh lĩnh vực VTNN, tạo hành lang pháp lý để đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh VTNN vào nề nếp, chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.

Cụ thể hóa các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách pháp luật để chính quyền các cấp thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình, đồng thời thường xuyên kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các văn bản để kịp thời điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với nhu cầu và tình hình thực tiễn tại mỗi địa phương.

Bên cạnh đó việc quản lý sản xuất phải thống nhất cho cơ quan chức năng, nếu cứ chồng chéo như hiện nay thì việc thi hành sẽ rất khó khăn như: trong lĩnh vực phân bón: Bộ Công Thương phụ trách quản lý sản xuất các loại phân bón vô cơ còn Bộ NN& PTNT thì phụ trách phân bón hữu cơ và phân bón bón lá. Như vậy, để nâng cao năng lực và đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý chất lượng VTNN thì việc quản lý sản xuất phải được quy về một mối.

Nhà nước cần có chính sách nhằm quy hoạch vùng sản xuất tập trung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng được dễ dàng, củng cố mạng lưới phân phối mặt hàng VTNN đáp ứng nhu cầu của bà con nông dân.

5.2.2. Với Chính quyền các cấp

Đầu tư phát triển hạ tầng, trang thiết bị phục vụ tốt hơn trong việc đánh giá, phân loại chất lượng VTNN.

Thay đổi, cải tiến cách thức tuyên truyền các thông tin về khoa học công nghệ, chính sách hỗ trợ người nông dân một cách hợp lý, lôi cuốn, thu hút sự lắng nghe, quan tâm của họ. Lồng ghép các kiến thức về thị trường, kinh doanh cho người dân qua các lớp khuyến nông và tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của địa phương.

Đồng thời phát triển thị trường nông thôn: thị trường tiêu thụ nông sản và thị trường các yếu tố đầu vào, cần phải có những quy định trong hợp đồng ký kết với các Doanh nghiệp về giá nhằm bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng tránh trường hợp bị ép giá.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các kiến thức về thị trường cũng như nâng cao nhận thức về chất lượng VTNN và các hàng hóa nông sản cho người dân thông qua các lớp tập huấn, các phương tiện truyền thông.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w