Năng lực quản lý, kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 51)

4.1.3.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Qua thu thập thông tin từ cô Trưởng phòng NN& PTNT em được biết, hiện tại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mới thành lập Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản vào năm 2011 còn ở các huyện mới thành lập các đoàn kiểm tra định kỳ, lấy mẫu kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh VTNN. Chính vì vậy, cơ sở vật chất của huyện Yên Mỹ nói chung và các huyện khác trong tỉnh nói riêng về cơ bản còn rất đơn sơ. Diện tích sử dụng tại các phòng chuyên môn còn rất hạn chế so với nhu cầu công tác. Trang thiết bị rất hạn chế, ở mỗi phòng chuyên môn mới có 3- 4 máy tính cây, máy in, fax.

4.1.3.2 Năng lực kiểm nghiệm

 Trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y:

Vì mới thành lập nên đoàn kiểm tra thường phối hợp đi kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở cùng với tỉnh. Về chuyên môn chưa đáp ứng được so với yêu cầu thực tiễn. Phòng kiểm nghiệm của tỉnh mới đủ năng lực kiểm tra chất lượng một số giống vật nuôi và thức ăn chăn nuôi về phần lớn các chất dinh dưỡng và một số chất cấm sử dụng trong chăn nuôi. Ngoài ra, phòng kiểm nghiệm của tỉnh còn có khả năng phân tích dư lượng các hóa chất, kháng sinh cấm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng... trong thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y dùng trong nuôi trồng thủy sản.

Ngoài ra, phòng còn có khả năng phân tích dư lượng một số hóa chất, kháng sinh cấm, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hooc môn tăng trưởng, vi sinh vật gây bệnh chung cho người và động vật.

 Trong lĩnh vực trồng trọt, BVTV:

Phòng đã kiểm tra được chất lượng giống cây trồng và một số chỉ tiêu phân bón( yếu tố đa lượng). Phòng kiểm nghiệm được trang bị tương đối hiện đại nhằm phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu chất lượng thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc BVTV và khảo nghiệm thuốc BVTV.

4.1.3.3 Nguồn nhân lực:

Cùng chung tay trong việc đẩy lùi sản phẩm, hàng hóa giả, kém chất lượng thì UBND tỉnh Hưng Yên đã ra chỉ thị số 05/2009/ CT- UBND yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành liên quan tăng cường quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y và thuốc bảo vệ thực vật. Nhằm khắc phục những nguyên nhân tồn tại, thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi, lợi ích người tiêu dùng, đồng thời xử lý nghiêm với tổ chức, cá nhân vi phạm.

Hiện trạng cán bộ làm công tác quản lý chất lượng VTNN và nông lâm thủy sản được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.7 Hiện trạng cán bộ quản lý chất lượng trên địa bàn huyện Yên Mỹ

TT Đơn vị Tổng số

cán bộ

Trong đó, cán bộ tham gia công tác quản lý chất lượng VTNN, nông lâm

thủy sản 1

Các cơ quan quản lý chuyên ngành của địa phương 30 11 2 Phòng NN & PTNT 7 2 3 Phòng thanh tra 6 2 4 Phòng TCKH 4 2 5 Phòng Y tế 4 2 6 Phòng Công thương 5 2 7 Phòng LĐTBXH 4 1

Qua bảng trên ta thấy được số cán bộ tham gia vào công tác quản lý chất lượng VTNN của huyện vẫn còn ít 11 cán bộ trực thuộc các phòng( chiếm 36,67%). Các cán bộ này tham gia vào Đoàn kiểm tra phối hợp với chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản của tỉnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá phân loại chất lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN. Họ được tập huấn các kiến thức cơ bản về quản lý chất lượng, tuy nhiên vẫn còn rất hạn chế.

4.1.3.4 Cơ chế tài chính:

Nguồn kinh phí thực hiện do Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bố trí từ ngân sách địa phương.

Ngoài ra, nguồn tài chính còn được tỉnh hỗ trợ thêm trong việc đầu tư, cải tiến trang thiết bị hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá phân loại chất lượng VTNN và nông lâm thủy sản. Đoàn kiểm tra lập dự toán kinh phí trình lên phòng TCKH duyệt cấp kinh phí phân bổ thực hiện theo từng giai đoạn, nhiệm vụ cụ thể.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w