Thực trạng kinh doanh vật tư nông nghiệp của các cơ sở kinh

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 48)

Xã Hoàn Long Xã Yên Phú Xã Yên

Hòa Tổng 3 xã Cơ cấu(%)

Có 2 3 2 7 11,67

Tùy lúc 8 10 6 24 40

không 10 7 12 29 48,33

(nguồn tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng trên ta thấy, phần lớn các hộ không thể phân biệt được VTNN thật, giả, số nhận biết được tương đối ít chiếm 11,67%. Tuy nhiên, hình thức nhận biết được chủ yếu thông qua thói quen mua hàng tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở khu vực lân cận hoặc các đại lý lớn, chất lượng uy tín. Thực trạng trên là do công tác tuyên truyền, phổ biến về chất lượng VTNN ở các địa phương không được quan tâm thường xuyên dẫn tới hiệu quả của công tác tuyên truyền không cao, nhiều người dân không được tiếp cận do thông tin không kịp thời…

4.1.2 Thực trạng kinh doanh vật tư nông nghiệp của các cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn huyện: VTNN trên địa bàn huyện:

Như chúng ta đã biết, việc sử dụng VTNN đúng cách, hợp lý đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Khi nhu cầu đó diễn ra thì thị trường cung ứng VTNN đã ra đời phục vụ nhu cầu của người dân. Ngoài các cơ sở sản xuất thì một hình thức cung ứng cho đến nay đã đạt được những thành công nhất định góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con đó chính là các cở sở kinh doanh, các cửa hàng bán buôn bán lẻ. Theo thống kê của phòng thống kê huyện Yên Mỹ đến nay trên địa bàn huyện có khoảng 52 cơ sở sản xuất, kinh doanh được phân bố rộng khắp tại các xã, thị trấn nhằm cung ứng cho nhu cầu của bà con tại ngay chính địa phương mình.

Thống kê số cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn 3 xã: Hoàn Long, Yên Phú và Yên Hòa:

Tên xã Số cơ sở kinh doanh VTNN

Hoàn Long 7

Yên Phú 11

Yên Hòa 1

Tổng 19

19 cơ sở này đều đã đăng ký kinh doanh và đang hoạt động cung ứng VTNN trên địa phương mình.

Kết quả điều tra cho thấy, trên địa bàn xã Yên Hòa vẫn còn 3 cửa hàng nhỏ lẻ không đăng ký kinh doanh khi hoạt động mà các sản phẩm cung ứng chủ yếu là phân bón.

Bảng 4.6 Phân loại các cơ sở thuộc địa bàn 3 xã nghiên cứu

Cơ sở thuộc xã Đại lý cấp 1 Đại lý cấp 2 Của hàng bán lẻ Tổng

Hoàn Long - 4 3 7

Yên Phú 1 4 6 11

Yên Hòa - 1 - 1

Tổng 1 9 9 19

( Nguồn: ban thống kê các xã)

Qua bảng trên ta thấy, trên địa bàn 3 xã nghiên cứu mới chỉ có duy nhất 1 đại lý cấp 1 thuộc xã Yên Phú. Sự phân bố các cơ sở kinh doanh VTNN không đồng đều, tập trung nhiều nhất ở xã Yên Phú, sau đó là Hoàn Long và nơi có ít co sở nhất là ở Yên Hòa ( 1 đại lý cấp 2). Sở dĩ có sự phân bố trên là do xã Yên Phú có số dân đông hơn cả với diện tích đất tự nhiên tương đối lớn 811,44 ha trong khi đó Hoàn Long chỉ có 575,74 ha còn Yên Hòa thì thấp hơn cả chỉ khoảng 364,74 ha. Hiện nay với sự chuyển đổi sang cây trồng và các ngành kinh tế cao đã thúc đẩy thị trường cung ứng VTNN phát triển mạnh mẽ ở Yên Phú, với 11 cơ sở kinh doanh VTNN đã đáp ứng được nhu cầu của người dân khu vực tại xã và khu vực lân cận. Do địa bàn 3 xã này khá gần nhau, việc giao thông rất thuận lợi góp phần thúc đẩy hoạt động giao lưu buôn bán các sản phẩm hàng hóa một cách nhanh chóng và thuận tiện.

* Nguồn nhân lực:

Theo kết quả điều tra và quan sát thực tế, hầu hết các cơ sở đều là lao động trong gia đình, họ tự quản lý hoạt động kinh doanh buôn bán của mình mà không cần thuê lao động bên ngoài. Trước khi mở cửa hàng kinh doanh các mặt hàng này thì trong nhà có 1 hoặc 2 người đi học một lớp trung cấp nghề để biết và nắm bắt những thông tin cơ bản về lĩnh vực mà mình lựa chọn kinh doanh. Sau khi học xong họ sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề, trong quá trình buôn bán thì họ phổ biến một số thông tin cơ bản cho thành viên khác trong gia đình như: giá cả sản phẩm chẳng hạn. Sau thời gian học đó thì họ ít có thời gian học nâng cao kiến thức về việc phối kết hợp sử dụng các loại VTNN sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Theo kết quả điều tra cho thấy, hằng năm họ được đi tập huấn khoảng 5 lần tùy thuộc vào lịch do công ty thu xếp. Cơ sở không được cập nhật danh mục hóa chất( BVTV), kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng bị cấm sử dụng một cách thường xuyên chiếm tới hơn 90% do là các cơ sở không được trang bị kiến thức nhiều, trình độ nhận thức còn hạn chế.

* Trang thiết bị, cơ sở vật chất:

Do các cơ sở kinh doanh này là các hộ kinh doanh cá thể nên trang thiết bị không được trang bị đầy đủ. Các cửa hàng nhỏ lẻ chỉ có 1 gian hàng vừa bày bán và chứa hàng hóa, không có kho chứa riêng nào khác. Tuy vậy, các gian hàng được tách biệt khỏi khu nhà ở. Do đó những ảnh hưởng từ các sản phẩm VTNN này ít tác động đến đời sống sinh hoạt của họ. Sản phẩm bày bán khá khoa học, gọn gàng.

+ Phía cửa vào có một khe nhỏ để bán hàng và giao hàng cho khách. + Bên phải có 1 tủ kính bày các mặt hàng hạt giống.

+ Bên trái có 1 tủ kính bày các mặt hàng thuốc BVTV. + Phía sau lưng chứa các loại phân bón.

* Hệ thống quản lý chất lượng: áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng phổ biến như ISO, HACCP. Các cán bộ quản lý chất lượng thường xuyên kiểm tra, theo dõi xuất, nhập hàng định kỳ lấy mẫu kiểm tra đánh giá, phân loại chất lượng VTNN.

Một phần của tài liệu nâng cao năng lực quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện yên mỹ, tỉnh hưng yên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w