* Sử dụng:
Trong sản xuất nông nghiệp ngoài giống cây trồng, vật nuôi thì phân bón, thuốc BVTV, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi đóng vai trò quan trọng không kém. Việc sử dụng hợp lý các loại VTNN nêu trên đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân. Thật vậy, trong trồng trọt, nếu sử dụng phân bón hợp lý, đúng cách, chất lượng cao kết hợp với các biện pháp BVTV sẽ làm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất. Tương tự như vậy, trong chăn nuôi nếu biết chọn lọc và sử dụng các loại thức ăn chăn nuôi chất lượng cao phù hợp với từng giốn vật nuôi kết hợp với sử dụng đúng cách thuốc thú y sẽ đem lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân.
Trên địa bàn huyện Yên Mỹ hiện nay diện tích đất nông nghiệp là 5842,78 ha chiếm 63,16% diện tích đất tự nhiên của huyện. Với đặc điểm thuận lợi này tạo cho huyện có các vùng chuyên canh lúa chất lượng cao như: Yên Phú, Hoàn Long, Yên Hòa…với những giống lúa chất lượng tốt và năng suất cao.
Năm 2011, đất trồng lúa 4599,96 ha chiếm 49,73%. Như vậy, nhu cầu sử dụng phân bón, thuốc BVTV của người dân trong huyện cũng tương đối nhiều.
Bảng 4.1 Chi phí vật tư hộ trồng lúa
Tính trên 1 sào
Chi phí vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn
giá(1000đ) Thành tiền Giống Kg 1 50 50 Đạm Kg 10 10 100 Lân Kg 20 3,5 70 Kali Kg 5 10 50 NPK Kg 20 4,5 90 Thuốc BVTV 1000đ 50
(Nguồn tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy được chi phí vật tư trên 1 sào lúa 410000đ. Trong đó, nhu cầu sử dụng nhiều nhất là lân, NPK khoảng 20kg/ sào, sau đó là lượng đạm và sau cung là kali. Lượng thuốc BVTV dùng trong 1 vụ có sự khác nhau, vụ xuân dùng ít hơn, vụ mùa thời tiết bất lợi sâu bệnh phát triển mạnh nên nhu cầu sử dụng các loại thuốc BVTV cần nhiều hơn so với vụ trước, vụ mùa chi phí thuốc BVTV có thể lên tới 80000đ/sào thậm chí 100000đ.
Ở các cây trồng khác, đặc biệt là các cây hoa màu thì nhu cầu sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn, họ đánh thuốc thường xuyên để phòng, trừ các loại sâu, bệnh giúp cho mẫu mã sản phẩm được đẹp. Tuy nhiên việc dùng nhiều như vậy đã làm cho dư lượng thuốc BVTV tồn đọng trong nông sản khá nhiều trong khi đó thời hạn cách ly trước khi đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng gần như không có, thậm chí sáng phun chiều thu hoạch ngay.
Trong chăn nuôi thì việc sử dụng thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y là thật sự cần thiết đối với người dân trong việc tăng năng suất, sản lượng và nâng cao giá trị kinh tế cho họ nếu sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững được các kiến thức thị trường cũng như nguyên tắc sử dụng các loại vật tư đúng mức. Thực tiễn cho thấy, đa số người dân thấy giá thành của vật nuôi tăng cao thì cho ăn tăng trọng để rút ngắn thời gian chăn nuôi, sử
dụng các loại vật tư bị cấm sử dụng…Nguyên nhân của thực trạng trên là do thiếu hiểu biết các kiến thức về thị trường, thấy rẻ thì không ngần ngại lựa chọn để mua nên nhiều vật tư giả, kém chất lượng trà trộn vào mà không hề hay biết, đến khi xảy ra chuyện gì đó như vật nuôi chết hàng loạt chẳng hạn mới vỡ lẽ.
• Các dịch vụ gia đình tiếp cận:
Các dịch vụ này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2 Các dịch vụ gia đình tiếp cận(60 phiếu)
Loại dịch vụ Xã Hoàn Long Xã Yên Phú Xã Yên Hòa Tổng 3 xã Cơ cấu (%) Khuyến nông/tập huấn 17 20 16 53 88,33 VTNN của hợp tác xã 18 20 17 55 91,67
Thủy lợi của hợp tác xã 20 20 20 60 100 Vật tư do công ty cung cấp 5 10 8 23 38,33 Tín dụng Ngân hàng 13 15 12 40 66,67 Thông tin thị trường 7 11 8 26 43,33
(nguồn tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy loại dịch vụ mà các hộ tiếp cận nhiều nhất là thủy lợi của hợp tác xã chiếm 100%, tiếp đó là dịch vụ cung ứng VTNN của hợp tác xã chiếm 91,67%, khuyến nông 88,33%, tín dụng ngân hàng 66,67%, sau cùng là thông tin thị trường 43,33% và vật tư do công ty cung cấp 38,33%, trong đó thì hộ dân ở xã Yên Phú tiếp cận các loại dịch vụ nhiều nhất, tiếp đến là Hoàn Long và sau cùng là Yên Hòa.Theo kết quả điều tra trên cho thấy các hộ được tiếp cận với khá nhiều loại dịch vụ, tuy nhiên theo đánh giá của
nhiều bà con thì chất lượng các loại dịch vụ chỉ ở mức trung bình. Do vậy, cần mở các lớp tập huấn về kiến thức thị trường để bà con tham gia nhiều hơn, đồng thời phải thường xuyên nâng cao chất lượng các loại dịch vụ để người dân tiếp cận được dễ dàng và đem lại hiệu quả cao hơn.
* Nhận thức về chất lượng VTNN của hộ:
Bảng 4.3 Đánh giá về giá cả VTNN của các hộ
Giá cả VTNN Xã Hoàn Long Xã Yên Phú Xã Yên
Hòa Tổng 3 xã Cơ cấu(%)
Cao 13 16 17 46 76,67
Trung bình 7 4 3 14 23,33
Thấp 0 0 0 0 0
(nguồn tổng hợp số liệu điều tra)
Qua bảng trên ta thấy được đại bộ phận hộ nông dân cho rằng giá VTNN hiện nay tương đối cao chiếm 76,67%, số ít cho rằng ở mức trung bình. Thấy được sự khác biệt đó là do đại bộ phận hộ dân tiếp cận và theo dõi sự biến động của giá cả VTNN diễn biến có sự thay đổi đáng kể, điều đó được thể hiện rõ nét qua bảng sau:
Bảng 4.4 tỷ giá cánh kéo giữa thóc và đạm
Năm 2005 Năm 2011
Giá đạm( đồng/kg) 3000 10000
Giá thóc( đồng/kg) 2500 7000
Tỷ giá giữa giá đạm và giá thóc( lần) 1,2 1,43
Biến động tỷ giá cánh kéo giữa năm 2005 và năm 2011 nói lên một thực trạng người nông dân phải trả giá đắt để mua phân đạm, hay giá đạm biến động tăng nhanh hơn so với biến động tăng của giá thóc. Cụ thể, trong năm 2005 người nông dân chỉ phải đổi 1,2kg thóc đã có 1kg phân đạm, song ở năm 2011, để có được 1kg phân đạm họ phải đổi bàng 1,43kg thóc.
Trước thực trạng biến động giá cả VTNN theo xu hướng tăng lên, để tìm kiếm lợi nhuận và cạnh tranh với sản phẩm của các cơ sở sản xuất khác
thì không ít các cơ sở đã tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, và không phải người dân nào cũng có thể nhận biết được.
Bảng 4.5 Nhận biết VTNN thật, giả Nhận biết