4.2.2.1 Ưu điểm: Được sự chỉ đạo của Bộ NN & PTNT, sự quan tâm của UBND tỉnh Hưng Yên cùng sự phối hợp chặt chẽ, nhiệt tình của các cán bộ trong UBND huyện Yên Mỹ, tới nay chất lượng VTNN trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến rõ nét. Cụ thể, trong thời gian qua tỉnh đã thành lập Chi cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, phía huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra phối hợp tiến hành kiểm tra chất lượng cùng với tỉnh nhằm đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo chất lượng trong tình hình hiện nay. Người dân cũng như đơn vị sản xuất, kinh doanh từ đó mà ý thức về chất lượng sản phẩm được nâng lên, chủ động phối hợp với lãnh đạo địa phương nhằm đẩy lùi các sản phẩm chất lượng kém được bày bán trên thị trường, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng nông sản bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đi vào nề nếp hơn, tuân thủ các quy định của Nhà nước về chất lượng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.
4.2.2.2 Nhược điểm: Do lực lượng tham gia vào công tác quản lý chất lượng VTNN còn tương đối ít mà lực lượng biên chế còn ít hơn, đa số là các cán bộ mới tham gia vào công tác quản lý chất lượng trình độ chuyên môn chưa cao, chưa nắm bắt được hết các nguyên tắc nghề nghiệp, đôi khi còn không hiểu đúng,đủ nhiệm vụ được giao, vì thế chưa đáp ứng được những yêu cầu đối với
thực tiễn tại địa phương. Việc xử lý vi phạm chưa thực sự nghiêm túc, mức xử phạt chưa đủ sức răn đe.
Bên cạnh những yếu kém về nhân lực thì phương tiện làm việc lại thiếu thốn, chưa có phòng phân tích kiểm nghiệm riêng nên ảnh hưởng rất nhiều đến nhiệm vụ, công việc được giao, các chế tài chưa đồng bộ nên gặp nhiều khó khăn trong công tác xử lý.