Nhiệm vụ và trách nhiệm của người GV trong dạy học theo hướng “Hoạt động hĩa người học”

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM THÔNG QUA VIỆC GẮN KẾT TRI THỨC KHOA HỌC VỚI KIẾN THỨC HÓA HỌC PHỔ THÔNG PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 26)

Nét đặc trưng cơ bản của định hướng hoạt động hố người học là sự học tập tự giác và sáng tạo của HS. Để HS học tập tích cực tự giác cần làm cho HS biết biến nhu cầu của xã hội thành nhu cầu nội tại của bản thân mình. Để cĩ tư duy sáng tạo thì phải tập luyện hoạt động sáng tạo thơng qua học tập. Muốn vậy ngay trong bài học đầu tiên của mơn học phải đặt HS vào vị trí của người nghiên cứu, người khám phá. Ngược lại nhờ cách học nghiên cứu khám phá và cách học sáng tạo đĩ mà HS nắm vững kiến thức, biết sử dụng kiến thức một cách linh hoạt rồi tiếp tục sáng tạo ra cái mới. Cách tốt nhất để hình thành và phát triển năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo của HS là đặt họ vào vị trí chủ thể hoạt động tự lực, tự giác, tích cực của bản thân mà chiếm lĩnh kiến thức, phát triển năng lực sáng tạo, hình thành quan điểm đạo đức. Vì vậy cần phải coi xây dựng phong cách “học tập sáng tạo” là cốt lõi của việc đổi mới PPDH.

Ngày nay việc học tập của HS mang nhiều ý nghĩa tự học, cịn người GV cần chú ý đến dạy cách học thơng qua quá trình dạy học. Trong khi khẳng định vai trị của người GV khơng hề suy giảm, cần phải thấy rằng tính chất của vai trị này đã thay đổi: người GV khơng phải là nguồn phát huy thơng tin duy nhất, khơng chỉ lo truyền thụ kiến thức, khơng phải là người làm mọi việc cụ thể trên lớp.

Trách nhiệm chủ yếu của GV là làm các cơng việc sau:

- Thiết kế: Lập kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch dạy học, bao gồm: mục đích, nội dung, PP, phương tiện và hình thức tổ chức (tức là soạn giáo án theo những yêu cầu mới, chỉ rõ mục tiêu, nội dung, cách tổ chức và điều khiển hoạt động của HS, chỉ rõ hệ thống hoạt động của HS)

- Uỷ thác, tạo động cơ: Biến ý đồ của dạy học của GV thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của HS.

- Điều khiển: Điều khiển và tổ chức hoạt động của HS theo cá nhân hay nhĩm, kể cả điều khiển về mặt tâm lý, bao gồm sự động viên, trợ giúp, đánh giá.

- Thể chế hố: Biến những kiến thức riêng của từng HS thành tri thức khoa học của xã hội mà HS cần tiếp thu, tạo điều kiện cho HS vận dụng tri thức thu được để giải quyết một số vấn đề liên quan trong đời sống và sản xuất.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM THÔNG QUA VIỆC GẮN KẾT TRI THỨC KHOA HỌC VỚI KIẾN THỨC HÓA HỌC PHỔ THÔNG PHẦN HIĐROCACBON LỚP 11 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(149 trang)
w