Kết quả định lượng 25(OH)D3 và LL-37 trong huyết thanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ 25(OH)D3 và peptid Ll-37 huyết thanh ở bệnh nhi nhiễm khuẩn tiết niệu (Trang 61)

Kết quả xét nghiệm 46 bệnh nhân bị NKTN cho thấy nồng độ

25(OH)D3 trong huyết thanh của nhóm là 12,3 ± 5.9ng/mL nồng độ

25(OH)D3 thấp nhất là 5,1 ng/mL nồng độ cao nhất là 27,6 ng/mL. Chúng tôi chọn mức 25(OH)D3 huyết thanh được cho là đủ đối với người khỏe mạnh ≥

có nồng độ 25(OH)D3 trong huyết thanh <30ng/mL. Kết quả nghiên cứu nồng

độ 25(OH)D3 của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Jeng L. và cộng sự nồng độ 25(OH)D3 của nhóm bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và các nhiễm trùng trong bệnh viện khác là 16.0 ± 8.5 ng/mL và 16.2 ± 7.2ng/mL [53]. Nồng độ 25(OH)D3 ở nhóm bệnh nhân là công nhân lao động chẩn đoán xác

định lao phổi là 20.4ng/mL[80]. Sự khác biệt này có thể được giải thích do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là trẻ dưới 2 tuổi nhu cầu vitamin D lớn hơn ở người lớn do nhu cầu phát triển của xương và răng, vẫn còn thói quen giữ trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên cả hai nghiên cứu đều nhận thấy tỷ lệ cao bệnh nhân bị bệnh có thiếu vitamin D mức 25(OH)D3<30ng/mL: 100% bệnh nhân có NK huyết, 95% trường hợp bị mắc các nhiễm khuẩn nặng khác có thiếu vitamin D và 86% bệnh nhân lao phổi có thiếu vitamin D. Như

vậy nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác đều nhận thấy tình trạng thiếu vitamin D rất phổ biến trong các đối tượng bị nhiễm khuẩn, thiếu vitamin D gây nhạy cảm nhiễm trùng nhiều khi bệnh nhi vào viện do thiếu vitamin D nhưng nằm trong bệnh cảnh lâm sàng của bệnh khác.

Tìm hiểu sự khác biệt nồng độ 25(OH)D3 theo nhóm tuổi và giới tính chúng tôi không nhận thấy không có sự khác biệt về nồng độ 25(OH) vitamin D3 giữa các nhóm tuổi và theo giới tính: trẻ dưới 2 tuổi 12,3 ± 6,1 ng/mL so với nhóm trẻ trên 2 tuổi 12,2 ±5,8 ng/mL, trẻ trai 12,5 ± 5,8 ng/mL và trẻ

gái là 12 ± 6,3 ng/mL. Một nghiên cứu tại Ấn Độ cho thấy mức 25(OH)D3 dưới 10ng/mL ở trẻ sơ sinh tăng nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp dưới [59]. Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em thường gặp nhất là tuổi nhỏ và giới tính. Như vậy trẻ có những yếu tố nguy cơ cao này kết hợp với thiếu vitamin D có thể sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh hơn những trẻ khác.

Kết quả xét nghiệm 25(OH)D3 ở nhóm chứng nhi là 22.9 ± 9,9ng/mL. Nồng độ 25(OH)D3 cao nhất 44,6 ng/mL và thấp nhất 8,8 ng/mL. Có 75% số

So sánh nồng độ 25(OH)D3 ở hai nhóm nghiên cứu. Quá trình nghiên cứu chúng tôi tiến hành lấy nhóm bệnh và nhóm chứng song song với nhau cùng thời gian cùng địa điểm như vậy so sánh ít bị ảnh hưởng theo địa dư và theo mùa chúng tôi cũng tiến hành khám lâm sàng lưu ý các trường hợp bệnh nhân bị tắc mật, suy gan vì những bệnh nhân này giảm khả năng chuyển hóa 25(OH)D3 tại gan và giảm hấp thu vitamin D qua đường tiêu hóa. So sánh nồng độ 25(OH)D3 ở hai nhóm nghiên cứu cho thấy nồng độ trung bình 25(OH)D3 nhóm trẻ không bị NKTN cao hơn có ý nghĩa so với nhóm trẻ bị

bệnh (bảng 3.6). Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với nghiên cứu của Leo J. nồng độ 25(OH)D3 ở nhóm khỏe mạnh cao hơn nhóm người bị nhiễm khuẩn huyết. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở cả hai nhóm bệnh và nhóm chứng đều cao. Ở

4.2.2. Nồng độ LL-37 trong huyết thanh.

Kết quả định lượng LL-37 được trình bày trong bảng 3.12 cho thấy nồng độ LL-37 trung bình ở nhóm bệnh nhân bị NKTN là 16,2 ± 5,1ng/mL (6,1- 32,01 ng/mL) thấp hơn nồng độ LL-37 của nhóm trẻ nhi không bị bệnh là 20,3 ± 5,9 ng/mL (11,9- 34,3ng/mL). Tuy nhiên so sánh nồng độ LL-37 giữa hai nhóm chúng tôi nhận thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Những nghiên cứu gần đây cho thấy vitamin D đóng vai trò trong việc điều chỉnh việc sản xuất các peptide kháng khuẩn như LL-37 trong các đại thực bào được nuôi cấy [62]. Một nghiên cứu bệnh chứng giữa bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và những người khỏe mạnh cho thấy LL-37 ở nhóm khỏe mạnh cao hơn có ý nghĩa so với nhóm bệnh (13,37± 2,1ng/mL và 27,2±4,9 ng/mL) [53]. Sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu nghiên cứu chúng tôi còn nhỏ. So sánh nồng độ LL-37 theo giới tính chúng tôi nhận thấy ở trẻ trai nồng độ LL- 37 ở nhóm chứng cao hơn có ý nghĩa so với nhóm trẻ bị bệnh (15,8 ± 4,4 và 20,3 ± 5,9 ng/mL). Như vậy trong nghiên cứu của chúng tôi LL-37 có xu hướng cao hơn ở những trẻ khỏe mạnh so với nhóm mắc bệnh.

So sánh nồng độ LL-37 ở nhóm bệnh nhi NKTN với nhóm bệnh nhân lao phổi. Kết quả nồng độ LL-37 trung bình của chúng tôi thấp hơn so với nồng độ LL-37 trung bình ở nhóm bệnh nhân lao phổi (16,2 ± 5,1ng/mL và 49,5 ± 23,8 ng/mL). Sự khác biệt này có thể do trong bệnh lao các phản ứng viêm và các đáp ứng miễn dịch diễn ra mạnh hơn LL-37 được tăng cường huy động và tăng tổng hợp để giết trực khuẩn lao [80].

4.2.3. So sánh nồng độ LL-37 ở hai nhóm nhiễm khuẩn tiết niệu trên và dưới

Như phần tổng quan đã trình bày NKTN trên biểu hiện hội chứng nhiễm trùng lâm sàng và cận lâm sàng rầm rộ: sốt, vẻ mặt nhiễm trùng nhiễm

độc, đái đục, đái mủ, bạch cầu bạch cầu trung tính CRP tăng cao trái ngược với biểu hiện nhiễm khuẩn nhẹ của NKTN dưới. Trong nghiên cứu của Schaumech M. nồng độ LL-37 trong nước tiểu của những trẻ bị NKTN trên cao hơn so với những bệnh nhi bị NKTN dưới những chủng E.coli được phân lập từ NKTN trên kháng cao với LL-37 biểu hiện nồng độ ức chế vi khuẩn tối thiểu (MIC) cao hơn so với những chủng gây NKTN dưới. Tuy nhiên trong nghiên cứu chúng tôi không nhận thấy có sự khác biệt nồng độ LL-37 ở nhóm trẻ bị NKTN trên và nhóm trẻ NKTN dưới. Sự khác biệt này có thể giải thích do trong nghiên cứu của chúng tôi cả hai nhóm NKTN trên và dưới hơn 90% số bệnh nhân có bạch cầu nhiều và dày đặc trong khi nhiễm trùng đường tiểu trên pH niệu kiềm tính tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, số lượng bạch cầu trong nước tiểu nhiều hơn số lượng bạch cầu nhiễm trùng đường tiểu dưới [11] kết quả này làm LL-37 ở NKTN trên trong nghiên cứu của họ cao hơn. Mặt khác 25(OH)D3 làm tăng cảm ứng tổng hợp peptid LL-37 ở hai nhóm nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt về nồng độ.

4.3. Tương quan nồng độ 25(OH)D3 và LL-37

4.3.1. Tương quan nồng độ 25(OH)D3 và LL-37 nhóm bệnh và nhóm chứng

Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đều nhận thấy chất chuyển hóa của vitamin D là 1,25(OH)2D tăng cảm ứng gen mã hóa tổng hợp peptid LL- 37, tăng nồng độ 1,25(OH)2D dẫn đến tăng LL-37 cải thiện giết các vi sinh vật trong các đại thực bào bị nhiễm trực khuẩn lao cũng như tầm quan trọng bổ

Jeng và CS năm 2009 cho thấy LL-37 có mối tương quan tích cực với nồng độ

25(OH)D3 trong huyết thanh với r=0,2348.

Xác định mối liên quan giữa nồng độ 25(OH)D3 và LL-37 ở nhóm bệnh nhi NKTN và nhóm trẻ khỏe mạnh không bị NKTN chúng tôi nhận thấy có mối tương quan tuyến tính khá chặt chẽ với r = 0,54 và r = 0,61 tương ứng, tương quan thuận. Kiểm tra mức thấp của 25(OH)D3 trong huyết thanh chúng tôi cũng đã liên kết được với mức thấp hơn của LL-37. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của các tác giả nước ngoài tăng nồng độ

25(OH)D3 dẫn đến tăng tổng hợp peptid LL-37. Như vậy việc nhiều tế bào của hệ miễn dịch cũng như các tế bào biểu mô có các thụ thể với vitamin D và có khả năng chuyển từ 25(OH)D thành 1,25(OH)2D. Vitamin D có thể coi như

là một nhân tố quan trọng trong quản lý các bệnh lý nhiễm trùng.

4.3.2. Tương quan giữa số lượng bạch cầu máu và LL-37

LL-37 được bài tiết từ các tế bào miễn dịch như đại thực bào, bạch cầu

đa nhân trung tính các tế bào limpho... và các tế bào biểu mô bề mặt. Mặt khác LL-37 là kết nối đáp ứng miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được bằng cách hóa ứng động thu hút các tế bào của hệ miễn dịch tham gia vào phản ứng viêm. Tìm hiểu mối tương quan giữa số lượng bạch cầu và LL-37 chúng tôi không tìm thấy mối tương quan tuyến tính giữa chúng. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của cơ chế tự bảo vệ của các tế bào biểu mô đường niệu có khả

năng nhanh chóng tự tổng hợp các peptid kháng khuẩn LL-37 khi có sự xâm nhập của VK gây bệnh.

KẾT LUẬN

Chúng tôi xin rút ra một số kết luận như sau:

1. Nồng độ 25(OH)D3 ở nhóm bệnh nhân NKTN là 12,3 ± 5.9 ng/mL thấp hơn so với nhóm trẻ không bị NKTN là 22,9 ± 9,9 ng/mL. Tình trạng thiếu vitamin D phổ biến trong cả hai nhóm nghiên cứu. Nồng độ LL-37 ở

nhóm bệnh nhi bị NKTN là 16,2 ± 5,2ng/mL tương đương với nhóm trẻ khỏe mạnh là 20,3 ± 5,9 ng/mL.

2. Nồng độ 25(OH)D3 và LL-37 ở cả nhóm bệnh nhân NKTN và nhóm chứng tương ứng có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với r=0,54 và r=0,64.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1. Nguyễn Văn Bàng (1979), “NKTN trên trẻ suy dinh dưỡng nặng”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên khoa nhi, Hà Nội 1979.

2. Đặng Nguyệt Bích- Đỗ Bích Hằng (1988), “Tình hình NKTN tại khoa thận BVBVSKTE từ 1.1981 đến 6.1984”, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 280-286.

3. Bộ Y tế (1998), “Cấy nước tiểu tìm VK gây bệnh”, Chương trình giám sát quốc gia tính kháng thuốc của VK, Hà Nội 9/1998, tr. 36 – 40.

4. Đặng Văn Chức, Nguyễn Ngọc Sáng (2005), “Nguyên nhân và kết quả điều trị 148 bệnh nhân NKTN tại bệnh viện trẻ em Hải Phòng từ 1/2002- 12/2004”, Tạp chí Y học Việt Nam số 311, số đặc biệt hội nghị khoa học thận tiết niệu và lọc máu trẻ em Việt Nam lần 1tháng 6/2005.

5. Jae Seung Lee (1989), "Nghiên cứu lâm sàng NKTN ở trẻ nhỏ và trẻ

lớn", Thông tin nhi khoa số 2, 12/1989, tr. 33-34. Người dịch Đinh Phương Hòa.

6. Tô Văn Hải (2003), “Nghiên cứu về triệu chứng và các yếu tố liên quan tới NKTN ở trẻ em từ 1đến 60 tháng tuổi”, Y học thực hành (454) số 6, tr. 7-10. 7. Tô Văn Hải (2003), “Nhận xét tình hình kháng kháng sinh đối với VK

gây NKTN ở trẻ em”, Y học thực hành số 7, tr. 52-55.

8. Hồ Việt Hiếu (1996), “Tình hình bệnh thận tiết niệu trẻ em tại khoa nhi bệnh viện TW Huế 1987- 1996”, Kỷ yếu y học thực hành- Kỷ yếu công trình nhi khoa- Hội nghị nhi khoa khu vực miền trung lần thứ 4 (Huế 1997).

9. Vũ Thị Minh Hiền (2010), “Nghiên cứu nồng độ vitamin D3 25OH huyết thanh ở trẻ còi xương điều trị tại bệnh viên nhi TW”, Luận văn thạc sỹ Y học, Hà Nội 2010.

10. Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Đình Long (2005), “Nhận xét triệu chứng lâm sàng cận lâm sàng của nhiễm khuẩn đường tiểu tại bệnh viện nhi TW từ 11/2003- 10/2004”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 311, số đặc biệt hội nghị khoa học thận tiết niệu và lọc máu trẻ em Việt Nam lần 1 tháng 6/2005. 11. Nhi khoa tập 2 (2009), Nhà xuất bản y học Hà Nội 2009, tr. 168-175. 12. Nguyễn Ngọc Sáng, Đặng Văn Chức, Phạm Thị Vân (2007), "Thực trạng NKTN ở trẻ em từ 2 tháng đến 6 tuổi tại 3 xã Phục Lễ Phả Lễ Lập Lễ huyện Thủy Nguyên Hải Phòng", Tạp chí Y học việt Nam, tập 340, tr. 172-179. 13. Nguyễn Văn Sơn (1999), “Những hiểu biết về vitamin D”, Chuyên đề,

tr. 1-22.

14. Lê Nam Trà, Đỗ Văn Hán (1979), “Tình hình bệnh thận tiết niệu ở trẻ

em trong 5 năm 1975-1979”, Kỷ yếu công trình 1975-1979, VBVSKTE, tr. 190-19.

15. Lê Nam Trà, Trần Đình Long, Đỗ Bích Hằng, Trần Thanh Thủy

(1994), “Tình hình bệnh thận tiết niệu ở trẻ em được điều trị tại VBVSKTE 1981 – 1990”, Tóm tắt công trình kỷ yếu nhi khoa, Hội nghị

nhi khoa lần thứ 16 (11/1994), tr. 161.

16. Lê Nam Trà, Lê Tố Như (2005), “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ

và lâm sàng bệnh nhiễm khuẩn đường tiểu ở trẻ sơ sinh tại bệnh viện nhi TW”, Tạp chí nghiên cứu y học, quyển 35, số 2, tr. 198 – 201.

17. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (1999), “Đặc điểm lâm sàng và phân bố vi khuẩn trong NKTN ở trẻ em tại khoa thận tiết niệu bệnh viện Nhi TW”.

Tiếng Anh

18. Adams J.S., Sharma O.P., Gacad M.A., Singer F.R. (1983), “Metabolism of 25-hydroxyvitamin D3 by cultured pulmonary alveolar macrophages in sarcoidosis”, J Clin Invest, 72, pp. 1856 - 1860.

19. Adams J.S., Liu P.T., Modlin R.L. and Hewinson M. (2007), “Vitamin D in defense of the human immune reponse”, Annals of the New York academiy of sciences, 1117, pp. 94-105

20. Akram M., Shahid M., Khan A.U. (2007), “Etiology and antibiotic resistance patterns of community-acquired urinary tract infections in J N M C Hospital Aligarh, India”, Ann Clin Microbiol Antimicrob, Mar 23; pp. 6-4.

21. Aronoff S.C., Nelson W.E., Andrea C.S. (2009), “Pyelonephritis”,

eMedicine Specialties > Pediatrics: General Medicine > Infectious Disease.

22. Braff M.H., Zaiou M., Fierer., Nized. (2005), “Keratinocyte production of cathelicidin provides direc activity against bacterial skin pathogens”,

Infect. Immun 73, pp. 6771- 6781.

23. Bikle D.D., Nemanic M.K., Whitney J.O., Elias P.W. (1986), “Neonatal human foreskinkeratinocytes produce 1,25-dihydroxyvitamin D3”, Biochemistry, 25, pp. 1545–1548.

24. Bikle D.D., Pillai S., Gee E., Hincenbergs M. (1989), “Regulation of 1,25-dihydroxyvitaminD production in human keratinocytes by interferon-gamma”, Endocrinology, 124, pp. 655–660.

25. Bikle D.D. (2008), “Vitamin D and the immune system: role in protection against bacterial infection”, Current Opinion in Nephrology & Hypertension: July 2008 - Volume 17 - Issue 4, pp. 348-352.

26. Boonstra A., Barrat F.J., Crain C., et al. (2001), “L'alpha,25- dihydroxyvitamin D3 has a direct effect on naive CD4(þ) T cells to enhance the development of Th2 cells”, J Immunol, 167, pp. 4974–4980.

27. Borregaard N., Theilgaard-Mönch K., Sorensen O.S., Cowland J.B.

(2001), “Regulation of human neutrophil granule protein expression”,

Curr. Opin Hematol, 8, pp. 23–27.

28. Brogden K.A. (2005), "Antimicrobial peptides: pore formers or metabolic inhibitors in bacteria?", Nature Reviews Microbiology 3 (3), pp. 238–250.

29. Chen S., Sims G.P., Chen X.X., et al. (2007), “Modulatory effects of 1,25-dihydroxyvitaminD3 on human B cell differentiation”, J Immunol, 179, pp. 1634–1647.

30. Chertov O., Michiel D.F., Xu L., Wang J.M., Tani K.W., Murphy M.J., Longo D.L., et al. (1996), “Identification of defensin-1, defensin-

2, and CAP37/Azurocidin as T-cell chemoattractant proteins released

from interleukin-8-stimulated neutrophils”, J. Biol, Chem. 271, pp. 2935–2940

31. Chromek M., Slamova Z., Bergman P., Kovacs L., Gallo R.L., Agerberrth B., Brauner A. (2006), “The antimicrobial peptide cathelicidin protects the urinary tract against invasive bacterial infection”,

Nature medicine volume 12 number 6.

32. Daniel C., Sartory N.A., Zahn N., et al. (2008), “Immune modulatory treatment of trinitrobenzene sulfonic acid colitis with calcitriol is associated with a changeof a T helper (Th) 1/Th17 to a Th2 and regulatory T cell profile”, J PharmacolExp Ther, 324, pp. 23–33.

33. Daniel V., Antelo P. (2000), "The Federal university of Rio de Janeiro",

34. Das R.N., Chandrasshekhar T.S., et al. (2006), “Frequency and susceptibility profile of pathogens caussing urine tract infection at a tertiary care hospital in western nepal”, Singapore med J47, 40, pp. 281-5.

35. Deluca H.E., Krisinger J., Darwish H. (1990), “The vitamin D

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nồng độ 25(OH)D3 và peptid Ll-37 huyết thanh ở bệnh nhi nhiễm khuẩn tiết niệu (Trang 61)