Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20032009 (Trang 49)

2.3.4.1. Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay

Hồi quy tương quan là phương pháp của toán học vân dụng trong thống kê nhằm biểu hiện, phân tích mối liên hệ và đánh giá mức độ tương quan của các hiện tượng trong mối liên hệ đó.

Vận dụng phương pháp hồi quy tương quan trong phân tích thống kê tín dụng NHTM cho phép xác định hình thức cũng như mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ. Để vận dụng phương pháp này trước hết cần phân tích một cách logic các mối quan hệ có thể có trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Trên cơ sở đó vận dụng lý thuyết để nghiên cứu mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Bước đầu tiên là xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ. Khi đã có mô hình hồi quy phù hợp, ta đánh giá mức độ chặt chẽ của mô hình thông qua việc xác định hệ số tương quan, tỷ số tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số tương quan riêng phần. Từ đó có thể kết luận về mức độ chặt chẽ của mối liên hệ và đề ra những phương hướng, chiến lược kinh doanh cụ thể.

Trong thực tế, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay của một ngân hàng như: tình hình kinh tế thế giới, giá cả thị trường, nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, nhu cầu của các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, lãi suất cho vay, vốn huy động, vòng quay vốn tín dụng, hay do chính sách cho vay của ngân hàng… Do điều kiện hạn chế, không thể có được đầy đủ số liệu về các nhân tố tác động đến doanh số cho vay, trong chuyên đề này em sẽ sử dụng mô hình hồi quy phân tích ảnh hưởng của vốn huy động (Vhd), lãi suất cho vay bình quân ( ), vòng quay vốn tín dụng (L) đến doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương. Số liệu sử dụng để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố này đến doanh số cho vay mô tả ở bảng 2.11.

Bảng 2.11: Doanh số cho vay, vốn huy động, lãi suất cho vay bình quân, vòng quay vốn tín dụng giai đoạn 2003-2009

Chỉ tiêu Năm (tỷ đồng)DSCV (%) V hd (tỷ đồng) L (vòng) 2003 1740 8.9 2510 0.88 2004 1950 8.6 2838 1.20 2005 2155 8.5 3127 1.29 2006 2180 9 4120 1.35 2007 4710 10.2 5105 2.19 2008 5889 13.1 6182 1.97 2009 15242 10.8 6863 3.88

Mô hình hồi quy phản ánh ảnh hưởng của lãi suất cho vay bình quân, vốn huy động, vòng quay vốn tín dụng đến doanh số cho vay được viết như sau:

o 1 2 hd 3

y = b + b i + b V + b L

$

Sử dụng phần mềm SPSS và dùng phương pháp đưa vào một lần (enter), kết quả thu được mô tả ở bảng 2.12.

Bảng 2.12: Mô hình hồi quy doanh số cho vay ảnh hưởng bởi lãi suất cho vay bình quân, vốn huy động, vòng quay vốn tín dụng

Biến độc lập ước lượngKết quả (bi)

Hệ số hồi quy chuẩn

hoá (βi)

Sig. Lãi suất cho vay bình quân 944.709 0.323 0.305

Vốn huy động -1.741 -0.611 0.286

Vòng quay vốn tín dụng 6446.042 1.346 0.023

(Biến phụ thuộc là biến doanh số cho vay)

Ta có mô hình:

hd

y = - 8592.271+ 944.709 i - 1.741 V + 6446.042 L$ × × ×

Kết quả từ bảng 2.12 cho ta thấy, giá trị kiểm định hệ số b3 cho kết quả Sig = 0.023 < 0.025 ( với mức ý nghĩa kiểm định α=0.05). Điều này chứng tỏ b3 ≠ 0, vòng

quay vốn tín dụng có tác động đến doanh số cho vay, vốn được quay vòng và đưa vào sản xuất kinh doanh tăng, làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng.

Giá trị kiểm định hệ số b1 và b2 cho kết quả Sig đều lớn hơn 0.025, như vậy kiểm định hệ số b1 và b2 bằng 0, hai hệ số này không có ý nghĩa. Trong thực tế, lãi suất cho vay và vốn huy động có tác động đến doanh số cho vay nhưng trong mô hình của em có thể do mô hình chưa đủ các biến đưa vào, nguồn số liệu chưa đủ lớn nên có kết quả như trên. Như vây, mô hình trên chưa phải là mô hình hồi quy tốt nhất.

2.3.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Trong nghiên cứu thống kê hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh việc nghiên cứu mối liên hệ, ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến một chỉ tiêu tín dụng bằng phương pháp hồi quy tương quan, ta còn có thể phân tích biến động của một chỉ tiêu tín dụng nào đó bằng phương pháp chỉ số. Phương pháp này cho phép nhà quản lý đánh giá được mức độ của biến động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động và vai trò của từng nhân tố đối với những nghiệp vụ tín dụng cụ thể. Sau đây, em xin đưa ra mô hình phân tích thường dùng.

Phân tích sự biến động của doanh số thu nợ của ngân hàng năm báo cáo so với năm gốc do ảnh hưởng của 3 nhân tố

• Vòng quay vốn tín dụng (L):

L = Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

• Tỷ lệ vốn tín dụng trong tổng vốn huy động trong kỳ (d): d = Dư nợ bình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng vốn huy động trong kỳ

• Tổng vốn huy động (V)

Mối quan hệ đó được xác định qua phương trình kinh tế tổng quát sau: DSTN = L×d×V (1)

Hệ thống chỉ số phân tích mô hình (1) như sau: - Biến động tương đối:

1 1 1 1 1 1 1 0 1 1 0 0 1

0 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 0

DSTN L d V L d V L d V L d V

= = × ×

DSTN L d V L d V L d V L d V - Mức tăng (giảm) tuyệt đối:

ΔDSTN = ΔDSTN(L) + ΔDSTN(d) + ΔDSTN(V) Với: ΔDSTN = L1d1V1 – L0d0V0 ΔDSTN(L)= L1d1V1 – L0d1V1 ΔDSTN(d)= L0d1V1 – L0d0V1 ΔDSTN(V)= L0d0V1 – L0d0V0

Mô hình hệ thống chỉ số trên bao gồm: một chỉ số toàn bộ phản ánh biến động của doanh số thu nợ do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố (IDSTN) và ba chỉ số phản ánh biến động của các nhân tố vòng quay vốn tín dụng (IDSTN(L)), tỷ lệ vốn tín dụng trong

tổng vốn huy động (IDSTN(d)), tổng vốn huy động ( (V)

DSTN

I ) ảnh hưởng đến doanh số thu nợ. Phần phân tích mức tăng (giảm) tuyệt đối trong mô hình trên được sử dụng để so sánh mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đối với biến động của doanh số thu nợ. Trong đó, ΔDSTN(L) phản ánh mức tăng (giảm) của doanh số thu nợ do ảnh hưởng biến động vòng quay vốn tín dụng; ΔDSTN(d) phản ánh mức tăng (giảm) của doanh số thu nợ do ảnh hưởng biến động của tỷ lệ vốn tín dụng trong tổng vốn huy động; ΔDSTN(V) phản ánh mức tăng (giảm) của doanh số thu nợ do ảnh hưởng biến động của tổng vốn huy động.

Số liệu sử dụng để phân tích các nhân tố này ảnh hưởng đến doanh số thu nợ được mô tả trong bảng 2.13.

Bảng 2.13: Doanh số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng vốn huy động, tổng vốn huy động giai đoạn 2003-2009

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh số thu nợ (DSTN) Tỷ đồng 1421 1892 2042 2189 3956 5798 14052 Vòng quay vốn tín dụng (L) Vòng 0.88 1.2 1.29 1.35 2.19 1.97 3.88 Tỷ trọng vốn tín Lần 0.64 0.56 0.50 0.39 0.35 0.48 0.53

dụng trong tổng vốn huy động (d) Tổng vốn huy động (V) Tỷ đồng 2510 2838 3127 4120 5105 6182 6863 Kết quả tính toán biến động tương đối và mức tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn được tổng hợp trong bảng 2.14.

Bảng 2.14: Biến động tương đối liên hoàn và mức tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của hệ thống chỉ số phân tích ảnh hưởng đến doanh số thu nợ

So sánh liên hoàn

Biến động tương đối (%) Mức tăng (giảm) tuyệt đối (tỷ đồng)

DSTNI I (L) DSTN I (d) DSTN I (V) DSTN I ΔDSTN ΔDSTN(L) ΔDSTN(d) ΔDSTN(V) 2004/2003 133.15 135.28 87.50 112.48 471 439.44 - 199.8 177.36 2005/2004 107.93 108.84 89.29 111.06 150 165.8 - 225.14 209.34 2006/2005 107.20 105.61 78.00 130.14 147 116.23 - 584.63 615.4 2007/2006 180.72 164.01 89.74 122.79 1767 1543.89 - 275.67 498.78 2008/2007 146.56 89.22 137.14 119.78 1842 - 700.52 1760.02 782.50 2009/2008 242.36 196.1 110.42 111.93 8254 6886.34 676.01 691.65

Như vậy, giai đoạn 2003 – 2009, nhìn chung doanh số thu nợ của chi nhánh tăng liên tiếp qua các năm cả về số tuyệt đối và số tương đối. Tăng mạnh nhất là năm 2009 so với năm 2008 (tăng 142.36% tương ứng tăng 8254 tỷ đồng). Có sự biến động như vậy là do ảnh hưởng của 3 nhân tố:

Vòng quay vốn tín dụng tăng liên tục trong nhiều năm, riêng năm 2008 so với 2007 thì giảm: từ năm 2003-2007, vòng quay vốn tín dụng tăng qua các năm làm cho doanh số thu nợ tăng (đáng chú ý là năm 2007 so với năm 2006 tăng nhiều nhất làm cho doanh số thu nợ tăng 64.01% hay tăng 1543.89 tỷ đồng); năm 2008 so với năm 2007 vòng quay vốn tín dụng giảm làm doanh số thu nợ giảm 10.78% tương ứng giảm 700.52 tỷ đồng; năm 2009, hoạt động thu nợ của ngân hàng rất tốt, vòng quay vốn tín dụng tăng lên làm cho doanh số thu nợ tăng nhiều nhất trong cả giai đoạn 2003-2009 (tăng 96.1% hay tăng 6886.34 tỷ đồng).

Tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng vốn huy động giảm trong bốn năm đầu làm doanh số thu nợ giảm, đặc biệt năm 2006/2005, tỷ trọng này giảm mạnh là cho doanh số thu nợ giảm 22% tương ứng giảm 584.63 tỷ đồng. Nhưng hai năm sau, tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng vốn huy động tăng làm cho doanh số thu nợ tăng (năm 2008/năm 2007 tỷ trọng này tăng nhiều nhất làm cho doanh số thu nợ tăng 37.14% hay tăng 1760.02 tỷ đồng). Tuy nhiên tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng vốn huy động tăng không bền vững, năm 2009/ năm 2008 tăng ít hơn năm 2008/năm2007. Có thể thấy, ngân hàng đã có giải pháp, chiến lược tích cực đẩy mạnh hoạt động của mình, giao nhiệm vụ đến từng phòng ban và nhân viên làm tốt và khắc phục tình trạng tỷ trọng vốn tín dụng trong tổng vốn huy động năm sau giảm so với năm trước và kết quả thấy rõ trong hai năm gần đây.

Vốn huy động thì liên tiếp năm sau so với năm trước tăng làm cho doanh số thu nợ tăng. Quy mô vốn huy động của ngân hàng tăng bền vững, ngân hàng ngày càng được nhiều doanh nghiệp, tổ chức cũng như cá nhân tin tưởng gửi khoản tiền nhàn rỗi của mình tại đây. Trong đó, đáng chú ý là năm 2006/ năm 2005, vốn huy động tăng nhiều nhất làm doanh số thu nợ tăng 30.14%.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20032009 (Trang 49)