Biến động cơ cấu tín dụng:

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20032009 (Trang 34)

Việc tăng quy mô tín dụng là tốt, nhưng bên cạnh đó, ngân hàng còn chú ý đến cơ cấu tín dụng của mình đã hợp lý hay chưa, xu hướng chuyển dịch cơ cấu như thế nào. Dưới đây, chuyên đề sẽ phân tích biến động cơ cấu tín dụng của Chi nhánh. 2.3.2.1. Biến động cơ cấu tổng vốn huy động:

* Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động (xem bảng 2.3): Xét theo đối tượng huy động, trong các năm 2003-2009, về mặt số tuyệt đối, vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp và tiền gửi dân cư có xu hướng tăng. Năm 2003, VHĐ từ tiền gửi doanh nghiệp là 1981 tỷ đồng, VHĐ từ tiền gửi dân cư là 429 tỷ đồng, đến năm 2009,

VHĐ tiền gửi doanh nghiệp là 5241 tỷ đồng, VHĐ tiền gửi dân cư đạt 1102 tỷ đồng. Còn tiền gửi các TCTD khác thì biến động thất thường lúc tăng lúc giảm (năm 2004 tăng 385 tỷ đồng so với năm 2003, tương ứng tăng 15.34 %, 2 năm tiếp theo thì lại giảm: năm 2005 giảm 1.06 % so với năm 2004, năm 2006 giảm 7.39 % so với năm 2005, năm 2007 lại tăng 4.61% so với năm 2006).

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng huy động của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm Tổng vốn huy động (tỷ đồng)

Tiền gửi doanh

nghiệp Tiền gửi dân cư

Tiền gửi các TCTD khác Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2003 2510 1981 78.93 429 17.09 100 3.98 2004 2838 1927 67.90 426 15.01 485 17.09 2005 3127 2194 70.16 478 15.29 455 14.55 2006 4120 3320 80.58 576 13.98 224 5.44 2007 5105 3933 77.04 758 14.85 414 8.11 2008 6182 4890 79.10 916 14.82 376 6.08 2009 6863 5241 76.37 1102 16.06 520 7.57

(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

Ta thấy vốn huy động của Chi nhánh tập trung chủ yếu ở tiền gửi doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2003-2009, vốn huy động từ tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, thấp nhất là 67.9 % tổng vốn huy động năm 2004, cao nhất là năm 2006 với 80.58% tổng vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng là một nguồn đáng kể luôn chiếm từ 14% đến 17%. Còn về tiền gửi các TCTD khác thì thường chiếm một phần nhỏ trong tổng vốn (dưới 10 %). Riêng có năm 2004 và 2005, tiền gửi từ các TCTD khác chiếm lần lượt là 17.09% và 14.55%. Nguyên nhân là do năm 2005, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động (xăng dầu lên giá mạnh, …) các TCTD có quy mô nhỏ hạn chế cho vay để tránh rủi ro, nhưng nguồn vốn huy động không được để nhàn rỗi vì các TCTD đó vẫn phải trả lãi suất huy động cho khách hàng của mình. Vì thế, các TCTD đã chọn giải pháp gửi vào các ngân hàng vững mạnh,

* Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền huy động

Nhìn chung, tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm ưu thế đều trên 60% vốn huy động theo loại tiền của chi nhánh (biểu đồ 2.3). Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữa vốn huy động bằng VNĐ và NTQĐ. Trước hết là do lãi suất huy động tiền đồng cao hơn huy động bằng ngoại tệ, nếu như lãi suất tiền gửi VNĐ trung bình trên dưới 15%/năm thì lãi suất huy động USD thường thấp hơn 6%/năm, chính điều này đã không hấp dẫn các tổ chức, cá nhân gửi tiền ngoại tệ. Hơn nữa, tỷ giá ngoại tệ trên thị trường lên xuống thất thường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý người gửi tiền.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Vốn huy động bằng VNĐ và bằng NTQĐ của chi nhánh đều có xu hướng tăng dần về quy mô qua các năm. Vốn huy động bằng VNĐ năm 2003 là 2218 tỷ đồng, đến năm 2009 là 4390 tỷ đồng. Vốn huy động bằng NTQĐ năm 2003 là 292 tỷ đồng, đến năm 2009 là 2473 tỷ đồng.

Về mặt số tương đối, từ năm 2003 đến 2005,tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ tăng dần từ 88.37 % lên 92.58 % năm 2005, tỷ trọng vốn huy động bằng NTQĐ giảm

dần từ 11.63% xuống 7.42% (số liệu tính toán cụ thể xem ở bảng 3, phụ lục 6). Nhưng từ năm 2006 đến 2009, tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ có xu hướng giảm, còn vốn huy động bằng NTQĐ có xu hướng tăng lên. Năm 2006, tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ là 82.65 %, còn tỷ trọng vốn huy động bằng NTQĐ là 17.35%, thì năm 2009 là 63.97% và 36.03%. Sở dĩ có sự chuyển dịch này vì những năm gần đây tỉ giá đồng VND/USD có xu hướng tăng (năm 2006 là 1USD = 16091 đồng; năm 2009 , 1USD= 17941 đồng), dự trữ bằng ngoại tệ sẽ hấp dẫn hơn, chênh lệch lãi suất huy động nội tệ với USD cung không lớn như trước mà chỉ ở mức 4%-6% khiến các doanh nghiệp và cá nhân sẽ chuyển dần từ VNĐ sang USD.

2.3.2.2. Biến động cơ cấu doanh số cho vay:

* Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế được mô tả ở biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay khu vực quốc doanh của Chi nhánh giảm về tỷ trọng, còn về mặt giá trị thì giảm trong những năm 2003-2006 và tăng từ năm 2007 đến 2009 (số liệu tính toán cụ thể xem ở bảng 4 và bảng 5, phụ lục 6). Năm 2004, doanh số cho vay khu vực quốc doanh đạt 1602 tỷ đồng, tăng 5.17% so với năm 2003, và chiếm tỷ trọng 82.15%. Năm 2006, con số này là 841 tỷ đồng, giảm 10.67% so với 2005, chiếm tỷ trọng 38.58%. Năm 2009, doanh số cho vay khu vực quốc doanh là 1431, tăng 3.62% so với năm 2008 nhưng giảm 5.36% so với năm 2003, và chiếm tỷ trọng 9.39%.

Ngược lại doanh số cho vay ở khu vực ngoài quốc doanh có xu hướng tăng lên. Năm 2004, doanh số cho vay khu vực ngoài quốc doanh là 348 tỷ đồng, có tốc độ tăng 6.9% so với năm 2003 và chiếm tỷ trọng nhỏ 13.1%. Năm 2009 con số này đã là 13811 tỷ đồng, tăng 155.2% so với năm 2008, và tỷ trọng đã tăng lên rất nhiều, chiếm 90.61% trong doanh số cho vay chung của cả chi nhánh.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Như vậy đã có sự chuyển dịch cơ cấu doanh số cho vay từ khu vực quốc doanh sang khu vực ngoài quốc doanh. Sự biến động cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế kể trên là một tất yếu khách quan, là kết quả của quá trình mở cửa hội nhập, của quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước…Nền kinh tế nước ta những năm gần đây là nền kinh tế nhiều thành phần, Đảng và nhà nước chủ trương đẩy mạnh cổ phần hoá, phát triển khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế, sự suy giảm tỷ trọng của khu vực quốc doanh la khó tránh khỏi. Mặt khác, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, số các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều. Đặc biệt, với sự kiện gia nhập tổ chức Thương mại thế giới- WTO vào ngày 07/11/2006, các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau, quy mô sản xuất ngày càng mở rộng, tỉ lệ đi vay của khu vực ngoài quốc doanh cũng không ngừng tăng lên.

Bảng 2.4: Cơ cấu doanh số cho vay theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm Doanh số chovay (tỷ đồng)

VNĐ NTQĐ Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Số tuyệt đối(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) 2003 1740 1399 80.40 341 19.60 2004 1950 1338 68.62 612 31.38 2005 2155 1698 78.79 457 21.21 2006 2180 1597 73.26 583 26.74 2007 4710 3767 79.98 943 20.02 2008 5889 4826 81.95 1063 18.05 2009 15242 14812 97.18 430 2.82

(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

Kết quả tính toán cho ta thấy: giai đoạn 2003-2009, về mặt số tuyệt đối, doanh số cho vay bằng VNĐ và bằng NTQĐ đều có xu hướng tăng; về mặt số tương đối, tỷ trọng doanh số cho vay bằng VNĐ có xu hướng tăng lên, còn tỷ trọng doanh số cho vay bằng NTQĐ thì giảm dần. Doanh số cho vay bằng VNĐ năm 2003 là 1399 tỷ đồng (chiếm 80.4%), đến năm 2009 là 14812 tỷ đồng (97.18%). Doanh số cho vay bằng NTQĐ năm 2003 là 341 tỷ đồng (19.6%), năm 2008 là 1063 tỷ đồng (18.05%) và đến năm 2009 con số này là 430 tỷ đồng, nhưng chỉ còn chiếm 2.82%. Có sự chênh lệch doanh số cho vay giữa VNĐ và NTQĐ là do chính sách về cho vay ngoại hối bị giới hạn chủ yếu trong thanh toán xuất nhập khẩu, và nó được kiểm soát rất nghiêm ngặt để tránh tình trạng ngoại tệ tràn lan. Vì vậy, cho vay trong dân cư, các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là cho vay VNĐ nên tỷ trọng cho vay VNĐ luôn giữ ở mức cao.

* Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn (xem bảng 2.5)

Trong giai đoạn 2003-2009, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn doanh số cho vay trung và dài hạn và tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng dần. Nếu như năm 2003, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 79.77% thì đến năm 2008, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh đã là 91.62%. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2003, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1388 tỷ đồng thì đến năm 2009 con số này là 13964 tỷ

đồng, tăng 158.82% tương ứng tăng 8751 tỷ đồng so với năm 2008. Trong khi đó, doanh số cho vay trung và dài hạn xét về mặt giá trị thì có tăng, nhưng tỷ trọng thì lại giảm. Tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh dao động trong khoảng từ 8% -20%. Năm 2003, doanh số cho vay trung và dài hạn là 352 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20.23% thì đến năm 2009, con số này là 1278 tỷ đồng, tăng 10.22% tương ứng tăng 602 tỷ đồng so với năm 2008, nhưng chỉ chiếm 8.38% trong tổng doanh số cho vay.

Bảng 2.5: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm Doanh số cho vay (tỷ đồng) Ngắn hạn Trung, dài hạn Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Số tuyệt đối(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) 2003 1740 1388 79.77 352 20.23 2004 1950 1796 92.10 154 7.90 2005 2155 1788 82.97 367 17.03 2006 2180 1768 81.10 412 18.90 2007 4710 4102 87.09 608 12.91 2008 5889 5213 88.52 676 11.48 2009 15242 13964 91.62 1278 8.38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

2.3.2.3. Biến động cơ cấu doanh số thu nợ:

Số liệu và kết quả tính toán được cho ta thấy cơ cấu doanh số thu nợ của chi nhánh tương đương với cơ cấu doanh số cho vay. Kết quả được thể hiện ở biểu đồ 2.5, bảng 2.6 và bảng 2.7.

* Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế:

Quan sát biểu đồ 2.5, ta thấy doanh số thu nợ của khu vực quốc doanh giảm cả về mặt giá trị và tỷ trọng, còn doanh số thu nợ của khu vực ngoài quốc doanh thì ngược lại. Năm 2003, doanh số thu nợ khu vực quốc doanh là 1225 tỷ đồng (86.21%), đến 2009 là 916 tỷ đồng (6.52%). Doanh số thu nợ khu vực ngoài quốc doanh năm 2003 đạt 196 tỷ đồng (13.79%), đến 2009 con số này đã lên đến 13136 tỷ đồng (93.48%). So

với tỷ trọng cho vay giữa hai thành phần kinh tế này của Chi nhánh (tỷ trọng doanh số cho vay kinh tế quốc doanh năm 2003 là 86.9% và kinh tế ngoài quốc doanh là 13.10%, năm 2009 tỷ trọng tương ứng là 9.39% và 90.61%), ta thấy tỷ lệ thu nợ ở khu vực kinh tế quốc doanh và khu vực ngoài quốc doanh đều khá tốt.

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

* Cơ cấu doanh số thu nợ theo loại tiền (xem bảng 2.6):

Cơ cấu doanh số thu nợ theo loại tiền của Chi nhánh có nhiều thay đổi: giai đoạn năm 2003-2006, tỷ trọng doanh số thu nợ VNĐ giảm từ 86.14% xuống 67.29%, còn tỷ trọng doanh số thu nợ bằng NTQĐ tăng từ 13.86% lên 32.71%; giai đoạn 2007-2009, thì tỷ trong doanh số thu nợ bằng VNĐ tăng lên 96.26% năm 2009, tỷ trọng doanh số thu nợ bằng NTQĐ giảm còn 3.74% năm 2009. Về mặt số tuyệt đối, cả doanh số thu nợ bằng VNĐ và NTQĐ đều tăng lên. Riêng doanh số thu nợ bằng NTQĐ năm 2009 lại giảm 389 tỷ đồng (tương ứng 6.71%) so với năm 2008, nguyên nhân là năm 2009

khăn rơi vào quý I/2009 khi tăng trưởng GDP giai đoạn này chỉ đạt mức 3.1%, cộng thêm vào đó là sự tăng giá không ổn định của đồng USD khiến các doanh nghiệp khó xoay sở.

Bảng 2.6: Cơ cấu doanh số thu nợ theo loại tiền của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm Doanh số thu nợ(tỷ đồng)

VNĐ NTQĐ Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2003 1421 1224 86.14 197 13.86 2004 1892 1348 71.25 544 28.75 2005 2042 1579 77.33 463 22.67 2006 2189 1473 67.29 716 32.71 2007 3956 3341 84.45 615 15.55 2008 5798 4884 84.24 914 15.76 2009 14052 13527 96.26 525 3.74

(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

* Cơ cấu doanh số thu nợ theo thời hạn (xem bảng 2.7):

Bảng 2.7: Cơ cấu doanh số thu nợ theo loại thời hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm Doanh số thu nợ(tỷ đồng)

Ngắn hạn Trung, dài hạn Số tuyệt đối (tỷ đồng) Tỷ trọng(%) Số tuyệt đối(tỷ đồng) Tỷ trọng(%) 2003 1421 1276 89.80 145 10.20 2004 1892 1705 90.12 187 9.88 2005 2042 1788 87.56 254 12.44 2006 2189 1918 87.6 271 12.38 2007 3956 3678 92.97 278 7.03 2008 5798 5413 93.36 385 6.64 2009 14052 13594 96.74 458 3.26

(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

Bảng 2.7 mô tả cơ cấu doanh số thu nợ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương. Trong giai đoạn 2003-2009, xét về số tuyệt đối, cả doanh số thu nợ ngắn hạn và doanh số thu nợ trung và dài hạn đều tăng trưởng một cách khá

vững chắc, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2003, doanh số thu nợ ngắn hạn là 1276 tỷ đồng, doanh số thu nợ trung – dài hạn là 145 tỷ đồng. Năm 2009, doanh số thu nợ tương ứng là 13594 tỷ đồng và 458 tỷ đồng. Xét về tỷ trọng, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn trên 85%, cao nhất là năm 2009 (96.74%), doanh số thu nợ trung- dài hạn đạt tỷ trọng cao nhất là năm 2005 (12.44%).

2.3.2.4. Biến động cơ cấu dư nợ:

Dư nợ là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Vốn được sử dụng hiệu quả như thế nào ta có thể thấy qua cơ cấu dư nợ của chi nhánh có chuyển dịch tích cực hay ko.

* Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế:

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Trong giai đoạn 2003-2009, dư nợ của khu vực kinh tế quốc doanh luôn giảm về giá trị và tỷ trọng trong các năm 2003-2006, từ năm 2007-2008 thì lại tăng (kết quả

kinh tế quốc doanh tăng (2655 tỷ đồng), tỷ trọng giảm còn 62.24%, thấp nhất trong 7 năm. Còn tỷ trọng dư nợ khu vực ngoài quốc doanh lại ngược lại. Năm 2003, dư nợ

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20032009 (Trang 34)