Hiệu quả tín dụng ngân hàng:

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20032009 (Trang 46)

2.3.3.1. Hệ số nợ xấu:

Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của các NHTM, nó mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Song song với việc mở rộng cho vay, ngân hàng còn phải quan tâm đến việc thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn để đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Với số liệu về tổng dư nợ và nợ quá hạn, ta tính được hệ số nợ xấu để xem có xuất hiện nguy hiểm về tín dụng cho Chi nhánh không. Kết quả tính toán được tổng hợp trong bảng 2.8.

Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 1. Dư nợ (tỷ đồng) 1481 1538 1649 1663 3069 2980 4266 2. Nợ quá hạn (tỷ đồng) 11.197 4.39 0.009 0 0 0 0 3. Hệ số nợ xấu (%) 0.7560 0.2854 0.0005 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

Theo các số liệu ở bảng 2.8, ta thấy tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh rất tốt. Chỉ có 3 năm đầu từ 2003-2005, tỷ lệ nợ xấu lần lượt là 0.756 %, 0.2854% và năm 2005 la 0.0005 %. Còn từ năm 2006-2009, hệ số này đã 0%. Đây là kết quả mà nhiều ngân hàng mong đợi. Để có được kết quả đó, Chi nhánh đã luôn bám sát và nghiêm túc thực hiện những chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, thực hiện đúng chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước và đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Chi nhánh thường xuyên phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, từ đó dưa ra quyết định cho vay chính xác, kịp thời, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Ban giám đốc đã cùng với cán bộ đi đến tận các công trình, theo dõi bước đi của từng doanh nghiệp, cùng chung lưng đấu cật, giúp đỡ hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng. Đặc biệt là chú trọng vào chất lượng tín dụng, tập trung rà soát củng cố dư nợ hiện tại

ở từng phòng khách hàng và phòng giao dịch, có những biện pháp kịp thời và quyết liệt đối với những đơn vị có tình hình tài chính yếu kém, kinh doanh không hiệu quả để thu hồi các khoản nợ.

2.3.3.2. Khả năng sử dụng vốn:

Cho vay là hoạt động đem lại nguồn lợi chủ yếu cho Chi nhánh. Vì vậy, phân tích chỉ tiêu khả năng sử dụng vốn sẽ giúp chúng ta so sánh được khả năng cho vay với khả năng huy động vốn, đồng thời xác định được hiệu quả của một đồng vốn huy động. Kết quả chỉ tiêu này được tính trong bảng 2.9.

Bảng 2.9: Khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng dư nợ (tỷ đồng) 1481 1538 1649 1663 3069 2980 4266 Tổng vốn huy động (tỷ đồng) 2510 2838 3127 4120 5105 6182 6863 Khả năng sử dụng vốn (%) 59.00 54.19 52.73 40.36 60.12 48.20 62.16

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

Khả năng sử dụng vốn là chỉ tiêu đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn huy động vào cho vay của chi nhánh, chỉ tiêu càng gần 1 thì cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay càng lớn. Khả năng sử dụng vốn của Chi nhánh qua các năm từ năm 2003-2009 đều đạt trên 40%, thấp nhất là năm 2006 với khả năng sử dụng vốn 40.36%, và cao nhất là năm 2009 với 62.16%. Năm 2008, khả năng sử dụng vốn của Chi nhánh là 48.2%, giảm 19.83% so với năm 2007. Sở dĩ có kết quả như vậy là vì ngân hàng chủ trương thắt chặt hơn nữa hoạt động cho vay, đảm bảo độ an toàn cho các khoản vay trước tình trạng nền kinh tế bị suy thoái, rất nhiều doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng.

dụng vốn của ngân hàng là 62.16% hay 0.6216 lần, tức là cứ bình quân 1 đồng dư nợ thì có 0.6216 đồng vốn huy động tham gia.

2.3.3.3. Vòng quay vốn tín dụng:

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng được tính theo công thức: Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ

Dư nợ bình quân (đơn vị tính: vòng, lần)

Bảng 2.10: Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Chỉ tiêu Năm Doanh số thu nợ (tỷ đồng) Dư nợ bình quân (tỷ đồng) Vòng quay vốn tín dụng (vòng) 2003 1421 1617 0.88 2004 1892 1578 1.20 2005 2042 1579 1.29 2006 2189 1619 1.35 2007 3956 1804 2.19 2008 5798 2941 1.97 2009 14052 3622 3.88

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

Vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh qua các năm chứng tỏ tốc độ chu chuyển của dòng vốn tăng, tức là công tác thu hồi các khoản nợ của chi nhánh tương đối tốt. Năm 2003, vòng quay vốn tín dụng là 0.88 vòng, năm 2009 là 3.88 vòng. Như vậy, vòng quay vốn tín dụng quay nhanh đã tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh trong việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả, nâng cao lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Duy chỉ có năm 2008, vòng quay vốn tín dụng là 1.97 vòng giảm so với năm 2007 (2.19 vòng), nhưng vẫn tăng so với năm 2003. Có sự sụt giảm này là do năm 2008 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tất các các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ngưng trệ nên làm hiệu quả sử dụng vốn giảm, tốc độ chu chuyển dòng vốn tín dụng cũng giảm theo.

2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Ngânhàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20032009 (Trang 46)