Biến động quy mô tín dụng:

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20032009 (Trang 28)

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương không ngừng phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Với phương châm chung của toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam: “Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại”, chi nhánh đặc biệt chú ý nâng cao

chất lượng của hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh đã đi đúng hướng và đạt được mục tiêu mà Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đề ra. Để thấy được điều này, trước hết, chuyên đề sẽ đi vào phân tích biến động quy mô tín dụng của chi nhánh.

2.3.1.1. Biến động quy mô vốn huy động:

Trong tổng vốn kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn huy động chiếm tỉ trọng chủ yếu. Công tác huy động vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.1: Các chi tiêu biểu hiện mức độ biến động của nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm

Vốn huy động (tỷ đồng)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

(tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng(giảm) (%) gi (tỷ đồng) Liên

hoàn Địnhgốc hoànLiên Địnhgốc hoànLiên Địnhgốc

2003 2510 - - - - 2004 2838 328 328 113.07 113.07 13.07 13.07 25.1 2005 3127 289 617 110.18 124.58 10.18 24.58 28.38 2006 4120 993 1610 131.76 164.14 31.76 64.14 31.27 2007 5105 985 2595 123.91 203.39 23.91 103.39 41.2 2008 6182 1077 3672 121.10 246.29 21.10 146.29 51.05 2009 6863 681 4353 111.02 273.43 11.02 173.43 61.82 Bình quân 4392.14 725.5 - 118.25 - 18.25 - -

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

Bảng 2.1 tổng hợp các chỉ tiêu biểu hiện biến động của nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Trong giai đoạn từ năm 2003-2009, tổng nguồn vốn huy động bình quân hàng năm của chi nhánh đạt 4392.14 tỷ đồng, với tốc độ phát triển bình quân hàng năm đạt 118.25% hay tốc độ tăng bình quân hàng năm 18.25% tương ứng với lượng tăng tuyệt đối bình quân hàng năm là 725.5 tỷ đồng.

Nguồn vốn huy động của Chi nhánh tương đối ổn định và tăng dần qua các năm. Năm 2003, tổng nguồn vốn huy động đạt 2510 tỷ đồng. Đến năm 2009, nguồn vốn huy động đạt 6863 tỷ đồng, tăng 11.02 % tương ứng tăng 681 tỷ đồng so với năm 2008,

tăng 173.43 % so với năm 2003. Đặt biệt, năm 2006 có tốc độ tăng liên hoàn là lớn nhất, tăng 31.76 % tương ứng tăng 993 tỷ đồng so với năm 2005. Sở dĩ năm 2006 có tốc độ tăng lớn nhất bởi đây là năm nền kinh tế ổn định, GDP của nước ta tăng 8.17% so với năm 2005, cộng với sự phát triển đột phá của thi trường chứng khoán đã ảnh hưởng tích cực đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng qua thị trường chứng khoán.

Từ năm 2007–2009, tốc độ tăng năm sau thấp hơn so với tốc độ tăng năm trước. Năm 2007 là một năm “nóng” của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. Các doanh nghiệp và dân cư đổ vào đầu tư hai thị trường này nhiều hơn thay vì gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi suất. Vì vậy, năm 2007 nguồn vốn huy động đạt 5105 tỷ đồng, tăng 23.91% thấp hơn so với năm 2006 (31.76%). Năm 2008, nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao, khủng hoảng tài chính kéo theo sự suy thoái kinh tế diễn ra trên toàn cầu, để tăng nguồn vốn huy động các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất, có thời điểm lãi suất huy động lên sát mức 21%. Các doanh nghiệp và cá nhân đã chuyển từ kênh đầu tư khác về gửi tiết kiệm ngân hàng, an toàn mà lãi suất cao. Bởi thế, năm 2008 lượng tăng tuyệt đối liên hoàn đạt 1077 tỷ đồng, nhiều nhất so với các năm khác trong giai đoạn. Nhưng về tốc độ tăng thì chỉ đạt 21.1 % so với năm 2007. Năm 2009, nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp khó khăn thách thức. Tác động của khủng hoảng tài chính quốc tế làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế- xã hội của nước ta. Không nằm ngoài sự tác động đó, nguồn vốn huy động của Chi nhánh năm 2009 tiếp tục tăng nhưng tốc độ chậm hơn, tăng 11.02% .

Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong giai đoạn 2003-2009 liên tục tăng, duy trì được sự ổn định qua các năm. Có được thành công đó là do Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định, phát triển nguồn vốn: khai thác nhiều kênh huy động vốn, mở rộng thị trường bán lẻ trên mọi phương diện, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, mở thêm các phòng giao dịch…Các phòng giao dịch sau thành lập đều thu hút được lượng khách hàng rất tốt với nhiều sản phẩm dịch vụ.

Biểu đồ 2.1: Biến động quy mô tổng vốn huy động của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

2.3.1.2. Biến động quy mô doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ:

Sau khi huy động vốn thì việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất cũng rất quan trọng. Chi nhánh xác định công tác đầu tư tín dụng là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu vì nó đem lại nguồn thu lớn, phải gắn liền giữa hiệu quả cho vay và an toàn vốn. Biểu đồ 2.2 mô tả cho ta thấy rõ biến động của quy mô doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của chi nhánh, nhìn chung là tăng qua các năm từ năm 2003 đến năm 2009.

Doanh số cho vay bình quân hàng năm của chi nhánh đạt 4838 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 143.58% và tốc độ tăng trung bình hàng năm là 43.58% tương ứng tăng 2250.33 tỷ đồng (số liệu tính toán cụ thể xem ở bảng 1, phụ lục 6). Qua các số liệu tính toán được, có thể thấy doanh số cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009 luôn tăng cả về số tương đối và số tuyệt đối. Năm 2006 đạt tốc độ tăng ít nhất là do trong năm 2006, giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động, tiền lương tăng… đã tạo sức ép tăng giá nhiều mặt hàng trong nước (gạo, cà phê, hạt tiêu, cao su, xăng dầu, cước vận chuyển, xi măng…), giá vàng cũng tăng cộng thêm hạn hán, bão lũ gây thiệt hại nặng nề ở nhiều vùng trong cả nước; dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng ở gia súc làm ảnh hưởng ít nhiều đến việc cho vay của ngân hàng.

Năm 2009 đạt tốc độ tăng cao nhất, so với năm 2003 tốc độ tăng là 775.98% tương ứng tăng 13502 tỷ đồng, so với năm 2008 tăng 158.82% tương ứng tăng 9353 tỷ đồng. Để có được mức tăng trưởng như trên, chi nhánh đã đa dạng hoá các loại hình cho vay, thu hút khách hàng mới, chăm sóc khách hàng lớn có uy tín lâu năm. Chi nhánh tập trung đầu tư vốn cho các dự án lớn của các Tổng công ty, tập đoàn như: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Công ty Điện lực 1, Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc, PTSC…

Biểu đồ 2.2: Biến động quy mô doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-

2009

Doanh số thu nợ của chi nhánh tăng liên tục qua các năm 2003-2009 từ 1421 tỷ đồng năm 2003 đến 14052 tỷ đồng năm 2009 (trong vòng 7 năm tăng 12631 tỷ đồng tương ứng tăng 888,88%). Cụ thể, trong các năm 2005- 2006, doanh số thu nợ của chi nhánh có tốc độ tăng chậm ở mức dưới 10%, nhưng từ năm 2007 trở đi, tốc độ tăng luôn ở mức trên 45%. Đặc biệt, năm 2009, một mặt làm tốt công tác thẩm định và rà

soát các khoản vay đúng nguyên tắc, quy trình,quy chế, Chi nhánh tiếp tục giải ngân các dự án đồng tài trợ và thiết lập quan hệ tín dụng thêm với nhiều doanh nghiệp mới, xem xét nâng cao hạn mức tín dụng cho vay đối với một số khách hàng đã có quan hệ tín dụng lâu dài, được đánh giá có tín nhiệm. Doanh số thu nợ của chi nhánh đạt 14052 tỷ đồng, tăng 142,36% so với năm 2008, giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng liên hoàn là 57,98 tỷ đồng.

Doanh số thu nợ bình quân hàng năm của Chi nhánh đạt 4478.57 tỷ đồng. Doanh số thu nợ bình quân 1 năm tăng 2105,17 tỷ đồng. Tốc độ phát triển bình quân là 146.51 % . Tốc độ tăng trung bình hàng năm của doanh số thu nợ là 46.51% trong khi tốc độ tăng bình quân 1 năm của doanh số cho vay là 43.58%. Như vậy tình hình thu nợ của Chi nhánh là khá tốt, điều này cho thấy khả năng chi trả của khách hàng của chi nhánh rất tốt, đồng thời chất lượng các hợp đồng cũng tăng.

Bảng 2.2: Biến động dư nợ của Ngân hàng TMCP Công thươngViệt Nam - Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 2003-2009

Năm

Dư nợ (tỷ đồng)

Lượng tăng giảm tuyệt đối

(tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng giảm(%) gi (tỷ đồng) Liên

hoàn Địnhgốc hoànLiên Địnhgốc hoànLiên Địnhgốc

2003 1481 - - - - 2004 1538 57 57 103.85 103.85 3.85 3.85 14.81 2005 1649 111 168 107.22 111.34 7.22 11.34 15.38 2006 1663 14 182 100.85 112.29 0.85 12.29 16.49 2007 3069 1406 1588 184.55 207.22 84.55 107.22 16.63 2008 2980 -89 1499 97.10 201.22 -2.90 101.22 30.69 2009 4266 1286 2785 143.15 288.05 43.15 188.05 29.8 Bình quân 2378 464.17 - 119.28 - 19.28 - -

(Nguồn: Bảng tổng hợp tình hình cho vay, thu nợ và dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương các năm 2003-2009)

Dựa vào biểu đồ 2.2 và bảng 2.2, dư nợ của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Chương Dương giai đoạn 2003-2009 có xu hướng tăng (dư nợ năm 2003 là 1481 tỷ đồng, đến năm 2009 đạt 4266 tỷ đồng, tăng 2785 tỷ đồng). Dư nợ bình quân hàng năm là 2378 tỷ đồng, lượng tăng bình quân hàng năm là 464.17 tỷ đồng. Dư nợ

quân hàng năm là 19.28 % tương ứng tăng 464,17 tỷ đồng. Từ năm 2003-2006, dư nợ của Chi nhánh tăng với tốc độ chậm. Năm 2007, tốc độ tăng đạt 84.55 %, cao nhất trong cả thời kỳ. Để đạt được kết quả như trên, Chi nhánh đã xây dựng chiến lược hoạt động và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng:

- Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng; đối với khách hàng mới, phải phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định.

- Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình tài chính sản xuất kinh doanh ổn định, sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược. Đồng thời giảm dư nợ đối với khách hàng có sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, thường xuyên phát sinh gia hạn nợ, không đáp ứng đủ các điều kiện tín dụng

Riêng dư nợ năm 2008 đạt 2980 tỷ đồng, giảm 89 tỷ đồng tương ứng giảm 2.9 % so với năm 2007. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của của lạm phát và khủng hoảng kinh tế thế giới đối với nền kinh tế nước ta: thị trường xuất khẩu và thị trường vốn bị thu hẹp; hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp không kiểm soát được chi phí, hiệu quả kinh doanh bị sụt giảm; thị trường đầu ra bị ảnh hưởng nặng nề do nhiều nền kinh tế thế giới lâm vào tình trang suy thoái, nhu cầu tiêu dùng trong nước sụt giảm làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ, thua lỗ hoặc mất thị trường; đầu tư tăng trưởng chậm.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20032009 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w