Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động tuyên truyền bá du lịch của hàng không việt nam (giai đoạn từ 2005 đến nay) (Trang 95)

3.2.2.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách nguồn tài chính cho hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam.

Trong nhiều nguyên nhân dẫn tới hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch nói chung và hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam nói riêng không đạt được hiệu quả như mong muốn. Một trong những nguyên nhân cơ bản đó là việc hạn chế về nguồn tài chính, kinh phí dầu tư cho hoạt động này còn hạn chế. Các lý do dẫn tới nguyên nhân trên một phần cũng là do ngân sách nhà nước và ngân sách của VNA còn hạn chế. Song cũng có một phần do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò và tầm quan trọng của công tác này. Ngân sách dành cho hoạt động này của VNA dù không nhiều tuy nhiên khi có ngân sách rồi thì công tác phối kết hợp giữa hai bên để sử dụng cũng chưa thật hiệu quả. Bởi vậy mục tiêu của giải pháp này nhằm tạo nguồn kinh phí cho hoạt động tuyên truyền quảng bá và đề xuất cơ chế sử dụng hợp lý nguồn tài chính dành cho công tác tuyên truyền quảng bá Du lịch của Hàng không Việt Nam.

Chính sách tăng cường ưu tiên đầu tư cho công tác tuyên truyền quảng bá Du lịch của Hàng không Việt Nam từ nguồn vốn ngân sách.

Chúng ta đều biết rằng hoạt động quảng bá du lịch nói chung sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Đây là nguồn vốn quan trọng dành để thực hiện công tác trên. Tuy nhiên Hàng không Việt Nam với tư cách là hãng Hàng không quốc gia và có mối quan hệ mật thiết song hành cùng sự phát triển của du lịch. Trong ngân sách dành cho hoạt động quảng bá rộng rãi hình ảnh của VNA thì cũng có một phần dành cho quảng cáo du lịch, tuy nhiên chủ yếu là một số cam kết thực hiện tài trợ giữa hai bên như vận chuyển án phẩm, giới thiệu điểm đến và phối hợp chia sẻ ngân sách trong những hoạt động khác của du lịch Việt Nam.

Cũng không thể bóc tách ngân sách mà VNA dành cho hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch một cách cụ thể. Cũng có thể khẳng định nguồn ngân sách này là không nhiều và để đạt được hiệu quả trong hoạt động tuyên truyền

quảng bá rất cần sự đầu tư ngân sách của nhà nước. Cụ thể là cần sự phối hợp của cả ngân sách của VNA và ngân sách của ngành Du lịch. Ngân sách của VNA dành cho các hoạt động quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp trên toàn mạng bán, các hoạt động khác như tổ chức sự kiện, giới thiệu điểm đến và các chiến dịch quảng cáo khác là khoảng 0,5% tổng doanh thu, như năm 2007 là khoảng 100 tỷ đồng. Khoản ngân sách này bao gồm cả hoạt động quảng bá cho du lịch.

Như vậy có thể thấy là khoản ngân sách như vậy là rất nhỏ trong khi cũng không thể tính được ngân sách của VNA dành cho quảng bá du lịch là bao nhiêu trong tổng số ngân sách dành cho quảng bá của Hàng không Việt Nam nói chung. Như vậy, nếu so sánh với các hãng Hàng không ở các nước khác thì khoản ngân sách này là rất hạn chế. Đã đến lúc rất cần sự đầu tư của nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho cả ngành Du lịch và VNA. Có thể cần phải tính toán đến ngân sách dành cho đầu tư cho ngành Du lịch là bao nhiêu, nhà nước cần hỗ trợ thêm và kết hợp cùng ngân sách của VNA thúc đẩy và duy trì hoạt động tuyên truyền quảng bá.

Chính sách huy động các nguồn lực xã hội cho hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam.

Đối tượng: Chính sách cho phép mở rộng trong phạm vi không hạn chế các thành phần có thể tham gia đóng góp kinh phí bao gồm các tổ chức, cá nhân, các hãng Hàng không trong và ngoài nước trong việc tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam.

Cơ chế huy động: Hàng không Việt Nam cần nghiên cứu các mô hình, các phương thức đóng góp khác nhau

Thứ nhất, ở phương thức đóng góp trực tiếp, VNA xây dựng cơ chế để các đối tượng hưởng lợi từ công tác tuyên truyền quảng bá du lịch tham gia đóng góp tài chính, có thể là các hãng Hàng không tư nhân trong nước, các

hãng Hàng không nước ngoài. Nguồn tài chính từ việc này có thể được sử dụng bổ sung thêm vào ngân sách dành cho quảng bá của Hàng không Việt Nam hoặc có thể được sử dụng gây dựng quỹ nhằm quảng bá tới các thị trường trọng điểm mà cả ngành Du lịch và VNA đang hướng tới.

Thứ hai, đóng góp bằng hình thức liên kết giữa Hàng không Việt Nam và các hãng Hàng không khác trên thế giới nhằm tuyên truyền và giới thiệu hình ảnh du lịch Việt Nam. Đây là phương án có thể mang lại hiệu quả hai chiều vừa chia sẻ gánh nặng về kinh phí, vừa tạo môi trường hợp tác kinh doanh tốt.

Thứ ba, đóng góp bằng hình thức tài trợ vận chuyển và tài trợ dưới các hình thức khác đây cũng là một cách góp phần chia sẻ kinh phí và thiết lập mối quan hệ và gây dựng uy tín.

Về ưu đãi và chia sẻ quyền lợi: Hàng không Việt Nam cần có ưu đãi cho những đối tượng tham gia đóng góp kinh phí vào hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch như: Đối với các hãng Hàng không trong và ngoài nước có thể cùng hợp tác chia sẻ số ghế trên chuyến bay, chia sẻ rủi ro trong những trường hợp huỷ chuyến hoặc các trường hợp bất thường khác, chia sẻ về kinh phí khi cùng nghiên cứu thị trường chung. Bên cạnh đó cần phải phối hợp tốt với ngành Du lịch và ngành Du lịch cũng phải có ưu đãi đối với các hãng Hàng không đã có những đóng góp trong việc tuyên truyền quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam, ví dụ như in logo của các hãng trên các ấn phẩm, các tài liệu quảng bá của ngành.

Xác định cơ chế tài chính cho hoạt động tuyên truyền quảng bá: Có thể thấy hiện nay VNA cũng chưa có một cỏ chế cụ thể nào ưu đãi cho hoạt động tuyên tuyền quảng bá du lịch Việt Nam, các hoạt động mới chỉ dừng lại ở một vài sự phối hợp và cam kết ưu tiên hơn cho hoạt động quảng bá du lịch. Bởi vậy, rất cần thiết VNA phải có chính sách ưu đãi thuận lợi hơn cho hoạt động

trên.VNA cần phối hợp với ngành Du lịch đóng góp kinh phí xây dựng quỹ dành cho hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch. Hai bên thống nhất các nội dung đóng góp chung, các nội dung góp quỹ phải rõ ràng và lấy phối hợp chặt chẽ theo từng chương trình hoạt động của năm. Các hoạt động quảng bá phải được sự nhất trí của hai bên và nên kế hoạch cụ thể đóng góp từng phần của các bên tham gia. Hoạt động này sẽ tạo lập được một cơ chế chủ động về tài chính và thuận lợi hơn trong quá trình hoạt động. Ngoài ra ngành Du lịch cũng cần có cơ chế trao quyền chủ động hơn nữa cho cơ quan quản lý nhà nước về tuyên truyền quảng bá và các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp làm công tác tuyên truyền quảng bá.

3.2.2.2 Giải pháp chính sách ưu tiên đầu tư tuyên truyền quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm mà cả Hàng không Việt Nam và ngành Du lịch đều hướng tới trong tương lai.

Có thể nói VNA chưa có một chính sách ưu tiên đầu tư cho tuyên truyền quảng bá du lịch tại các thị trường trọng điểm mà cả VNA và ngành Du lịch đều hướng tới để khai thác. Các hoạt động tuyên truyền quảng bá của VNA từ trước tói nay mới chỉ quan tâm khai thác tới thị trường tiềm năng mà mình quan tâm, cụ thể là các hoạt động đó khai thác nhằm chủ yếu phục vụ cho việc mở rộng thị trường của VNA. Tuy nhiên cũng có những tác động tích cực nhất định tới du lịch nhưng như vậy là chưa đủ. Cũng có thể hiểu được trong điều kiện VNA vẫn còn hạn hẹp về kinh phí dành cho hoạt động này. Có thể nói là các hoạt động đầu tư tuyên truyền quảng bá du lịch của VNA chưa thật mạnh mẽ. Với các điều kiện trên thì việc ưu tiên đầu tư có trọng điểm ở một số thị trường mà VNA và ngành Du lịch cùng tập trung khai thác là điều cần thiết.

Để thực hiện tốt công tác trên thì cần phải có sự điều phối của nhà nước, cụ thể là ban chỉ đạo nhà nước về du lịch, bởi lẽ cần có sự phối kết hợp

của nhiều ngành trong đó có sự tham gia của Hàng không Việt Nam và ngành Du lịch. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách cụ thể đối với các hoạt động này. Các hoạt động nghiên cứu thị trường VNA cũng cần chủ động phối hợp với du lịch Việt Nam, xác định các thị trường mục tiêu và hoạch định chiến lược tuyên truyền quảng bá.

Các nội dung cơ bản của chính sách gồm:

- Xác định thị trường trọng điểm mà Hàng không Việt Nam và ngành Du lịch hướng tới theo từng giai đoạn cụ thể.

- Xác định trách nhiệm của các bên liên quan

- Phối hợp tổ chức nghiên cứu xây dựng chiến lược, kế hoạch, chiến dịch quảng bá cụ thể

- Bố trí ngân sách hợp lý, có các bên tham gia đóng góp trong các hoạt động.

- Trách nhiệm của các bên tham gia và hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động khai thác tại thị trường đó.

Tập trung trước mắt mở các văn phòng đại diện của ngành Du lịch và của Hàng không Việt Nam tại thị trường đó. Trong điều kiện ngành Du lịch chưa thể mở văn phòng đại diện thì cần có sự kết hợp và hỗ trợ tích cực của các văn phòng đại diện của Hàng không Việt Nam. Mỗi văn phòng đại diện của Hàng không được coi như là những trung tâm thông tin quảng bá hình ảnh về du lịch Việt Nam.

3.2.2.3 Giải pháp tăng cường năng lực cho công tác tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam.

Quy trình tuyên truyền quảng bá: VNA cần nghiên cứu và phối hợp chặt chẽ với ngành Du lịch nhằm thiết lập và ban hành quy chế, quy định về hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch nói chung và đối với mỗi thị trường trọng điểm mà VNA và ngành Du lịch tập trung khai thác, cần đảm bảo tính

khoa học, tính chuyên nghiệp của công tác này. Hình thức quy định có thể là một quy chế hoặc một văn bản hợp tác cụ thể như VNA và ngành Du lịch đã ký vào tháng 9/2007. Tuy nhiên bên cạnh đó ban chỉ đạo nhà nước về du lịch cung cần có nghị định hướng dẫn phối kết hợp giữa hai bên.

Tổ chức xây dựng và ban hành nghị định hướng dẫn cũng như các văn bản thoả thuận hợp tác của VNA và ngành Du lịch về công tác tuyên truyền quảng bá. Ngoài những nội dung về quan điểm, chủ trương, tiêu chí… các quy định và thoả thuận hợp tác phải xác lập được các nguyên tắc cơ bản về quy trình bắt buộc thực hiện hoạt động tuyên truyền quảng bá theo các bước nhất định. Cụ thể như sau:

- Nghiên cứu thị trường

- Đánh giá cơ hội và thách thức

- Lập kế hoạch, lộ trình cho từng giai đoạn - Lựa chọn các công cụ tuyên truyền quảng bá - Hình thành sản phẩm

-Tổ chức triển khai các hoạt động cụ thể

- Đánh giá kết quả, rút bài học kinh nghiệm gồm:

- Tổ chức thực hiện tại các thị trường mà VNA và ngành Du lịch đã thoả thuận hợp tác

- Đánh giá kết quả và điều chỉnh những hạn chế, bất cập trong quá trình phối hợp thực hiện.

Nhân lực cho công tác tuyên truyền quảng bá: Đối với Hàng không Việt Nam, hiện nay ban TTHK và ban KHTT là hai ban chịu trách nhiệm chính đối với các hoạt động xây dựng, mở rộng thị trường cũng như quảng bá cho hình ảnh của VNA và quảng bá cho du lịch Việt Nam. Về mặt nhân sự, phòng Du lịch thuộc ban TTHK là đơn vị nghiên cứu và phối hợp cùng phòng quảng cáo của ban KHTT thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh của VNA và hình

ảnh của du lịch Việt Nam. Tuy nhiên nguồn nhân lực ở hai ban này nghiên cứu các hoạt động quảng bá chung của VNA từ các hoạt động quảng bá hình ảnh cho tới các hoạt đong khai thác thị trường, nghiên cứu quảng bá hình ảnh về du lịch nói chung. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực tại các văn phòng đại diện của VNA ở trong và ngoài nước cần phải được bổ sung và bồi dưỡng về mặt nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch. Trên cơ sở có sự hợp tác giữa VNA và ngành Du lịch để xây dựng đội ngũ tuyên truyền quảng bá cho Hàng không và du lịch Việt Nam. Đây là giải pháp nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyên nghiệp hoá hoạt động quảng bá du lịch trong thời gian tới. Một số nội dung cụ thể gồm:

Thứ nhất, cần có sự phối kết hợp liên ngành cụ thể là giữa Hàng không và du lịch nhằm xây dựng đội ngũ tuyên truyền quảng bá du lịch.

Thứ hai, tổ chức hoặc tham gia các hội thảo, hội nghị trong nước và quốc tế trong các lĩnh vực về Hàng không và du lịch. Việc tham dự các hội thảo trong và ngoài nước sẽ mang lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm tốt cho lực lượng làm công tác tuyên truyền quảng bá du lịch.

Thứ ba, cần nâng cao khả năng phối kết hợp giữa đội ngũ làm công tác tuyên truyền quảng bá tại các văn phòng đại diện của ngành Du lịch và Hàng không Việt Nam ở nước ngoài, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quảng bá du lịch hướng tới các thị trường tiềm năng.

Thứ tư, đối với các sự kiện quảng bá hình ảnh, các hoạt động giới thiệu điểm đến lớn ở nước ngoài mà có sự tham gia của ngành Du lịch và Hàng không Việt Nam thì cần lựa chọn đúng người phụ trách các mảng thị trường và có đủ năng lực chuyên môn tham gia các hoạt động tuyên truyền quảng bá. Cần kiểm tra công tác chuẩn bị nội dung chặt chẽ.

3.2.2.4 Giải pháp tăng cường phối hợp - hợp tác trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam.

Trong thực tế hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam thực sự là chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa hai bên, mặc dù vai trò và sự ảnh hưởng của Hàng không Việt Nam trong việc quảng bá hình ảnh của du lịch là rất quan trọng. Các hoạt động hợp tác cũng chưa mang lại nhiều hiệu quả như mong đợi, và còn manh mún. Vấn đề là ở chỗ, dường như ngành nào làm việc của ngành ấy và sự hợp tác chưa có những chương trình phối hợp cụ thể. Có thể nói hoạt động tuyên truyền quản bá du lịch của Hàng không Việt Nam đã có những hiệu quả tích cực cho việc quảng bá du lịch Việt Nam. Tuy nhiên các hoạt động quảng bá cụ thể như giới thiệu điểm đến, roadshow, và các hoạt động tài trợ khác vẫn còn nhiều hạn chế và mang tính hình thức. Trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam thì các hoạt động hướng tới các thị trường trọng điểm mà cả hai bên cùng hướng tới khai thác cần phải có sự phối hợp tốt mới mong mang lại hiệu quả nhưng việc này cả hai bên đều phối hợp chưa tốt, các nội dung chuẩn bị còn sơ sài.

Hàng không Việt Nam và ngành Du lịch phải cùng nhau hợp lực, tăng cường sự phối hợp giữa hai ngành và cùng phối hợp với các ngành có liên quan để triển khai có hiệu quả hoạt động tuyên truyền quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam. Hơn nữa trong nội tại ngành Du lịch cũng cần phải có sự

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động tuyên truyền bá du lịch của hàng không việt nam (giai đoạn từ 2005 đến nay) (Trang 95)