Vai trò của Hàng không Việt Nam trong sự phát triển du lịch đất

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động tuyên truyền bá du lịch của hàng không việt nam (giai đoạn từ 2005 đến nay) (Trang 52)

nước

Có thể khẳng định rằng Hàng không đóng vai trò to lớn và quan trọng trong sự phát triển của đất nước nói chung và các ngành kinh tế nói riêng, trong đó vai trò cầu nối trong sự phát triển của du lịch là rất quan trọng. Vai trò của Hàng không Việt Nam trong sự phát triển du lịch của đất nước được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Hàng không là yếu tố có tính quyết định đối với sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Ngày nay người ta càng ngày càng nhận thức rõ được vai trò này của Hàng không, sự thu hẹp về khoảng cách địa lý và mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế là cơ hội và yếu tố thúc đẩy du lịch phát triển. Khi giao thông vận tải chưa phát triển, hệ thống đường sá, cầu cống chưa được xây dựng, phương tiện đi lại của con người còn thô sơ, lạc hậu. Với điều kiện như vậy thì du lịch chỉ phát triển trong một phạm vi hẹp, thời gian ngắn và mang tính địa phương. Nhưng khi giao thông vận tải phát triển, sự xuất hiện hàng loạt các phương tiện vận chuyển hiện đại như ôtô, tàu hoả, tầu thuỷ,

và đặc biệt là máy bay thì du lịch đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động du lịch không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia nữa mà đã được mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Số lượng khách quốc tế tăng nhanh.

Hàng không và du lịch có mối quan hệ hết sức chặt chẽ và gắn bó với nhau, ngành này làm tiền đề phát triển cho ngành kia và ngược lại. Mối quan hệ chặt chẽ gắn bó đó còn được thể hiện qua sự tăng trưởng về lượng khách giữa Hàng không và du lịch.

Bảng 2.2: Vận tải hành khách bằng đường Hàng không từ năm 2005 - 9 tháng đầu năm 2008 Đơn vị tính: Nghìn lượt khách 2005 2006 2007 9 tháng đầu năm 2008 6339.0 7322.2 8704.2 7986.5 (Nguồn: Tổng cục Thống Kê)

Bảng 2.3: Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2005 đến 8 tháng đầu năm 2008 Đơn vị tính: lượt khách 2005 2006 2007 8 tháng đầu năm 2008 Tổng số khách quốc tế 3.467.757 3.583.486 4.171.564 3009.153 Theo mục đích Du lịch 2.041.529 2.068.875 2.569.150 1786.874 Công vụ 493.335 575.812 643.611 596.220 Thăm thân 505.327 660.903 603.847 412.057 Mục đích khác 427.666 377.896 354.956 214.002 Theo phương tiện Đườn không - 2.702.430 3.261.941 2307.640

Đường biển - 224.081 224.389 121.100

Đương bộ - 656.975 685.234 580.413

(Nguồn: Tổng cục Du lịch, (-) không có số liệu)

Hình 2.1: Biểu đồ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ năm 2005 đến 8 tháng đầu năm 2008

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Bảng 2.4: Sự tăng trưởng nguồn khách giữa du lịch và Hàng không

Năm Khách du lịch quốc tế Khách Hàng không

2005 3.467.757 2.041.529 2006 3.583.486 270.2430 2007 4.171.564 3.261.941 6 tháng đầu năm 2008 2.289.287 1.763.874 (Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Hình 2.2: Biểu đồ sự tăng trưởng nguồn khách giữa du lịch và Hàng không

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Hình 2.3: Biểu đồ phân loại khách theo phương tiện vận chuyển (Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Hàng không có ưu thế về khả năng vận chuyển tầm xa và tốc độ cao, mức độ an toàn cao và tiết kiệm được thời gian vận chuyển, đây là những điều kiện thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Ngoài ra đây còn là ưu thế rất lớn và quan trọng trong việc cạnh tranh vận chuyển khách du lịch so với các phương tiện khác. Hiện nay trên thế giới ở các cự ly vận chuyển hạng trung khoảng 100-200km trở lại thì ngoài ôtô và tàu hoả còn có sự xuất hiện của tàu siêu tốc. Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam với cự ly vận chuyển khoảng trên 300km thì vận chuyển bằng đường không đang chiếm ưu thế nhất so với các phương tiện vận chuyển khác. Xét thấy các điều kiện cho chuyến đi du lịch hiện nay thì thời gian là một yếu tố rất được quan tâm. Thực tế cho thấy rằng thời gian trung bình cho một chuyến du lịch của khách du lịch quốc tế là 7 ngày mà họ phải di chuyển hàng ngàn km từ nơi ở thường xuyên tới điểm du lịch, có thể là ở một quốc gia khác hoặc một vùng miền khác, khách du lịch đã chọn phương tiện di chuyển là máy bay vì họ có thể giảm được thời gian đi lại và di chuyển không cần thiết, đảm bảo được sức khoẻ, tránh sự mệt mỏi và quan trọng hơn là họ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thăm thú, giải trí tại điểm tham quan mà họ tới.

Hàng không có tính cơ động cao hơn hẳn so với các phương tiện vận chuyển khác. Phương tiện vận chuyển đường không có thể rút ngắn tối đa khoảng cách, cường độ vận chuyển nhanh và các điểm đến đa dạng. Đây là một loại hình phương tiện vận chuyển nhanh và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay. Rõ ràng là với những lợi thế như vậy thì loại hình vận chuyển này càng ngày càng được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Với những đặc điểm như trên thì loại hình này rất phù hợp với ngành Du lịch bởi vì tài nguyên du lịch thường là có vị trí xa trung tâm, xa nơi cư trú thường xuyên của du khách, cũng có thể là ở những vùng xa xôi, hẻo lánh di chuyển rất khó khăn, nhưng lại có sức hút đối với du khách. Như vậy chỉ có di chuyển bằng đường Hàng

không, cụ thể hơn là nhờ hoạt động vận tải Hàng không mà khách du lịch có thể tới được bất kỳ nơi nào trên thế giới mà mình yêu thích và muốn khám phá. Có thể khẳng định rằng nhờ có hoạt động vận chuyển bằng đường hàng không mà thế giới được thu hẹp và con người có nhiều điều kiện để giao lưu, tìm hiểu những miền đất mới và con người mới ở nhưng vùng đất hoàn toàn xa lạ với họ.

Hàng không vận chuyển khách du lịch tới các điểm và kết nối các điểm du lịch lại với nhau, tiết kiệm được thời gian di chuyển giữa các điểm du lịch tạo điều kiện cho du khách sử dụng quỹ thời gian đi du lịch hợp lý hơn. Hơn nữa còn đảm bảo được sức khoẻ cho du khách trong một lịch trình di chuyển nhiều, điều này tạo sự thoải mái cho du khách và làm tăng chất lượng của chuyến đi. Sự kết nối giữa các điểm du lịch làm cho chất lượng của các sản phẩm du lịch được nâng cao, làm tăng tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch (các chương trình du lịch).

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, nó tạo điều kiện cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, mang tính độc đáo cao nhằm thu hút du khách.

Hàng không có vai trò trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Thực tế đã chứng minh Hàng không có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy du lịch phát triển và nó ngày càng tham gia nhiều hơn, rõ nét hơn vào các hoạt động quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam. Điều này hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên trường quốc tế. Nó có ý nghĩa sống còn trong sự phát triển ngành Du lịch của một quốc gia. Chỉ khi nào cạnh tranh được trên thị trường thì hoạt động kinh doanh mới đạt được hiệu quả cao và thành công ngược lại nếu không thể cạnh tranh thì hoạt động kinh doanh sẽ thất bại. Phạm vi của cạnh tranh không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà còn diễn ra trên quy mô toàn cầu, giữa các

Châu lục và giữa các khu vực kinh tế. Du lịch Việt Nam ngày càng đối mặt với nhiều thác thức và sự canh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá như hiện nay. Hoạt động kinh doanh du lịch của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn đó là chất lượng sản phẩm chưa cao, quy hoạch du lịch chưa tốt, sản phẩm còn đơn điệu chưa có sức hút lớn đối với du khách quốc tế. Điều cần thiết lúc này là du lịch Việt Nam cần phải khẳng định được mình và sự kết hợp giữa du lịch và Hàng không là rất cần thiết. Sự kết hợp này nhằm nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch, tính canh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu cầu của khách du lịch quốc tế.

Hàng không có vai trò trong việc mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế về du lịch, tuyên truyền quảng bá cho hình ảnh của du lịch Việt Nam. Khách du lịch cũng là đối tượng quan trọng mà Hàng không hướng tới để khai thác, cụ thể hơn là hoạt động du lịch gắn liền với hoạt động của Hàng không và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Bởi vậy, vai trò lớn nhất của Hàng không trong mối quan hệ với du lịch là vận chuyển khách và tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Hiện nay, Hàng không Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu và rộng với ngành Hàng không thế giới, mở rộng quan hệ với nhiều hãng Hàng không khác nhau như Hàng không Pháp, Đức, Anh, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc, Singapore…. hệ thống đường bay ngày càng được mở rộng, ước tính tới thời điểm này có khoảng trên 30 đường bay quốc tế và khoảng hơn 20 đường bay nội địa. Trên các chặng bay quốc tế thì các điểm đến hầu hết là các trung lớn về văn hóa, kinh tế, chính trị và cả thủ đô của các nước. Các văn phòng đại diện của Hàng không Việt Nam ở nước ngoài ngày càng nhiều hơn ước tính có khoảng hơn 30 văn phòng đại diện của Hàng không Việt Nam ở các quốc gia trên thế giới. Đây sẽ là cầu nối để du khách quốc tế biết tới Việt Nam nhiều hơn, nâng cao khả năng hút

khách tới Việt Nam. Bên cạnh đó việc di chuyển thuận lợi và dễ dàng hơn, cũng như việc được cung cấp đầy đủ các thông tin về Việt Nam là một yếu tố quyết định đi du lịch tới Việt Nam. Quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam nhằm thu hút du khách quốc tế đến với Việt Nam nhiều hơn, họ sẽ cảm nhận được đây là một đất nước bình yên, giàu lòng hiếu khách, yêu chuộng hoà bình. Một đất nước có bề dày lịch sử với một nền văn hoá lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc. Nhưng điều quan trọng hơn là thay đổi được cách nhìn về một Việt Nam chỉ có chiến tranh và bom đạn, lạc hậu và nghèo đói. Thay vào đó là một Việt Nam đang phát triển nhanh từng ngày, du lịch Việt Nam đang tiềm ẩn những điều kỳ thú và đang đón chờ sự khám phá của du khách.

Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, một khu vực đang phát triển mạnh về kinh tế và là một điểm đến hấp dẫn với du khách. Với các chính sách phát triển của khu vực này thì khoảng cách về địa lý về không gian ngày càng được thu hẹp, cụ thể là việc miễn thị thực đối với hầu hết các nước trong khu vực. Với khoảng cách địa lý không xa nhau, thông thường khoảng 2h bay là du khách có thể khám phá được vùng đất mà mình cần đến. Ngoài ra trong lãnh thổ Việt Nam khoảng cách giữa các điểm du lịch cũng chỉ cách từng ấy giờ bay thì rõ ràng là hoạt động vận chuyển của Hàng không là quá thuận lợi và cần thiết cho sự phát triển du lịch của đất nước. Hiện nay Hàng không Việt Nam đã có đường bay thẳng và nối chặng tới tất cả các nước trong khu vực. Trong lãnh thổ thì các đường bay quốc nội đã có khoảng hơn 20 chặng và tới hầu như tất cả các tỉnh, thành phố, tạo thành một mạng lưới vận chuyển liên hoàn và đầy thuận tiện, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của du khách. Hàng không Việt Nam bên cạnh một số đường bay phục vụ cho mục đích chính trị, thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển các vùng miền xa xôi, khơi dậy tiềm năng ở những vùng còn hẻo lánh.

Tất cả những hoạt động vận chuyển đó đều nhằm mục đích mở rộng và tăng cường sự giao lưu, phát triển về văn hoá, kinh tế, chính trị, thúc đẩy sự phát triển giữa các vùng miền trong cả nước. Hàng không ngày càng trở thành một phương tiện vận chuyển phổ biến và dễ dàng đáp ứng nhu cầu đi lại nói chung và của du khách nói riêng.

Quá trình toàn cầu hoá và chính sách “mở của bầu trời” của Hàng không thế giới đang đặt kinh tế Việt Nam nói chung và Hàng không Việt Nam nói riêng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Sự xuất hiện của ngày càng nhiều hơn các hãng Hàng không trên thế giới khai thác tại thị trường Việt Nam, và đặc biệt là các hãng Hàng không giá rẻ ngày càng xuất hiện nhiều hơn là minh chứng rõ nét nhất cho sự sôi động và cạnh tranh khốc liệt của thị trường vận tải Hàng không tại Việt Nam. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới công nghệ là những yêu cầu cần thiết, đó chính là những nhân tố quyết định trong cạnh tranh. Hàng không Việt Nam với tư cách là hãng Hàng không quốc gia và đang đóng vai trò chủ đạo trong việc phát triển ngành Du lịch ở Việt Nam.

2.3 Thực trạng hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của Hàng không Việt Nam (Giai đoạn từ 2005 đến nay)

Một phần của tài liệu nghiên cứu hoạt động tuyên truyền bá du lịch của hàng không việt nam (giai đoạn từ 2005 đến nay) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w