Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh (Trang 40)

2.1.4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những nămqua. qua.

BẢNG 1: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦACÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA

2007/2006 Chỉ tiêu ĐV T 2.006 2.007 Tăng (giảm) % 1.Doanh thu ngđ 43.047.573 57.316.520 14.268.947 33,15 2.LNTT ngđ 1.546.458 10.458.294 8.911.836 576,27 3.LNST ngđ 1.113.450 7.529.972 6.416.522 576,27 4.Tổng vốn kinh doanh BQ ngđ 20.954.064 21.756.661 802.597 3,83 5.VCSH BQ ngđ 4.745.148 9.133.095 4.387.947 92,47 6.Tổng số lao động người 220 240 20 9,09 7.TNBQ/người/tháng ngđ 1.550 1.750 200 12,90 8.Nộp ngân sách N N ngđ 779.576 1.234.256 454.680 58,32 9. Các sản phẩm Gạch xây 2 lỗ Viên 27.564.256 29.398.932 1.834.676 6,66 Gạch xây 6 lỗ tròn Viên 2.350.000 2.416.596 66.596 2,83 Gạch xây 6 lỗ vuông Viên 300.010 290.220 -9.790 -3,26

Gạch đặc Viên 150.432 175.440 25,008 16,62

Gạch Block Viên 176.255 177.312 1,057 0,60

Gạch quay ngang Viên 340.456 360.036 19.580 5,75

10. Khả năng thanh toán

Khả năng TT hiện hành Lần 1,38 2,30 0,92 66,67

Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,015 0,043 0,03 186,67 Khả năng thanh toán lãi vay Lần 1,17 2,28 1,11 94,87

11. Chỉ tiêu hiệu quả

Tỷ suất LNST/Doanh thu % 2,6 13,1 10,5 403,85

Tỷ suất LNST/Tổng TSBQ % 5,3 34,6 29,3 552,83

Từ bảng phân tích ta thấy sự biến động của các khoản mục trong 2 năm nh ư sau: Doanh thu: doanh thu năm 2007 tăng 14.268.947 ngh ìn đồng tương đương với tăng 33,15% so với năm 2006. Doanh thu dùng để bù đắp chi phí, tái sản xuất và đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Với tốc độ tăng nh ư trên cho thấy khả năng sản xuất kinh doanh của Công ty đang có hướng phát triển tốt, chứng tỏ Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới để tăng năng suất lao động và đa dạng hóa các loại sản phẩm.

Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng 6.416.522nghìn đồng tương đương tăng 576,17% so v ới năm 2006 thể hiện rằng Công ty l àm ăn có lãi, góp phần cải thiện đời sống người lao động và tạo xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Vốn: Tổng vốn kinh doanh bình quân năm 2007 tăng nhẹ so với năm 2006 là 3,83% nhưng nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng rất mạnh tới 4.387.947 nghìn đồng tương đương tăng 92,47%. Đây là d ấu hiệu tốt cho thấy quyết định cổ phần hóa Công ty là hướng đi thích hợp và phù hợp với nền kinh tế hiện tại và Công ty đã chứng tỏ được khả năng tự chủ về mặt tài chính và tạo sự uy tín với đối tác bên ngoài.

Lao động: Số lao động năm 2007 tăng 20 ng ười so với năm 2006 do Công ty tuyển thêm những lao động mới có trình độ tay nghề để đáp ứng nhu cầu công nhân cho các tổ sản xuất để sản xuất hoạt động có hiệu quả.

Thu nhập bình quân: bình quân cứ mỗi người công nhân nhận được 1.750 nghìn đồng một tháng vào năm 2007 tăng 200 nghìn đồng so với năm 2006. Mức lương tăng lên giúp cho đời sống người lao động được cải thiện, người công nhân sẽ yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với Công ty. Bên cạnh việc cải thiện đời sống cho người lao động Công ty còn đóng góp ngày càng nhiều vào ngân sách nhà nước. Cụ thể tổng nộp ngân sách nh à nước năm 2007 tăng 254.680 nghìn đồng tương đương tăng 26% so với năm 2006.

Sản phẩm: sản phẩm tiêu thụ năm 2007 hầu như tăng lên so với năm 2006, góp phần làm tăng doanh thu của Công ty. Cụ thể đối với sản phẩm gạch xây 2 lỗ trong năm đã tăng lên được 1.834.676 viên tương ứng với 6,66%. Gạch xây 6 lỗ

tròn tăng 66.596 viên tương ứng với tăng 2,83%. Gạch đặc cũng tăng 16.62% ri êng gạch xây 6 lỗ vuông năm 2007 lại giảm đi mất 9.790 vi ên tương ứng với giảm 3,26% là do chi phí sản xuất làm ra một viên gạch 6 lỗ vuông lớn nên lợi nhuận thu được không cao vì thế Công ty đã quyết định tăng lượng gạch xây 2 lỗ lên để đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại.

Khả năng thanh toán nhanh:

Năm 2007 khả năng thanh toán nhanh là 0,043 lần có nghĩa là có 0,043 đồng để sẵn sàng đáp ứng một đồng nợ ngắn hạn của Công ty, tăng 0,03 lần t ương đương với 86,67% so với năm 2006. Nguy ên do dẫn đến chỉ tiêu trên là do :

Tốc độ tăng của khoản mục tiền v à tương đương tiền năm 2007 tăng tới 27,24% tương ứng với 22.905.082 đồng trong khi tốc độ của khoản mục nợ ngắn hạn lại giảm đi rất nhiều so với năm 2006 tới 56,9% t ương ứng với 3.277.765.045 đồng.

Khả năng thanh toán của Công ty tuy tăng l ên vào năm 2007 nhưng còn rất nhỏ, nhỏ hơn 0,5 là không tốt. Công ty nên cải thiện bằng cách đẩy nhanh l ượng hàng tồn kho tránh ứ đọng vốn vì đây là nguyên nhân làm cho các kho ản tài sản có khả năng quy đổi ra tiền nhanh bị hạn chế.

Khả năng thanh toán hiện hành:

Tỷ số khả năng thanh toán hiện h ành được dùng để đánh giá khả năng trả nợ của Công ty. Năm 2007 khả năng thanh toán hiện h ành của Công ty là 2,3 lần có nghĩa cứ một đồng nợ phải trả sẽ được đảm bảo bằng 2,3 đồng tài sản, tăng 0,92 lần tương ứng tăng 66,67 % so với năm 2006. Nguy ên nhân dẫn đến tỷ số này có sự biến động như vậy là do:

Tổng tài sản năm 2007 tăng 55.317.031 đồng t ương ứng với tăng 0,25% và khoản mục nợ phải trả lại giảm đi so với năm 2006 l à 6.277.765.045 đồng tương ứng với 39,8%.

Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty qua hai năm đều lớn hơn 1 có nghĩa Công ty có khả năng đảm bảo đ ược nguồn nợ vay của mình bằng tài sản nhằm tạo uy tín cho người cho vay.

Khả năng thanh toán lãi vay:

Năm 2007 khả năng thanh toán lãi vay là 2,28 lần tăng 1,11 lần so với năm 2006 tương đương với giảm 94,87% do:

Tốc độ tăng của lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 72% trong khi tốc độ của lãi vay phải trả lại giảm đi 11,9%.

Khả năng thanh toán lãi vay tăng lên cho thấy Công ty chủ động nguồn vốn vay và sử dụng vốn vay có hiệu quả để đảm bảo mức độ an to àn của bên cho vay. Trong trường hợp cần huy động vốn thì chỉ số này thực sự có tác động tốt đến sự cân nhắc của bên cho vay vì lợi nhuận đạt được hoàn toàn có thể thanh toán lãi vay. Bình quân năm 2007 cứ một đồng lãi đi vay thì được đảm bảo chi trả bằng 2,28 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu:

Trong năm 2007, cứ bỏ ra 100 đồng doanh thu thì tạo ra 13,1 đồng lợi nhuận sau thuế; trong năm 2006 cứ bỏ ra 100 đồng doanh thu th ì tạo ra 2,6 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy năm 2007 cứ 100 đồng doanh thu bỏ ra th ì làm lợi nhuận sau thuế tăng 10,5 đồng tương đương với tăng 403,8 % so với năm 2006 do:

Doanh thu năm 2007 tăng 14.268.947 ngh ìn đồng tương ứng tăng 33,15% Lợi nhuận sau thuế tăng6.416.522nghìn đồng tương đương tăng 576,17% so với năm 2006.

Như vậy hiệu quả trong 100 đồng doanh thu đầu t ư qua các năm đã tăng lên chứng tỏ Công ty làm ăn có lời, có hiệu quả và cần cố gắng để đẩy mạnh tỷ số này.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân:

Trong năm 2007, cứ bỏ ra 100 đồng tài sản thì tạo ra 34,6 đồng lợi nhuận sau thuế và cũng 100 đồng tài sản ấy bỏ ra vào năm 2006 thì tạo ra 5,3 đồng lợi nhuận sau thuế so với năm 2007 là kém 29,3 đồng tương ứng với 552,83% do

Tổng tài sản bình quân năm 2007 tăng 802.597 đồng tương ứng tăng 3,83% và lợi nhuận sau thuế tăng 6.416.522 nghìn đồng tương đương tăng 576,17% so với năm 2006.

Hiệu quả tạo ra lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng l ên chứng tỏ Công ty đang có bước phát triển và biết sử dụng đồng vốn của mình sao cho có hiệu quả.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân

Bình quân trong 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh sẽ tạo ra 82,4 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2007 và 23,5 đồng vào năm 2006 chứng tỏ việc sử dụng đồng vốn của Công ty là rất có hiệu quả. Tuy nhiên tỷ suất này đang có thiên hướng giảm đi nên Công ty cần phải chú trọng để tránh sự suy giảm đáng kể.

Nhận xét chung:

Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy Công ty đã có những bước phát triển trong các năm qua. đối với các chỉ tiêu về lao động, về sản phẩm... thì luôn tăng qua các năm chứng tỏ Công ty có sự đầu tư cả về cơ sở vật chất cũng như về con người nhằm phát triển theo định hướng lâu dài. Về các khả năng thanh toán Công ty cần chú trọng đến khả năng thanh toán nhanh để đẩy khả năng n ày cao hơn tránh ứ đọng lượng hàng tồn kho qua lớn, không quay vòng được nguồn vốn gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Riêng về các chỉ tiêu hiệu quả thì Công ty cần có sự cân đối lại nguồn vốn giữa nguồn vốn vay và nguồn vốn tự có ở mức cân bằng để đảm bảo khả năng đi vay cũng như sử dụng nguồn vốn tự có một cách hiệu quả.

2.1.4.2 Phân tích tình hình tài chính c ủa công ty trong hai năm qua

BẢNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU CỦA T ÀI SẢN

2006 2007

Chỉ tiêu

Giá trị % Giá trị %

A.Tài sản ngắn hạn 3.199.367.218 14,72 2.811.148.115 12,90

I. Tiền và các khoản TĐ tiền 84.093.342 0,39 106.998.424 0,49

II. Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - -

III. Các khoản PT khách hàng 382.971.727 1,76 284.305.909 1,31 IV.Hàng tồn kho 2.058.584.293 9,47 1.709.041.782 7,85 V.Tài sản ngắn hạn 673.717.856 3,10 710.802.000 3,26 B. Tài sản dài hạn 18.529.635.308 85,28 18.973.171.442 87,10 I. Các khoản PT dài hạn - - - - II.Tài sản cố định 18.529.635.308 85,28 18.969.171.442 87,08

III. Bất động sản đầu tư -

IV. Đầu tư tài chính dài hạn - - - -

V. Tài sản dài hạn khác - - 4.000.000 0,02

Nhận xét: Trong tổng tài sản, tài sản dài hạn chiếm tỷ lệ lớn tới 85,28% v ào

năm 2006 và 87,1% vào năm 2007 c òn tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn chỉ có 14,72% và 12,9% lần lượt vào các năm 2006, 2007. Chứng tỏ Công ty đầu tư vào tài sản cố định và tài sản dài hạn nhiều hơn so với tài sản ngắn hạn.

Trong khoản mục tài sản ngắn hạn thì khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn nhất. Khoản mục này năm 2007 giảm chỉ còn 7,85% so với năm 2006 là 9,47%. Tình trạng khoản mục này giảm qua các năm chứng tỏ Công ty đ ã tăng cường khả năng bán hàng và marketting s ản phẩm tới tay người tiêu dùng giúp rút ngắn bớt quá trình tồn kho của sản phẩm và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển đồng vốn.

Trong khoản mục tài sản dài hạn thì khoản mục tài sản cố định chiếm tỷ lệ lớn tới hơn 85% và tăng vào năm 2007 ch ứng tỏ đồng vốn của Công ty bỏ ra đ ược đầu tư phần lớn vào tài sản cố định.

BẢNG 3: PHÂN TÍCH KẾT CẤU CỦA NGUỒN VỐN

2006 2007 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % A.Nợ phải trả 15.762.448.946 72,54 9.484.683.901 43,54 I. Nợ ngắn hạn 5.762.448.946 26,52 2.484.683.901 11,41 II. Nợ dài hạn 10.000.000.000 46,02 7.000.000.000 32,13 B. Vốn chủ sở hữu 5.966.553.580 27,46 12.299.635.656 56,46 I. Vốn chủ sở hữu 5.966.403.580 27,46 12.287.135.656 56,40 II. Nguồn kinh phí, quỹ khác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

150.000 0,00 12.500.000 0,06

Tổng nguồn vốn 21.729.002.526 100 21.784.319.557 100

Nhận xét: Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ lệ rất cao tới

lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn chiếm 27,46% vào năm 2006 và tăng lên đạt 56,46% vào năm 2007 chứng tỏ nguồn vốn đầu tư của Công ty chủ yếu là do các khoản nợ vay.

Trong khoản nợ phải trả thì khoản nợ dài hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn là 46,02% vào năm 2006 và gi ảm còn 32,13%vào năm 2007. Khoản mục nợ ngắn hạn cũng có xu hướng giảm đi chỉ còn 11,41% vào năm 2007 chứng tỏ Công ty đang có xu hướng giảm các khoản nợ vay và việc làm này là giúp Công ty phân phối đồng đều giữa nguồn vốn vay và nguồn vốn tự có. Trong nguồn vốn chủ sở hữu thì chỉ có vốn chủ sở hữu chiếm đại đa số v à vốn chủ sở hữu này tăng mạnh từ năm 2006 đến năm 2007 chứng tỏ Công ty đang cố gắng để chuyển đổi đồng vốn kinh doanh từ nợ vay sang vốn tự có. Đây có thể là dấu hiệu khởi sắc cho doanh nghiệp để khẳng định bằng nguồn vốn của chính m ình đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch ngói Gia Thanh (Trang 40)