3.4.1. Thu hoạch
Tôm sau khi nuôi được 70 ngày có thể tiến hành thu hoạch, tôm có thể được thu tỉa, hoặc thu toàn bộ ao. Đối với những ao thả tôm mật độ dày, khi nuôi được khoảng 70 – 80 ngày, tôm đạt kích cỡ 13- 15g, có thể tiến hành thu tỉa để giảm mật độ, rồi tiến hành nuôi tiếp.
Dùng lưới kéo để thu, khối lượng mỗi lần kéo không quá 200kg, vừa thu tôm vừa cấp nước, bổ sung thêm viên oxy nén tránh hiện tượng thiếu oxy.
Trước khi đưa tôm lên xe đông lạnh tôm phải được tắm qua bể nước đá (nhiệt độ 16-180C ).
3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế:
Bảng 3.9. Kết quả hoạch toán kinh tế ở ao A1 và A2.
Ao Các chỉ tiêu hoạch toán
Ao A1 Ao A2
Tổng thu (đồng) 521.228.500 438.325.000
Tiền giống 50.750.000 52.500.000 Tiền thức ăn 183.660.000 158.585.000 Tiền cải tạo ao 1.200.000 1.200.000 Tiền nhân công 7.000.000 7.000.000 Khấu hao cơ bản 25.000.000 25.000.000
Chi phí khác 20.000.000 25.000.000
Tổng chi (đồng)
Tiền thuốc 20.000.000 23.000.000
Tổng chi (đồng) 307.610.000 292.285.000
PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN.
4.1. Kết luận
Nhìn chung, trại nuôi với quy mô lớn, cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, phục vụ cho nuôi trồng thủy sản: ao chứa, mương cấp, mương thoát, hệ thống quạt nước, hệ thống cho ăn tự động, trạm điện với công suất lớn.
Trại có vị trí khá thuận lợi về giao thông và gần nguồn nước, đảm bảo cho việc cấp nước cho các ao nuôi.
Bên cạnh những thuận lợi đó, trại vẫn còn thiếu một số công trình như một số ao, mương để khép kín vòng tuần hoàn nước, hệ thống rốn ao có khi bị tắc nghẽn do bùn đáy dày.
Tỷ lệ sống của tôm nuôi ở đây khá cao, trung bình cỡ 80%, năng suất cũng cao, 5 tấn/ao 3200m2 vì vậy nên lợi nhuận đem lại cho trại là không nhỏ như đã hoạch toán ở phần trước.
4.2. Đề xuất ý kiến
Trại cần xây dựng hệ thống tuần hoàn nước để vừa giảm chi phí cấp nước, vừa giảm ô nhiễm môi trường xung quanh, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt của người dân xung quanh. Ngoài ra cần xây dựng hệ thống cấp nước ngọt để cấp nước ngọt cho ao nuôi khi cần thiết.
Trước khi thả tôm cần gây màu nước cho ao nuôi để đảm bảo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm khi còn nhỏ.
Trại cần xây dựng quy trình kỹ thuật nuôi hiện đại hơn, phải xây dựng hệ thống an toàn sinh học để ngăn chặn mầm bệnh truyền nhiễm vào ao nuôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. GS.TS Nguyễn Trọng Nho - TS Tạ Khắc Thường - Th.S Lục Minh Diệp. Kỹ thuật nuôi Giáp xác. NXB Nông Nghiệp : s.n., 2006.
[2]. Đào Văn Trí. Tôm thẻ chân trắng và thử nghiệm nuôi thương phẩm tại Khánh Hòa và Phú Yên. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 3 : s.n., 2002.
[3]. Trần văn Quỳnh, 2004; "những thông tin về đặc điểm sinh học và nuôi tôm he chân trắng (litopenaeus vannamei) ở một số nước và Việt Nam" trung tâm khuyến ngư quốc gia.
[4]. http:// www.fistenet.gov.vn/Anpham_TS/TapchiTS/2008
[5]. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ven biển Miền Bắc - Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bô - Miền Trung.
[6]. “Tình hình sản xuất và thương mại thủy sản nuôi trồng ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin chuyên đề thủy sản 02/2005, trang 10 -15.
[7]. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, Bệnh học thủy sản,NXB Nông Nghiệp, 2006
[8]. Trần Minh Anh. Đặc điểm sinh học và kỹ thuật nuôi tôm he. NXB TP.HCM ,1989. [9]. Lê Minh Cát - Đỗ Thị Nhung - Ngô Ngọc Cát. Nước nuôi thủy sản chất lượng
& giải pháp cải thiện chất lượng. NXB khoa học kỹ thuật Hà Nội : s.n.
[10]. Phạm Thị Anh. Tìm hiểu quy trình nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng tại Đồng Bò - Nha Trang. 2006.
[11]. Nguyễn Đình Trung. Quản lý chất lượng nước. NXB Nông Nghiệp : s.n., 2004. [12]. http:// www.fistenet.gov.vn/thongtinchuyende .