Hệ thống công trình và chuẩn bị ao nuôi

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tại trại nuôi Duy Phong, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Trang 31)

3.2.1. Hệ thống công trình ao nuôi

Hình 3.2. Sơ đồ trại nuôi tôm

Hệ thống công trình của trại bao gồm 4 ao chứa xử lý, 15 ao nuôi, và hệ thống mương cấp, mương thoát,… Ao hình vuông, đáy ao bằng phẳng, bờ ao cao 2,3 m, mỗi ao có diện tích từ khoảng 3000 – 3200 m2. Hệ thống ao và mương được lót bạt ở dưới, có 2 loại bạt trại sử dụng, đó là bạt HDPE và bạt PE Thapolin, có nguồn gốc sản xuất từ Thái Lan. Loại bạt công ty thường sử dụng là HDPE.

Hệ thống mương bao gồm mương thoát và mương cấp, mương cấp dẫn nước từ ao chứa tới ao nuôi, mương thoát dẫn nước từ ao nuôi đổ dồn lại ra mương nước thải và đổ ra biển. Nguồn nước được lấy vào ao khi thủy triểu lên cao, nước được bơm vào ao xử lý. Để hạn chế mầm bệnh lây nhiễm bên ngoài vào thì nước trước

khi đưa vào ao nuôi phải được qua hệ thống ao lắng để xử lý. Trong ao còn có hệ thống xả bùn ở giữa ao, hình chữ T, nhằm xả bùn khi lượng bùn trong ao nhiều.

3.2.1. Hệ thống cung cấp khí

Hệ thống máy quạt nước: Tại trại nuôi máy quạt nước được bố trí mỗi ao 4 cái. Gồm có 2 máy quạt nước nhỏ 3,5 HP và 2 máy quạt nước lớn 5,5 HP. Máy quạt nhỏ được lắp 12 cánh còn máy quạt lớn được lắp 18 cánh. Máy quạt nước được lắp gần 4 góc bờ ao cách góc bờ ao khoảng 7 m, khoảng cách giữa 2 cánh quạt là 40 - 50 cm, các cánh quạt lắp so le nhau. Số lượng cánh quạt lắp cho ao nuôi phụ thuộc vào 2 yếu tố là diện tích ao nuôi và mật độ tôm thả tôm của trại nuôi.

Chế độ quạt nước: Tùy theo mật độ thả tôm cao hay thấp, tôm lớn hay tôm nhỏ mà duy trì số lượng máy, thời gian quạt nước trong ngày để vừa đảm bảo lượng oxy cần thiết cho tôm và hiệu quả kinh tế. Kết quả tại cơ sở nuôi thể hiện qua (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Chế độ quạt nước trong ao nuôi Thiết bị Thời gian nuôi Số máy quạt nước Công suất /máy

Thời gian hoạt

động/ngày Ghi chú 2 3,5HP Tháng 1 2 5,5HP 14,5h 2 3,5HP Tháng 2 2 5,5hP 18h 2 3,5HP Máy quạt nước Tháng 3 2 5,5HP 24h

Chạy thêm khi có xử lý hóa chất.

Tăng cường chạy khi sử dụng hóa chất, chế phẩm

sinh học.

Chạy liên tục trong ngày chỉ nghỉ khi bảo dưỡng

3.2.3. Hệ thống máy cho ăn tự động

Mỗi ao còn được bố trí 1 máy cho ăn, đặt ở một góc ao, cách bờ ao 12m. Vị trí đặt máy cho ăn chú ý không gần quạt nước để tránh thức ăn bị cuốn trôi vào khu vực giữa rốn của ao. Cấu tạo 1 máy cho ăn bao gồm 3 phần chính. Một hệ thống điện tự động, điều chỉnh chu kì thời gian mô tơ tự động chạy rải thức ăn và thời gian mô tơ nghỉ. Một mô tơ với công suất 3 HP (2,2 Kw/h), tác dụng làm quay trục rải đều thức ăn. Một thùng đựng thức ăn, có thể đựng được 100 kg thức ăn. Khu vực tôm ăn rộng đường kính 14m - 20m.

Hình 3.3. Bảng điều khiển tự động máy cho tôm ăn

Hình 3.4. Mô tơ của máy cho tôm ăn

Hình 3.5. Thùng đựng thức ăn của máy cho tôm ăn

Hệ thống trang thiết bị phụ hỗ trợ

Máy bơm nước: đủ loại và kích cỡ từ 10, 15, 20 HP. Hệ thống điện lưới của trại: Toàn bộ hoạt động của hệ thống máy móc phục vụ cho sản xuất bằng điện 3 pha với trạm biến áp có công suất 160KvA- 22kw, máy phát điện dự trù 380v dùng để chạy cho toàn hệ thống khi bị mất điện. Sàng ăn (nhá) là dụng cụ để kiểm tra lượng thức ăn mỗi bữa ăn. Thông qua đó để điều chỉnh lượng thức ăn cho lần sau chính xác hơn. Hình dạng kích thước của sàng: Có dạng hình vuông, kích thước (80cm x 80cm). Dụng cụ chài tôm có đường kính 4 m.

Ngoài ra cơ sở nuôi được trang bị nhiều thiết bị khác phục vụ cho sản xuất như: xô chậu, cân tiểu ly liểm tra tốc độ tăng trưởng của tôm và các thiết bị đo yếu tố môi trường ao nuôi. Nhìn chung cơ sở vật chất của trại nuôi được đầu tư, bố trí rất phù hợp cho quá trình vận hành, hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, cơ sở nuôi vẫn chưa có hệ thống ao xử lý nước thải, nguồn nước lấy vào và thải ra cùng 1 mương dẫn chung. Do vậy sẽ là mối nguy cơ cho trường hợp khi ao nuôi tôm thải ra ngoài mầm bệnh dễ phát tán gây nguy cơ đại dịch lớn và ô nhiễm môi trường khu nuôi.

3.2.4. Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi

Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi được tiến hành theo các bước: tháo cạn nước, hút sạch bùn đáy của vụ trước; phơi khô đáy ao, trải bạt, giăng lưới; bón vôi; lấy nước vào; xử lý nước; gây màu nước.

Tháo cạn nước, hút sạch bùn đáy của vụ trước

Biện pháp cải tạo ao của trại được thực hiện theo phương pháp cải tạo khô. Tuy nhiên có những ao không thể tháo cạn nước nhưng trại sử dụng máy bơm để tháo cạn nước, sau đó dùng máy hút bùn hút sạch bùn đáy của vụ trước, tiếp tục dùng nước rửa bùn đáy 2–3 lần (cấp nước 30 cm ngâm 2 ngày rồi xả ra).

Phơi khô đáy ao, trải bạt, giăng lưới

Sau khi tháo cạn nước và hút sạch bùn tiến hành phơi đáy để khử trùng đáy ao và giải thoát khí độc NH3, H2S. Đồng thời phơi đáy làm tăng quá trình oxy hóa, tạo độ phì nhiêu cho đất, thời gian phơi đáy tùy thuộc vào thời tiết khoảng 5 – 7 ngày, đất vừa nứt chân chim. Tránh phơi nhiều ngày sẽ gây hiện tượng “xì phèn” ở những

ao có phèn tiềm năng, khó gây màu nước và bùn nhiều trong ao. Trong quá trình phơi khô đáy tiến hành lót bạt bờ, giăng lưới, bạt được lót từ bờ xuống cách đáy ao 0,5 m cố định bằng cọc tre. Lưới được giăng cùng lúc với lót bạt nhằm giữ cho bạt không co lại, loại trừ địch hại, lưới cao 0,8 – 1,2m cố định bằng cọc tre.

Hình 3.7. Trải bạt đáy ao nuôi Hình 3.8. Giăng lưới chắn chim cò Bón vôi

Sau khi phơi đáy ao tiến hành bón vôi CaO để cải tạo đáy ao, bón vôi nhằm tạo khoáng hóa cho đất, diệt khuẩn, phân giải các hợp chất hữu cơ làm tơi xốp đáy ao, tháo chua tạo kiềm hóa và nâng cao pH đất. Liều lượng phụ thuộc vào pH của đất, nếu là ao mới, pH từ 6 – 7 thì dùng 300 – 400 kg/ha, pH từ 4,5 – 6 thì dùng 500 – 1000 kg/ha vôi CaO. Nếu là ao cũ thì dùng vôi CaO từ 1200 – 1500 kg/ha phơi 7 – 10 ngày.

Bảng 3.2. Liều lượng vôi CaO dùng cải tạo ao Liều lượng pH Đất thịt hoặc đất sét Đất thịt pha cát Đất cát < 4,0 14320 7160 4475 4,0-4,5 10740 5370 4475 4,6-5,0 8950 4475 3580 5,1-5,5 5370 3580 1790 5,6-6,0 3580 1790 895 6,1-6,5 1790 1790 0 >6,5 0 0 0

Lấy nước

Sau khi bón vôi phơi nắng khoảng 1 tuần, nước lấy vào ao. Nước được lấy lúc triều cường vào các ngày 14 – 15 – 16 hoặc 29 – 30 âm lịch. Trong những ngày này chất lượng nước tốt, nước tự chảy vào ao nên tiết kiệm được chi phí bơm nước, tiến hành xả bỏ 1 đến 2 nước đầu tiên nhằm rửa chua và rửa phèn. Sau đó, các cống được khai để lấy nước tầng giữa và tầng mặt. Việc lấy nước vào ao là vấn đề quan trọng vì có liên quan đến chất lượng nước sau này. Bên cạnh đó, trước khi nước được lấy vào ao, tình hình dịch bệnh ngoài môi trường được ntheo dõi kĩ vì nước mang mầm bệnh có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trong quá trình nuôi.

Xử lý nước

Sau khi lấy nước vào ao, nước được lắng 4 – 5 ngày, trong thời gian này hệ thống máy quạt nước được lắp đặt vào đúng vị trí đã định. Chất phù sa lơ lửng lắng xuống đáy ao làm cho quá trình xử lý nước đước tiến hành dễ dàng và thuận lợi, ít tốn chi phí. Trong khoảng thời gian này trứng của các loài giáp xác, cá trong nước sẽ nở và chúng sẽ bị tiêu diệt khi xử lý bằng hóa chất. Sau đó nước được xử lý bằng BKC (Benzalkonium Chloride - C6H5CH2N(CH3)2RCl) liều lượng BKC là 2ppm (2kg cho 1.000m3 nước). Khi đánh BKC xuống ao đồng thời cho chạy máy quạt nước nhằm mục đích phân tán đều BKC khắp ao.

Gây màu nước

Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển, do đó phải gây màu nước cho ao nuôi. Sau 5 ngày xử lý BKC, nước trở nên trong hơn, sau đó máy quạt nước được chạy liên tục tạo điều kiện cho hàm lượng BKC dư trong nước được bốc hơi và bị khử bởi ánh sáng mặt trời. Tiếp theo, tiến hành bón vôi tạo hệ đệm cho nước và gây màu nước. Dùng chế phẩm sinh học Daenzyme, phân DAP, thức ăn, kết hợp với vôi để gây màu nước: dùng 30kg Daenzyme/1000m2 + 1kg phân DAP/1000m2 + 4kg thức ăn/1000m2, kết hợp với bón vôi CaMg(CO3)2, liều lượng 20 kg/1.000m2 nước. Vôi đượcbón vào buổi sáng, khi đạt các thông số như sau: pH 7,5 – 8,5, độ kiềm >80mg CaCO3/L, độ trong 40 – 50 cm, nước có màu đọt chuối hay vàng rơm là tốt.

3.3. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi

3.3.1. Kỹ thuật chọn giống, vận chuyển và thả giống Chọn giống và thả giống Chọn giống và thả giống

Tôm giống được thả nuôi có nguồn gốc từ công ty CP và công ty UP tôm giống cỡ PL 12-15. Tôm được tuyển chọn bằng 2 hình thức: Bằng cảm quan: Cho tôm vào thau, dùng tay khuấy nhẹ sau đó quan sát bằng mắt thường thấy tôm PL bơi lội linh hoạt ngược dòng, kích thước đồng đều, không bị dị tật, phản xạ nhanh khi gõ vào thành thau, màu sắc sáng bóng, hơi hồng. Xét nghiệm: Lấy mẫu tôm PL đem đi xét nghiệm PCR để loại bỏ những đàn giống mang các mầm bệnh như: Đốm trắng (WSSV), bệnh còi (MBV), bệnh Taura (TSV). Về chất lượng giống của công ty CP và công ty UP, nhìn chung được đánh giá là tốt, nhiều hộ nuôi lân cận cũng thả giống của 2 công ty này.

Vận chuyển giống

Tôm PL được đóng gói trong bao nilon có chứa oxy. Số lượng PL trong mỗi túi 1.000 – 10.000 con, tùy theo thời gian và quảng đường vận chuyển. Các túi nilon đựng trong thùng xốp và giữ nhiệt độ trong thùng xốp từ 22 – 240C trong suốt thời gian vận chuyển. Tôm giống được đưa đến ao để thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Thả giống

Tôm được thả xuống ao vào lúc sáng sớm khi các yếu tố môi trường: Độ mặn là 15‰, pH là 7,6, độ trong là 60cm, độ kiềm là 120mg CaCO3/l, nhiệt độ nước là 270C, độ sâu là 120cm. Đây là những yếu tố môi trường tương đối thuận lợi cho tôm phát triển. Tuy nhiên độ trong hơi cao tới 80cm ở ao A2 trong những ngày đầu thả giống.Túi chứa tôm giống được đưa xuống ao, ngâm trong 30 phút để nhiệt độ trong túivà ngoài ao cân bằng nhau. Sau đó mở miệng túi cho nước ao vào trong túi từ từ để cho tôm được quen dần, sau đó thả tôm vào ao. Trước khi thả giống phải chạy quạt nước trong ao, để cho các khối nước trong ao được đảo đều, cung cấp đầy đủ oxy cho tôm giống mới thả. Tôm được thả vào đầu hướng gió và cách bờ ao khoảng 1,5m để tôm nhanh chóng phân tán đều khắp ao. Số lượng và mật độ thả phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện môi trường ao nuôi, trình độ chăm sóc và quản lý, trang thiết bị.

3.3.2. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 3.3.2.1. Chế độ cho ăn và quản lý thức ăn 3.3.2.1. Chế độ cho ăn và quản lý thức ăn

Thức ăn

Thức ăn tự nhiên: Thức ăn tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển còn nhỏ của tôm. Thức ăn tự nhiên trong ao nuôi bao gồm tảo, và các động vật phù du. Đây là nguồn thức ăn tự nhiên tươi sống, chứa nhiều hàm lượng protein, các acid béo không no rất cần thiết cho sự phát triển của tôm giai đoạn còn nhỏ. Thức ăn tự nhiên đóng vai trò quan trọng do đó công tác chuẩn bị ao nuôi và gây màu nước cần được hết sức chú trọng, để tạo nguồn cơ sở thức ăn tự nhiên trong ao nuôi. Giai đoạn đầu mới thả giống, tôm ăn cả thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp; giai đoạn sau tôm đã lớn, tôm chủ yếu ăn thức ăn công nghiệp nhưng cũng phải duy trì mật độ tảo hợp lí để ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi. Qua thực tiễn tại công ty, việc gây màu nước tạo nguồn cơ sở thức ăn tự nhiên còn chưa đạt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng, và tỷ lệ sống của tôm giai đoạn đầu phát triển. Khi màu nước đã lên, cần duy trì màu nước tốt cho tôm, như màu xanh nõn chuối, màu xanh vỏ đậu,… Các màu nước này tảo lục phát triển chiếm ưu thế và là thức ăn tốt cho tôm.

Thức ăn nhân tạo: Thức ăn công nghiệp phải đảm bảo về chất lượng, phù hợp về kích cỡ, và không mang mầm bệnh. Thức ăn tốt giúp tôm lớn nhanh, sức đề kháng cao, tôm ít bệnh. Trại sử dụng thức ăn của 2 công ty UP và CP, có hệ số sử dụng thức ăn nằm trong khoảng 1,3 – 1,4, với 6 loại thức ăn khác nhau về kích cỡ, thành phần dinh dưỡng, phù hợp cho các giai đoạn phát triển của tôm.

Bảng 3.3. Các loại thức ăn sử dụng, và thông số dinh dưỡng thức ăn

3.3.2.1.1. Kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn (không dùng máy cho ăn)

Bên cạnh thức ăn có chất lượng tốt, cách cho ăn cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng của tôm và môi trường. Lượng thức ăn cung cấp cho tôm phải phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho các hoạt động sống của tôm. Ngoài ra, việc điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp được cho xuống ao cũng góp phần giảm chi phí cho vụ nuôi, giảm lượng thức ăn thừa. Khi lượng thức ăn thừa trong ao được hạn chế và quản lý chặt chẽ đồng nghĩa với khả năng môi trường trong ao nuôi bị ô nhiễm được hạn chế. Môi trường ao nuôi ít biến động, chất lượng nước tốt góp phần làm cho tôm khỏe mạnh, khả năng chống chịu với các tác nhân gây bệnh cao.

Khẩu phần cho ăn Từ ngày 1 - 20 ngày tuổi, tôm được cho ăn với khẩu phần là 20 - 25% khối lượng thân. Bắt đầu cho ăn 1kg/100.000 con giống/ngày, lượng thức ăn của ngày sau tăng so với ngày trước 0,2kg. Từ ngày 21 trở đi, lượng thức ăn được điều chỉnh thông qua kiểm tra nhá và khối lượng tôm. Cách bỏ nhá và kiểm

tra nhá Ao nuôi có diện tích 4.000 - 5.000m2 ta phải đặt 4 nhá cho 1 ao. Nhá đặt cách chân bờ 3 - 4m và trước quạt nước 15 - 20m.

Lượng thức ăn cho vào nhá tuỳ thuộc vào ngày tuổi của tôm, trọng lượng thân của tôm. Theo kinh nghiệm của các kỹ sư và công nhân ở trại, lấy trọng lượng thân tôm nhân với tổng lượng thức ăn cho 1 cữ và chia đều cho 4 nhá. Ngày đầu tiên bỏ 2 g/kg thức ăn nhân với tổng lượng thức ăn của 1 cữ chia đều ra 4 nhá. Nếu thức ăn trong nhá hết trong 2 lần kiểm tra kế tiếp thì tăng 5 - 10% lượng thức ăn lần sau. Kiểm tra nhá trong 2 cử liên tiếp mà chỉ một cữ hết thì giữ nguyên không tăng thức ăn cho cử kế tiếp. Thức ăn trong nhá còn 2 - 5% thì giữ nguyên lượng thức ăn đó. Nếu thức ăn trong nhá còn 5 - 10% thì giảm 5 - 10% lượng thức ăn ở lần cho ăn sau. Kiểm tra nhá mà thức ăn trong nhá còn 10 - 25% thì giảm 10% lượng thức ăn ở

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tại trại nuôi Duy Phong, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)