Kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi được tiến hành theo các bước: tháo cạn nước, hút sạch bùn đáy của vụ trước; phơi khô đáy ao, trải bạt, giăng lưới; bón vôi; lấy nước vào; xử lý nước; gây màu nước.
Tháo cạn nước, hút sạch bùn đáy của vụ trước
Biện pháp cải tạo ao của trại được thực hiện theo phương pháp cải tạo khô. Tuy nhiên có những ao không thể tháo cạn nước nhưng trại sử dụng máy bơm để tháo cạn nước, sau đó dùng máy hút bùn hút sạch bùn đáy của vụ trước, tiếp tục dùng nước rửa bùn đáy 2–3 lần (cấp nước 30 cm ngâm 2 ngày rồi xả ra).
Phơi khô đáy ao, trải bạt, giăng lưới
Sau khi tháo cạn nước và hút sạch bùn tiến hành phơi đáy để khử trùng đáy ao và giải thoát khí độc NH3, H2S. Đồng thời phơi đáy làm tăng quá trình oxy hóa, tạo độ phì nhiêu cho đất, thời gian phơi đáy tùy thuộc vào thời tiết khoảng 5 – 7 ngày, đất vừa nứt chân chim. Tránh phơi nhiều ngày sẽ gây hiện tượng “xì phèn” ở những
ao có phèn tiềm năng, khó gây màu nước và bùn nhiều trong ao. Trong quá trình phơi khô đáy tiến hành lót bạt bờ, giăng lưới, bạt được lót từ bờ xuống cách đáy ao 0,5 m cố định bằng cọc tre. Lưới được giăng cùng lúc với lót bạt nhằm giữ cho bạt không co lại, loại trừ địch hại, lưới cao 0,8 – 1,2m cố định bằng cọc tre.
Hình 3.7. Trải bạt đáy ao nuôi Hình 3.8. Giăng lưới chắn chim cò Bón vôi
Sau khi phơi đáy ao tiến hành bón vôi CaO để cải tạo đáy ao, bón vôi nhằm tạo khoáng hóa cho đất, diệt khuẩn, phân giải các hợp chất hữu cơ làm tơi xốp đáy ao, tháo chua tạo kiềm hóa và nâng cao pH đất. Liều lượng phụ thuộc vào pH của đất, nếu là ao mới, pH từ 6 – 7 thì dùng 300 – 400 kg/ha, pH từ 4,5 – 6 thì dùng 500 – 1000 kg/ha vôi CaO. Nếu là ao cũ thì dùng vôi CaO từ 1200 – 1500 kg/ha phơi 7 – 10 ngày.
Bảng 3.2. Liều lượng vôi CaO dùng cải tạo ao Liều lượng pH Đất thịt hoặc đất sét Đất thịt pha cát Đất cát < 4,0 14320 7160 4475 4,0-4,5 10740 5370 4475 4,6-5,0 8950 4475 3580 5,1-5,5 5370 3580 1790 5,6-6,0 3580 1790 895 6,1-6,5 1790 1790 0 >6,5 0 0 0
Lấy nước
Sau khi bón vôi phơi nắng khoảng 1 tuần, nước lấy vào ao. Nước được lấy lúc triều cường vào các ngày 14 – 15 – 16 hoặc 29 – 30 âm lịch. Trong những ngày này chất lượng nước tốt, nước tự chảy vào ao nên tiết kiệm được chi phí bơm nước, tiến hành xả bỏ 1 đến 2 nước đầu tiên nhằm rửa chua và rửa phèn. Sau đó, các cống được khai để lấy nước tầng giữa và tầng mặt. Việc lấy nước vào ao là vấn đề quan trọng vì có liên quan đến chất lượng nước sau này. Bên cạnh đó, trước khi nước được lấy vào ao, tình hình dịch bệnh ngoài môi trường được ntheo dõi kĩ vì nước mang mầm bệnh có thể là nguyên nhân gây ra bệnh trong quá trình nuôi.
Xử lý nước
Sau khi lấy nước vào ao, nước được lắng 4 – 5 ngày, trong thời gian này hệ thống máy quạt nước được lắp đặt vào đúng vị trí đã định. Chất phù sa lơ lửng lắng xuống đáy ao làm cho quá trình xử lý nước đước tiến hành dễ dàng và thuận lợi, ít tốn chi phí. Trong khoảng thời gian này trứng của các loài giáp xác, cá trong nước sẽ nở và chúng sẽ bị tiêu diệt khi xử lý bằng hóa chất. Sau đó nước được xử lý bằng BKC (Benzalkonium Chloride - C6H5CH2N(CH3)2RCl) liều lượng BKC là 2ppm (2kg cho 1.000m3 nước). Khi đánh BKC xuống ao đồng thời cho chạy máy quạt nước nhằm mục đích phân tán đều BKC khắp ao.
Gây màu nước
Để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm và tạo môi trường thuận lợi cho tôm phát triển, do đó phải gây màu nước cho ao nuôi. Sau 5 ngày xử lý BKC, nước trở nên trong hơn, sau đó máy quạt nước được chạy liên tục tạo điều kiện cho hàm lượng BKC dư trong nước được bốc hơi và bị khử bởi ánh sáng mặt trời. Tiếp theo, tiến hành bón vôi tạo hệ đệm cho nước và gây màu nước. Dùng chế phẩm sinh học Daenzyme, phân DAP, thức ăn, kết hợp với vôi để gây màu nước: dùng 30kg Daenzyme/1000m2 + 1kg phân DAP/1000m2 + 4kg thức ăn/1000m2, kết hợp với bón vôi CaMg(CO3)2, liều lượng 20 kg/1.000m2 nước. Vôi đượcbón vào buổi sáng, khi đạt các thông số như sau: pH 7,5 – 8,5, độ kiềm >80mg CaCO3/L, độ trong 40 – 50 cm, nước có màu đọt chuối hay vàng rơm là tốt.