Kỹ thuật chọn giống, vận chuyển và thả giống

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tại trại nuôi Duy Phong, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Trang 37)

Chọn giống và thả giống

Tôm giống được thả nuôi có nguồn gốc từ công ty CP và công ty UP tôm giống cỡ PL 12-15. Tôm được tuyển chọn bằng 2 hình thức: Bằng cảm quan: Cho tôm vào thau, dùng tay khuấy nhẹ sau đó quan sát bằng mắt thường thấy tôm PL bơi lội linh hoạt ngược dòng, kích thước đồng đều, không bị dị tật, phản xạ nhanh khi gõ vào thành thau, màu sắc sáng bóng, hơi hồng. Xét nghiệm: Lấy mẫu tôm PL đem đi xét nghiệm PCR để loại bỏ những đàn giống mang các mầm bệnh như: Đốm trắng (WSSV), bệnh còi (MBV), bệnh Taura (TSV). Về chất lượng giống của công ty CP và công ty UP, nhìn chung được đánh giá là tốt, nhiều hộ nuôi lân cận cũng thả giống của 2 công ty này.

Vận chuyển giống

Tôm PL được đóng gói trong bao nilon có chứa oxy. Số lượng PL trong mỗi túi 1.000 – 10.000 con, tùy theo thời gian và quảng đường vận chuyển. Các túi nilon đựng trong thùng xốp và giữ nhiệt độ trong thùng xốp từ 22 – 240C trong suốt thời gian vận chuyển. Tôm giống được đưa đến ao để thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Thả giống

Tôm được thả xuống ao vào lúc sáng sớm khi các yếu tố môi trường: Độ mặn là 15‰, pH là 7,6, độ trong là 60cm, độ kiềm là 120mg CaCO3/l, nhiệt độ nước là 270C, độ sâu là 120cm. Đây là những yếu tố môi trường tương đối thuận lợi cho tôm phát triển. Tuy nhiên độ trong hơi cao tới 80cm ở ao A2 trong những ngày đầu thả giống.Túi chứa tôm giống được đưa xuống ao, ngâm trong 30 phút để nhiệt độ trong túivà ngoài ao cân bằng nhau. Sau đó mở miệng túi cho nước ao vào trong túi từ từ để cho tôm được quen dần, sau đó thả tôm vào ao. Trước khi thả giống phải chạy quạt nước trong ao, để cho các khối nước trong ao được đảo đều, cung cấp đầy đủ oxy cho tôm giống mới thả. Tôm được thả vào đầu hướng gió và cách bờ ao khoảng 1,5m để tôm nhanh chóng phân tán đều khắp ao. Số lượng và mật độ thả phụ thuộc vào mùa vụ, điều kiện môi trường ao nuôi, trình độ chăm sóc và quản lý, trang thiết bị.

3.3.2. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ao nuôi 3.3.2.1. Chế độ cho ăn và quản lý thức ăn 3.3.2.1. Chế độ cho ăn và quản lý thức ăn

Thức ăn

Thức ăn tự nhiên: Thức ăn tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn phát triển còn nhỏ của tôm. Thức ăn tự nhiên trong ao nuôi bao gồm tảo, và các động vật phù du. Đây là nguồn thức ăn tự nhiên tươi sống, chứa nhiều hàm lượng protein, các acid béo không no rất cần thiết cho sự phát triển của tôm giai đoạn còn nhỏ. Thức ăn tự nhiên đóng vai trò quan trọng do đó công tác chuẩn bị ao nuôi và gây màu nước cần được hết sức chú trọng, để tạo nguồn cơ sở thức ăn tự nhiên trong ao nuôi. Giai đoạn đầu mới thả giống, tôm ăn cả thức ăn tự nhiên và thức ăn công nghiệp; giai đoạn sau tôm đã lớn, tôm chủ yếu ăn thức ăn công nghiệp nhưng cũng phải duy trì mật độ tảo hợp lí để ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi. Qua thực tiễn tại công ty, việc gây màu nước tạo nguồn cơ sở thức ăn tự nhiên còn chưa đạt, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng, và tỷ lệ sống của tôm giai đoạn đầu phát triển. Khi màu nước đã lên, cần duy trì màu nước tốt cho tôm, như màu xanh nõn chuối, màu xanh vỏ đậu,… Các màu nước này tảo lục phát triển chiếm ưu thế và là thức ăn tốt cho tôm.

Thức ăn nhân tạo: Thức ăn công nghiệp phải đảm bảo về chất lượng, phù hợp về kích cỡ, và không mang mầm bệnh. Thức ăn tốt giúp tôm lớn nhanh, sức đề kháng cao, tôm ít bệnh. Trại sử dụng thức ăn của 2 công ty UP và CP, có hệ số sử dụng thức ăn nằm trong khoảng 1,3 – 1,4, với 6 loại thức ăn khác nhau về kích cỡ, thành phần dinh dưỡng, phù hợp cho các giai đoạn phát triển của tôm.

Bảng 3.3. Các loại thức ăn sử dụng, và thông số dinh dưỡng thức ăn

3.3.2.1.1. Kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn (không dùng máy cho ăn)

Bên cạnh thức ăn có chất lượng tốt, cách cho ăn cũng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng của tôm và môi trường. Lượng thức ăn cung cấp cho tôm phải phù hợp, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, năng lượng cho các hoạt động sống của tôm. Ngoài ra, việc điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp được cho xuống ao cũng góp phần giảm chi phí cho vụ nuôi, giảm lượng thức ăn thừa. Khi lượng thức ăn thừa trong ao được hạn chế và quản lý chặt chẽ đồng nghĩa với khả năng môi trường trong ao nuôi bị ô nhiễm được hạn chế. Môi trường ao nuôi ít biến động, chất lượng nước tốt góp phần làm cho tôm khỏe mạnh, khả năng chống chịu với các tác nhân gây bệnh cao.

Khẩu phần cho ăn Từ ngày 1 - 20 ngày tuổi, tôm được cho ăn với khẩu phần là 20 - 25% khối lượng thân. Bắt đầu cho ăn 1kg/100.000 con giống/ngày, lượng thức ăn của ngày sau tăng so với ngày trước 0,2kg. Từ ngày 21 trở đi, lượng thức ăn được điều chỉnh thông qua kiểm tra nhá và khối lượng tôm. Cách bỏ nhá và kiểm

tra nhá Ao nuôi có diện tích 4.000 - 5.000m2 ta phải đặt 4 nhá cho 1 ao. Nhá đặt cách chân bờ 3 - 4m và trước quạt nước 15 - 20m.

Lượng thức ăn cho vào nhá tuỳ thuộc vào ngày tuổi của tôm, trọng lượng thân của tôm. Theo kinh nghiệm của các kỹ sư và công nhân ở trại, lấy trọng lượng thân tôm nhân với tổng lượng thức ăn cho 1 cữ và chia đều cho 4 nhá. Ngày đầu tiên bỏ 2 g/kg thức ăn nhân với tổng lượng thức ăn của 1 cữ chia đều ra 4 nhá. Nếu thức ăn trong nhá hết trong 2 lần kiểm tra kế tiếp thì tăng 5 - 10% lượng thức ăn lần sau. Kiểm tra nhá trong 2 cử liên tiếp mà chỉ một cữ hết thì giữ nguyên không tăng thức ăn cho cử kế tiếp. Thức ăn trong nhá còn 2 - 5% thì giữ nguyên lượng thức ăn đó. Nếu thức ăn trong nhá còn 5 - 10% thì giảm 5 - 10% lượng thức ăn ở lần cho ăn sau. Kiểm tra nhá mà thức ăn trong nhá còn 10 - 25% thì giảm 10% lượng thức ăn ở lần cho ăn sau và nếu thức ăn trong nhá còn nhiều hơn 25% thì ngừng 2 lần cho ăn liên tiếp và bắt đầu cho ăn lại với lượng thức ăn ít hơn 10% so với lần cho ăn trước đó.

Bảng 3.4. Lượng thức ăn bỏ nhá và thời gian kiểm tra nhá theo ngày tuổi

Ngày nuôi Khối lượng tôm

(g/con)

Lượng thức ăn bỏ nhá (g/kg/nhá)

Thời gian kiểm tra nhá

20 2 2h

25 1.3 – 1.35 3 2h

30 1.67 – 1.78 5 2h

35 2.46 -2.55 10 2h

Nguyên tắc cơ bản để tăng giảm thức ăn: Khi phần lớn tôm lột xác thì cho ăn ít hơn bình thường 20 - 50% và khi tôm lột xác xong thì tăng lượng thức ăn nhiều hơn bình thường. Ngày mưa, trời âm u thì giảm lượng thức ăn, nếu mưa to và thời tiết xấu thì ta cắt cử không cho ăn. Ngày tạnh ráo, nắng đẹp cho ăn nhiều hơn. Màu nước xấu và thay đổi thì cho ăn ít hơn. Tôm có dấu hiệu bệnh thì giảm cho ăn. Môi trường ao biến động lớn giảm cho ăn. Thời gian cho ăn và cách cho ăn Từ ngày nuôi thứ 2 đến ngày nuôi 30 cho ăn ngày 4 lần: 6h, 10h, 17h, 22h. Cử đêm cho ăn bằng 50 - 60% lượng thức ăn của cử ban ngày.

Bảng 3.5. Tỷ lệ thức ăn sử dụng trong ngày Thời điểm cho ăn Tỷ lệ thức ăn trong ngày

6h 30%

10h 20%

17h 35%

22h 15%

Nếu tôm sinh trưởng tốt, từ ngày 15 ta cho thức ăn vào nhá để tập cho tôm vào ăn trong nhá. Cách cho ăn là dùng thuyền rải thức ăn xung quanh ao theo đường cho tôm ăn. Với thức ăn dạng bột thì phải hoà nước để hạn chế sự thất thoát thức ăn còn đối với dạng mảnh và dạng viên thì ta bao dầu áo để giảm độ tan trong nước của thức ăn. Từ ngày 30 trở đi ta tiến hành cho tôm ăn bổ sung, thức ăn bổ sung có kích thước nhỏ hơn thức ăn chính và chiếm 10 - 15% khối lượng thức ăn của lần cho ăn đó nhằm tăng sức đề kháng, giúp tôm lớn nhanh và hạn chế sự phân đàn.

Những điều cần chú ý khi cho tôm ăn

Không cho tôm ăn khi: Thức ăn kém chất lượng, bị mốc, quá hạn sử dụng, nước ao bị ô nhiễm nặng, trời đang mưa to, tôm đang nổi đầu, tôm đang trong giai đoạn lột xác, tôm giai đoạn đầu cứ 5 - 7 ngày cắt bỏ một cử khuya. Cho tôm ăn mạnh khi: Thời tiết tốt nắng ấm gió nhẹ, tôm khoẻ ăn mạnh, chất lượng nước tốt.

Hình 3.10. Đường cho tôm ăn

3.3.2.1.2. Kỹ thuật cho ăn và quản lý thức ăn (cho tôm ăn bằng máy)

Khi tôm bắt đầu sang tháng nuôi thứ 2, bắt đầu sử dụng máy cho ăn, thức ăn trong ngày được tính dựa vào trọng lượng, tỷ lệ sống, khẩu phần ăn, và dựa vào sàng ăn của tôm. Để quản lý được thức tốt trong thời gian này, cần xác định tỷ lệ sống chính xác, và điều chỉnh thức ăn linh hoạt theo điều kiên thời tiết, và tình hình sức khỏe của tôm. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày trời lạnh, thì giảm lượng thức ăn xuống, có thể cắt hoàn toàn thức ăn nếu thời tiết quá xấu. Đối với những ngày tôm lột xác, nếu lột xác đồng loạt thì giảm khoảng 50 -70% thức ăn, lột xác không đồng loạt thì điều chỉnh giảm từ 10 – 30%, nói chung khi tôm lột xác, người nuôi cần linh hoạt điều chỉnh thức ăn theo khả năng bắt mồi của tôm.Trại hiện đang sử dụng một ao một máy thức ăn công suất mô tơ 3HP, và cho ăn tự động cả ngày, buổi sáng 6h00 bật máy tự động cho ăn đến 21h tiến hành tắt máy thức ăn. Việc sử dụng máy tự động cho ăn giúp tôm ăn được nhiều lần hơn trong ngày so với cho tôm ăn bằng tay, đem lại hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn.

Nguyên tắc hoạt động của máy cho ăn: Máy cho ăn được hoạt động nhờ hệ thống điều khiển tự động hẹn giờ, hệ thống gồm 2 van, 1 van điều chỉnh thời gian mô tơ quay, 1 van điều chỉnh thời gian mô tơ nghỉ. Hệ thống thường được điều chỉnh mô tơ chạy trong 10, 15, 20 giây và nghỉ 10, 15, 20 phút rồi lại tự động chạy lại tùy vào tốc độ ăn của tôm. Khi máy cho ăn hoạt động thì mô tơ quay làm cho

ống phun thức ăn gắn với mô tơ quay liên tục làm cho thức ăn ở phía trên thùng chứa thức ăn xuống ống quay và bắn ra ngoài với bán kính tối đa là 7m. Sau đó hệ thống tự động tự ngắt mô tơ ngừng hoạt động mô tơ quay chậm lại và lượng thức ăn bắn ra với bán kính nhỏ dần và khi ống quay thức ăn ngừng quay thì thức ăn cũng ngừng được phun ra. Cứ như vậy, máy hoạt động liên tục từ khi bật công tắc cho tới khi tắt công tắc. Nếu chúng ta đi thăm nhá mà thức ăn trong nhá hết thì chúng ta tăng thời gian quay mô tơ lên và ngược lại nếu trong nhá còn thức ăn thì chúng ta điều chỉnh thời gian mô tơ chạy ít lại. Thời gian thăm nhá tốt nhất là trước khi máy hoạt động lần tiếp theo lúc đó kiểm tra nhá là chính xác nhất.

Hình 3.11. Thức ăn phun ra khi máy hoạt động 3.3.2.2. Quản lý môi trường ao nuôi

Chất lượng nước trong ao nuôi là yếu tố cơ bản để xác định tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản. Duy trì chất lượng nước tốt và ổn định trong suốt chu kỳ nuôi là một trong những yếu tố mang tính then chốt để nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững [12].

3.3.2.2.1 Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi

Môi trường ao nuôi tôm là tập hợp tất cả các yếu tố vô sinh, hữu sinh và tác động của con người thông qua biện pháp kỹ thuật [9]. Vì vậy sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm cải tạo chất lượng nước trong ao nuôi là việc làm hết sức cần thiết.

Chế độ bổ sung nước

Hạn chế tối đa thay nước, chỉ cấp thêm nước vào ao nuôi khi môi trường ô nhiễm mực nước ao giảm. Mực nước luôn duy trì trong khoảng 1,3 – 1,5 m. Việc thêm nước cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ lây nhiễm tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nước trước khi cấp vào ao nuôi đã được xử lý BKC với liều lượng 2ppm tại ao chứa. Nước sau khi được xử lý đã bay hết dư lượng BKC thì bơm nước vào ao nuôi với mức đã định.

Chế độ quạt nước

Trong nuôi tôm công nghiệp việc quạt nước là điều không thể thiếu. Quạt nước sẽ cung cấp đầy đủ oxy cho tôm trong ao nuôi, ngoài ra còn giúp cho các tầng nước trong ao được đảo đều, tạo điều kiện cho tảo phát triển ổn định. Tùy theo mật độ thả nuôi cao hay thấp, tôm lớn hay nhỏ mà duy trì số lượng máy và thời gian quạt trong ngày, để vừa đảm bảo nhu cầu oxy cần thiết cho tôm mà hiệu quả kinh tế.

Đối với cơ sở tư nhân thì hạn chế chi phí là điều rất quan trọng và vận hành máy quạt nước bằng máy nổ rất tốn kém do đó cần phải sử dụng một cách tiết kiệm mà vẫn tạo được điều kiện tốt cho tôm. Trong tháng đầu tôm còn nhỏ cần hàm lượng oxy thấp do đó việc vận hành máy quạt nước là chưa cần thiết. Máy quạt nước chủ yếu được sử dụng với mục đích đảo nước để tạo điều kiện cho tảo phát triển đều và làm sạch vùng cho ăn. Từ tháng thứ 2 trở đi tôm lớn, lượng thức ăn sử dụng nhiều, tảo phát triển mạnh do đó việc vận hành máy cần thiết để tạo môi trường thông thoáng, sạch, thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm. Ở tháng thứ 3 tôm đang ở cuối giai đoạn nuôi việc vận hành máy là rất cần thiết để tạo oxy, làm sạch đáy do đó máy được vận hành liên tục. Trong trường hợp cho tôm ăn nếu thấy có dấu hiệu thiếu oxy, không tắt máy chỉ giảm tốc độ của dàn quạt. Trong trường hợp xử lý hóa chất vận hành máy quạt nước để cho hóa chất được đều, tăng tác dụng của việc xử lý hóa chất.

Quản lý tảo

Quản lý mật độ, thành phần tảo trong ao nuôi là công việc khó khăn. Bởi tảo có đặc điểm là rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như độ kiềm, pH, ánh sáng

mặt trời, nồngđộ muối hòa tan. Vấn đề đặt ra là làm sao để cho tảo phát triển vừa phải, chủng loạiphong phú, như vậy thể hiện chất lượng nước trong ao nuôi tốt. Để làm được như vậytrại nuôi đã thực hiện các biện pháp sau:

Kiểm tra độ kiềm trong ao thường xuyên, duy trì độ kiềm trong khoảng 100 – 130mg CaCO3/L, nếu độ kiềm nhỏ hơn 100mg CaCO3/L thì tiến hành bón vôi CaO vào 0 – 2h để tăng độ kiềm, ổn định pH, có thể bón định kỳ, trước hoặc sau trận mưa, sử dụng Zeolite 25 – 50kg/1600m2 15 ngày/lần.

Dùng chế phẩm vi sinh: với mục đích phân hủy các hợp chất hữu cơ, giảm các khí độc trong ao. Làm cho tảo tiếp xúc với ánh sáng tốt hơn, tạo muối dinh dưỡng cho tảo phát triển. Bên cạnh đó còn bổ sung vi sinh vật có lợi cho ao nuôi. Trong quá trình sản xuất, trại đã sử dụng chế phẩm vi sinh Compozyme 0,45 ppm định kỳ 2 tuần/ lần. Diễn biến độ trong và màu nước trong quá trình nuôi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu quy trình kỹ thuật nuôi tôm he chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) thương phẩm tại trại nuôi Duy Phong, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)