Huy độngvà sử dụng vốn dài hạn thông qua các kênh khác

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế (Trang 29)

I.3.5.1. Khuyến khích các doanh nghiệp phát huy nội lực hoặc liên doanh liên kết, tăng đầu tư dài hạn.

Không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, đặc biệt là mở rộng tự do hóa đầu tư, đưa ra các ưu đãi hấp dẫn liên qua đến việc giảm chi phí đầu vào và tạo độ tin cậy để kích thích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư dài hạn là một trong các kênh chủ yếu để khai thác và sử dụng vốn đầu tư phát triển dài hạn xã hội tốt nhất cả trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.

Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp: bao gồm nguồn vốn tự có, khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận tái đầu tư, các nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn liên doanh, liên kết. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn vốn này hết sức quan trọng, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, năng lực sản xuất của nền kinh tế và giá trị tổng sản phẩm xã hội. Trong xu hướng phát triển chung, nguồn vốn này sẽ tăng lên nhanh chóng và ngày càng trở thành nguồn vốn chủ đạo trong nền kinh tế.

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế, là nơi trực tiếp sử dụng thiết bị công nghệ, thể hiện trình độ phát triển của nền kinh tế. Để thúc đẩy sự phát triển và áp dụng khoa học công nghệ của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cần có vốn dài hạn để mua sắm thiết bị và đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động. Song phần tích tụ vốn của doanh nghiệp tăng lên không thể kịp nhu cầu đầu tư cho thay đổi thiết bị và áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt. Bởi vậy, doanh nghiệp cần phải tập trung được một lượng vốn đủ lớn được bổ sung từ các doanh nghiệp khác thông qua liên doanh liên kết, hay nguồn vốn từ dân cư bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Liên doanh, hợp tác trong nước là phương thức tập trung vốn giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn liền với việc chuyển giao công nghệ, thiết

bị giữa các bên tham gia. Qua liên doanh, hợp tác, một lượng vốn lớn được tập trung, đáp ứng được nhu cầu mua sắm trang thiết bị công nghệ, đáp ứng được những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhờ đó doanh nghiệp có thể trụ vững được trên thương trường. Việc liên doanh, liên kết trong nước đống một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển. Nó khai thác được những lợi thế của các bên tham gia, tạo nền tảng cho việc xây dựng các tập đoàn kinh tế mạnh. Liên doanh liên kết có thể thông qua tái cấu trúc DN, qua hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc sáp nhập, mua lại cổ phần… Phát hành cổ phiếu làm tăng vốn của doanh nghiệp từ nhiều chủ sở hữu, còn phát hành trái phiếu làm tăng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời làm tăng hệ số nợ của doanh nghiệp. Mỗi phương thức huy động vốn này đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, song đối với doanh nghiệp thì cả hai cách này đều là phương thức tập trung vốn dài hạn được sử dụng nhiều ở các nước phát triển, nó đáp ứng kịp thời cho nhu cầu đầu tư chiều sâu của doanh nghiệp.

I.3.5.2. Mở rộng xã hội hóa và tự do đầu tư kinh doanh

XHH cần được hiểu theo nghĩa vừa kêu gọi vốn đầu tư tham gia liên doanh liên kết của doanh nghiệp ngoài nhà nước vào các lĩnh vực vốn do NSNN hoặc DNNN đảm nhận đầu tư, vừa phải là việc không ngừng tự do hóa đầu tư, cho phép các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trực tiếp đầu tư kinh doanh các lĩnh vực, sản phẩm, địa bàn vốn bị đóng cửa hoặc hạn chế đối với họ

Mở rộng phạm vi, hình thức xã hội hóa đối với một số lĩnh vực (như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao...) sẽ giảm được một khối lượng vốn NSNN dài hạn đầu tư cho những ngành đó, do vậy sẽ tập trung vốn NSNN đầu tư cho các ngành khâu dự án trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội nói chung mà tư nhân không muốn và không thể đầu tư.

Đặc biệt, cần sớm hoàn thiện cơ chế XHH cho phép các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cùng tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ công cộng; Từng bước thay thế phương thức cấp kinh phí trực tiếp cho các đơn vị cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích bằng việc Nhà nước mua sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành theo giá cả phù hợp với chất lượng và tiến độ hoàn thành; Thực hiện công khai hóa tài chính để đảm bảo xã hội hóa lành mạnh.

I.3.5.3. Tăng cường đấu giá quyền sử dụng đất và phát triển các quỹ đầu tư…

Đây là những phương thức huy động còn kha mới mẻ nhưng chắc chắn sẽ ngày càng phổ biến ở nước ta và cả thành phố Hà Nội trong tương lai, nhất là các quỹ đầu tư.

Nói tóm lại, để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong những năm tới, mỗi địa phương cần tìm những phương cách thích hợp để phát huy những lợi thế của mình nhằm huy động ngày càng nhiều và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sẵn có ngay trên địa phương cho đầu tư dài hạn phát triển kinh tế.

CHƯƠNG II:

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế (Trang 29)