TRIỂN KINH TẾ Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚ

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế (Trang 93 - 108)

- Đối với người cho thuê: Giảm thấp mức độ rủi ro trong việc đầu tư vốn;

TRIỂN KINH TẾ Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚ

III.1. Quan điểm, phương hướng chung trong huy động và sử dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế ở Hà Nội thời gian tới.

Như trên đã trình bày, Hà Nội luôn là địa phương đứng thứ hai cả nước sau TP.Hồ Chí Minh về đóng góp cho NSNN. Hà Nội là một trong số ít địa phương trong cả nước có số điều tiết ngân sách về Trung ương với tỷ lệ cao. Tỷ lệ phân chia các nguồn thu cho ngân sách Hà Nội hàng năm thấp nhất cả nước - 30% - 35% tổng số thu NSNN trên địa bàn. Hà Nội cũng là địa phương thường xuyên dẫn đầu cả nước về huy động công trái, TPCP, tín phiếu KBNN và huy động qua các công cụ khác của KBNN và ngân hàng.

Để phát huy vai trò là trung tâm đầu não về chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm văn hóa, khoa học-công nghệ của cả nước, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, là động lực của vùng trọng điểm kinh tế phía Bắc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; để đạt được mục tiêu cụ thể tăng trưởng GDP trung bình hàng năm khoảng 10-11% trong giai đoạn 2001-2010, và đến 2010 nâng mức GDP bình quân trên một người dân Thủ đô lên 2200-2300UD, gấp 2,4 lần so với mức 990 USD năm 2000, thì nhu cầu đầu tư phát triển của Hà Nội rất lớn, đặc biệt là nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội - một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tư từ nguồn ngân sách. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội giai đoạn 2001- 2010 chỉ rõ nhu cầu tổng vốn đầu tư xã hội của gia đoạn này lên tới 329.000 tỷ đồng, bình quân 32.900 tỷ đồng/năm, gấp 2,56 lần so với bình quân hàng năm giai đoạn 1996-2000, riêng giai đoạn 2001-2005 là 103.500 tỷ đồng, bình quân 20.700 tỷ đồng/năm, còn giai đoạn 2006-2010 lên tới 225.500 tỷ đồng, tăng gần 2,2 lần so với 5 năm trước, bình quân 45.100 tỷ đồng/năm.

Cùng với sự tăng cường xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và yêu cầu cần giải quyết các nhiệm vụ kinh tế – xã hội theo tinh thần đổi mới của Đảng và nhà nước, cũng như chủ trương chiến lược và kế hoạch phát triển mà Đảng bộ và HĐND – UBND thành phố đã đặt ra, thì nhu cầu về vốn dài hạn ngày càng lớn và yêu cầu sử dụng hiệu quả các nguồn vốn này cũng ngày càng cao. Với mục

tiêu này, quá trình huy động và sử dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển cần quán triệt các quan điểm và phương hướng chủ yếu sau:

Thứ nhất, mạnh dạn nghiên cứu áp dụng các phương thức mới và kết hợp sử dụng linh hoạt các phương thức, công cụ giải pháp hiện có để huy động ngày càng nhiều vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô.

Tự do hóa kinh doanh là điều kiện hàng đầu để tạo nhu cầu và tăng năng lực huy động vốn dài hạn. Việc cho phép khu vực kinh tế tư nhân tham gia ngày càng rộng rãi vào các lĩnh vực kinh doanh sẽ, một mặt, cho phép họ có cơ hội và an tâm đầu tư dài hạn trực tiếp trong những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mà họ có lợi thế và ưa thích đầu tư, kể cả trong lĩnh vực thị trường vốn; mặt khác, việc tự do hóa này sẽ làm tăng nhu cầu vay vốn dài hạn để đầu tư xây mới hoặc mở rộng sản xuất, hiện đại hóa thiết bị, công nghệ, đồng thời tạo nguồn vốn dài hạn tiềm năng nhờ tăng các khoản thu thuế và nghĩa vụ tài chính, đóng góp khác từ doanh nghiệp.

Cùng với sự phát triển thị trường tài chính và trình độ sản xuất, khả năng tích lũy, bên cạnh những loại hình truyền thống..., sẽ xuất hiện những công cụ, phương thức huy động vốn mới, thích hợp với điều kiện cụ thể địa phương. Vì vậy, cần tăng cường sự chủ động và phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị liên quan để nghiên cứu, mạnh dạn áp dụng đồng bộ, linh hoạt các công cụ, phương thức tạo huy động các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô phù hợp quy hoạch, chiến lược và kế hoạch phát triển mà thành phố đặt ra, làm tăng độ an toàn và linh hoạt của hoạt động tín dụng hiện nay trên địa bàn, giảm thiểu tính trạng “lấy ngắn nuôi dài” và đơn điệu trong hoạt động này.

Có thể thấy trước là cho đến năm 2010, Hà Nội mới chỉ có thể xây dựng chứ chưa phát triển được TCCK. Vì vậy, trong vòng 5-7 năm nữa rất có thể NHTM vẫn phải đóng vai trò chính trong việc huy động và cho vay vốn dài hạn đối với nền kinh tế vì những lý do sau:

- Theo kế hoạch từ nay đến năm 2010, Hà nội mới xây dựng được thị trường chứng khoán giao dịch tập trung, nhưng đa phần các doanh nghiệp ở Hà Nội, đặc biệt là doanh nghiệp dân doanh với khả năng tài chính yếu, hiệu quả hoạt động kém sẽ khó lòng có thể vay vốn dài hạn trực tiếp thông qua thị trường này bằng cách niêm yết, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, họ sẽ vẫn phải đi vay vốn ngân hàng.

- Nguồn vốn dài hạn của ngân sách nhà nước (thông qua chính sách tài trợ), vốn ODA và NGO ở Hà nội sẽ có xu hướng giảm vì định hướng chuyển dịch cơ cấu vốn đầu tư của Việt Nam sẽ là giảm dần tỷ trọng đầu tư phát triển từ vốn Ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng vốn đầu tư từ ngoài Ngân sách và như ông Michael Klein (Phó chủ tịch World Bank) nói”Việt nam đang phát triển rất nhanh và đến lúc nào đó Việt nam sẽ không thể nhận nhiều viện trợ nữa”.

- Dù có khó khăn về nguồn vốn nhưng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và vì mục tiêu kinh doanh các NHTM vẫn phải có giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh cho vay vốn trung và dài hạn vì đây là hoạt động kinh doanh phổ biến và đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng.

Tuy nhiên, trong tương lai, việc khai thác các nguồn vốn trung và dài hạn của ngân hàng sẽ ngày càng khó khăn hơn vì những lý do sau:

- Kinh tế và thị trường tài chính phát triển người có vốn có nhiều cơ hội để đầu tư trực tiếp hơn là gửi Ngân hàng lấy lãi. Vốn của doanh nghiệp gửi ở NHTM chủ yếu sẽ dưới hình thức tiền gửi không có kỳ hạn để sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Tiền tiết kiệm của cá nhân, hộ gia đình có thể đầu tư vào chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần, đầu tư vào bất động sản... Mặt khác, khi xã hội phát triển nhu cầu tiêu dùng của xã hội sẽ ngày càng tăng, tỷ lệ tiền giành cho tiết kiệm ở Hà nội không nhiều như hiện nay.

- Công cụ tài chính chủ yếu của các NHTM để thu hút vốn dài hạn của các NHTM là các chứng chỉ tiền gửi dài hạn và trái phiếu, tuy nhiên kết quả phát hành trái phiếu sẽ phụ thuộc nhiều vào sự ổn định kinh tế vĩ mô (nhất là các nhân tố tỷ lệ lạm phát, tỷ giá…). Chừng nào nền kinh tế Việt nam chưa ổn đinh, phát triển bền vững thì các NHTM sẽ khó khăn khi định ra lãi suất huy động và công chúng cũng không yên tâm khi gửi tiền kỳ hạn dài tại Ngân hàng.

- Sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị trường tài chính giữa các Ngân hàng với các định chế tài chính khác như Công ty tài chính, các Quỹ tài chính. Giữa các Ngân hàng nội địa với Ngân hàng nước ngoài và các định chế tài chính nước ngoài sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn khi Việt Nam hội nhập kinh tế và tài chính quốc tế.Trong cuộc cạnh tranh này đã thấy trước sự yếu kém, hạn chế của hệ thống NHTM Việt Nam.

Thứ hai, kết hợp hài hòa các nguồn vốn trong quá trình huy động, sử dụng vốn đầu tư dài hạn cho phát triển kinh tế Thủ đô.

Sự kết hợp các nguồn vốn là điều kiện để giảm thiểu rủi ro kinh doanh cho mỗi chủ đầu tư và góp phần khai thác nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư xã hội.

Trong thời kỳ trước mắt, vốn đầu tư dài hạn từ NSNN và có nguồn gốc NSNN vẫn chiếm vị trí chủ lực trong tổng các nguồn vốn đầu tư dài hạn trên địa bàn Thủ đô. Song, sau dăm bảy năm nữa, chắc chắn nguồn vốn ngoài NSNN sẽ có sự gia tăng nhanh chóng cả về lượng và chất, trở thành nguồn vốn đầu tư dài hạn ngày càng quan trọng, tạo động lực nhanh và nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế Thủ đô. Đặc biệt, cần tăng nguồn vốn nước ngoài đầu tư dài hạn trong tỷ trọng vốn đầu tư xã hội, hướng trọng tâm thu hút đầu tư dài hạn vào các nhà đầu tư lớn quốc tế, kể cả các nhà đầu tư là người nước ngoài có quốc tịch Việt Nam. Nói cách khác, không nên nhấn mạnh nguồn vốn nội lực mà sao nhãng các nguồn vốn bên ngoài. nhấn mạnh nguồn vốn NSNN mà coi nhẹ các nguồn vốn ngoài NSNN.

Tập trung vốn NSNN cho các hoạt động chuẩn bị đầu tư, đầu tư mồi, đầu tư tạo cơ sở để tư nhân đầu tư hoặc mở rộng đầu tư, đầu tư đảm bảo những sản phẩm, dịch vụ, địa bàn mà tư nhân chưa thể hay không muốn đầu tư. Đồng thời, khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư trực tiếp, dài hạn vào các lĩnh vực, dự án, hàng hóa và dịch vụ mà pháp luật không cấm và không cần sự độc quyền kinh doanh, cung ứng của nhà nước, kể cả các lĩnh vực như cung cấp điện, nước sạch, vệ sinh môi trường, giao thông công cộng và dịch vụ trình độ cao khác.

Kết hợp hài hòa các nguòn vốn trong từng dự án đầu tư theo phương thức hợp vốn, đồng tài trợ hoặc thành lập các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn kinh doanh cổ phần đa sở hữu, thu hút rộng rãi các nguồn vốn và với quy mô, mức độ tham gia khác nhau từ các chủ thể đầu tư nhà nước, tư nhân, tập thể trong nước và nước ngoài...; Việc áp dụng các công cụ huy động vốn mới và phối hợp linh hoạt các hình thức huy động vốn nêu trên sẽ tạo thuận lợi cho việc thực hiện và mở rộng sự kết hợp hài hòa các nguồn vốn này.

Thứ ba, kết hợp tăng cường huy động vốn với nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế trên cơ sở ngày càng tuân thủ các nguyên tắc thị trường, bảo đảm sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và an toàn trong hoạt động huy động và sử dụng vốn.

Việc huy động vốn phải gắn liền với việc sử dụng vốn có hiệu quả, bảo đảm hoàn trả vốn huy động. Thống nhất cơ chế, quyền lợi, trách nhiệm vay và trả nợ vốn vay.

Ngày càng đặt ra các hoạt động huy động và sử dụng vốn dài hạn trên cơ sở các nguyên tắc kinh tế thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh và an toàn vốn vay, đầu tư. Giảm thiểu tình trạng huy động và sử dụng vốn theo cơ chế hành chính, bao cấp. Đảm bảo tăng nguồn vốn dài hạn để đầu tư dài hạn, nhất là cho các dự án khó có khả năng thu hồi và hoàn trả trực tiếp vốn đầu tư.

Bảo đảm sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn vốn đầu tư dài hạn giữa các thành phần kinh tế, giữa bên vay và cho vay.

Thứ tư, tập trung vốn dài hạn đầu tư phát triển cho các dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực ưu tiến phát triển phù hợp vị thế điều kiện đặc thù và yêu cầu phát triển KT - XH Thủ đô.

Đại hội đảng bộ thành phố lần thứ 13 và các kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn và trung hạn của thành phố đã xác định phương hướng đầu tư dài hạn phát triển kinh tế Thủ đô tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, các khu công nghiệp và các cơ sở vật chất cần thiết, đổi mới máy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Tập trung vốn đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến theo định hướng phát triển trong Quy hoạch công nghiệp thành phố đến năm 2010, ưu tiên các sản phẩm: phần mềm tin học, cơ khí chính xác, chế tạo khuôn mẫu, linh kiện điện tử, đồ gia dụng, phương tiện vận tải, dệt may cao cấp...

- Đầu tư để xây dựng và phát triển các ngành dịch vụ trình độ cao, chất lượng cao.

- Đầu tư để phát triển kinh tế và xã hội ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và sản xuất hàng hóa tập trung, kết hợp với du lịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đầu tư để phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ.

III.2. Phương hướng và giải pháp huy động, sử dụng vốn đầu tư phát triển dài hạn qua ngân sách nhà nước

tập trung đối với Thủ đô Hà Nội cần coi trọng những giải pháp sau:

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý vốn XDCB TT và cải cách hành chính trong đầu tư XDCB. Cần tăng dần thẩm quyền phê duyệt dự án XDCB dùng NSNN cho cấp quận, huyện lên mức cao hơn 5 tỷ đồng và tăng cường thanh kiểm tra chất lượng, hiệu quả các dự án XDCB của Thành phố dùng NSNN. Cải thiện và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, cấp giấy phép đầu tư, cấp đất, cấp giấy phép xây dựng, các qui định trong thủ tục hải quan, thanh tra, kiểm tra... đối với các dự án đầu tư. Trước mắt, cụ thể Thành phố cần tập trung thực hiện:

- Công khai hóa thủ tục đầu tư. Trên cơ sở hệ thống lại toàn bộ các thủ tục đầu tư, cơ quan chủ trì quản lý vốn đầu tư của Thành phố (Sở Kế hoạch và Đầu tư) lập danh mục chi tiết thủ tục đầu tư, có hướng dẫn cụ thể và công khai hóa danh mục này đối với doanh nghiệp, chủ đầu tư. Nội dung danh mục phải bao gồm trách nhiệm của đơn vị và cá nhân trong xử lý thủ tục đầu tư nếu gây khó khăn, chậm trễ cho doanh nghiệp và nhà đầu tư. Để làm được việc này, Thành phố phải có văn bản qui chế hóa trách nhiệm trong việc xử lý thủ tục đầu tư.

- Thực hiện một cửa, một đầu mối tiếp nhận, xử lý (thẩm định và phê duyệt) các dự án đầu tư. Sớm khắc phục tình trạng chủ đầu tư phải đi gõ cửa quá nhiều cơ quan khác nhau như xin giới thiệu địa điểm và thoả thuận quy hoạch, kiến trúc; thoả thuận về môi trường; thoả thuận về phòng cháy chữa cháy...

- Việc phối kết hợp các nguồn vốn trong đầu tư là cần thiết nhưng phải thông qua một đầu mối duy nhất để điều phối. Sớm khắc phục tình trạng tách biệt, phân tán giữa sử dụng vốn đầu tư XDCB với vốn sự nghiệp đầu tư, giữa vốn đầu tư với vốn tín dụng, giữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp của ngân sách với vốn hỗ trợ lãi suất vốn vay như hiện nay. Cơ quan đứng ra quản lý, điều hoà sự phối kết hợp các nguồn vốn trong đầu tư phát triển phải là Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố.

- Lập ra "đường dây nóng" thuộc lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố để tiếp nhận mọi thông tin liên quan đến những vướng mắc của doanh nghiệp và nhà đầu tư trong việc thực hiện thủ tục đầu tư để xử lý nhanh nhất là một giải pháp cần thiết trong cải thiện thủ tục đầu tư. "Đường dây nóng" có nhân viên

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế (Trang 93 - 108)