TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở HÀ NỘI
II.1. Đánh giá chung thực trạng khai thác và sử dụng vốn dài hạn đầu tư phát triển kinh tế Hà Nội những năm gần đây
Hà Nội là trung tâm tài chính - tiền tệ lớn nhất Miền Bắc và đứng thứ hai của đất nước (sau TP HCM). Những năm qua, Hà Nội đã thu hút được khá nhiều nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư nước ngoài, vốn huy động trong nước đều tăng với mức cao qua các năm và đều vượt các chỉ tiêu đã đặt ra trong các chương trình huy động của Thành phố.
* Giai đoạn 1996 - 2000:
Trong thời gian từ 1996 đến 2000, tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Hà nội đạt khoảng 69.510 tỷ đồng, bình quân 1 năm đầu tư gần 14.000 tỷ đồng. Trong đó: Vốn đầu tư trong nước là 43.056 tỷ đồng, bình quân 1 năm đầu tư gần 8.600 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 61,9%; vốn đầu tư nước ngoài là 26.453 tỷ đồng, bình quân 1 năm đầu tư gần 5.300 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 38,1%. Tốc độ tăng vốn đầu tư xã hội bình quân hàng năm đạt 4,62%/năm.
* Giai đoạn từ năm 2001 đến nay:
Trong hai năm 2001-2002 vốn đầu tư xã hội trên địa bàn Thành phố đạt tốc độ tăng cao và khá ổn định, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 39,3 ngàn tỷ đồng, tăng 17,2%/năm1 (kế hoạch 10%/năm). Huy động vốn đầu tư xã hội trên địa bàn 9 tháng đầu năm 2003 đạt kết quả tốt. Ước tính 9 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư xã hội đạt 16.565 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2002. Đầu tư trong nước được huy động tốt hơn, năm 2002 chiếm 85% tổng vốn đầu tư xã hội; đầu tư nước ngoài được phục hồi.
Huy động vốn trung và dài hạn của các NHTM phát triển và ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và cả nước.
Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn của các NHTM trên địa bàn Hà Nội chủ yếu là vốn tự huy động, vốn uỷ thác đầu tư và một phần vốn từ Ngân sách Nhà nước đầu tư cho các công trình theo KHNN (tuy nhiên vài năm trở lại đây
các NHTM chỉ cho vay đối với các công trình chuyển tiếp, còn các công trình dự án mới chuyển về quỹ hỗ trợ phát triển cho vay).
- Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư:
Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư qua hệ thống NHTM ở Hà Nội bao gồm nguồn vốn tài trợ uỷ thác từ các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, nguồn vốn uỷ thác của Chính phủ để các NHTM cho vay đối với các công trình trọng điểm của Nhà nước.
Trong giai đoạn 1996 - 2000, vốn tài trợ uỷ thác đầu tư đạt kết quả thấp, nguồn vốn này tăng mạnh từ đầu năm 2001, số dư đến cuối tháng 6/2002 đạt 4.808 tỷ đồng và dự kiến đến cuối năm 2002 đạt 4.808 tỷ đồng.
- Vốn tự huy động:
Tính đến cuối tháng 12/2000, vốn trung và dài hạn (Vốn có kỳ hạn trên 1 năm) huy động qua hệ thống các NHTM đạt: 19.018 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân năm trong giai đoạn 1996 - 2000 là 56,1%, đưa tỷ trọng vốn trung và dài hạn từ 11% năm 1996 tăng lên 25,5 % năm 2000. Số dư vốn huy động trung và dài hạn đến 6/2002 là 31.450 tỷ đồng, tăng 14,1% so với năm 2001. Năm 2002 vốn trung và dài hạn đạt: 39.900 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân năm trong 2 năm 2001 - 2002 là 44,9%. Tính đến hết 10.2003, các NHTM và TCTD trên địa bàn Hà Nội có tổng nguồn vốn huy động đạt 138.740 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cuối năm 2002, chiếm tới gần 40% thị phần huy động vốn cả nước, trong đó riêng tiền gửi của dân cư đạt 61.760 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cuối năm 2002. Tổng dư nợ cho vay của các NHTM và TCTD trên địa bàn Hà Nội đến hết tháng 10.2003 đạt 70.550 tỷ đồng, chiếm khoảng 21% thị phần cho vay của cả nước, trong đó có 39.990 tỷ đồng dư nợ cho vay ngắn hạn và 30.560 tỷ đồng cho vay trung dài hạn, chiếm 43% tổng dư nợ cho vay. Chính vì vậy, sau khi cân đối nguồn và sử dụng, Hà Nội đã có gần 40.000 tỷ đồng đầu tư trên thị trường tiền gửi nước ngoài và chuyển cho các địa phương khác vay. Hà Nội luôn là thị trường huy động vốn lớn nhất cả nước, là địa phương có số bội thu tiền mặt rất lớn tới hàng trăm tỷ đồng mỗi tháng. Tiềm lực về vốn của Hà Nội nằm trong dân, trong các tổ chức bảo hiểm, tỗ chức tài chính và phi tài chính khác. Nguồn vốn huy động của các NHTM và TCTD ở Hà Nội thường xuyên cao hơn ở TP.Hồ Chí Minh tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Về cơ cấu, tổng số vốn huy động trên địa bàn 6 tháng đầu năm 2003 đạt 132.100 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2002 và tăng 8,2% so với đầu năm 2003. được phân theo cơ cấu sau:
* Phân theo đối tượng huy động:
+ Tiền gửi của dân cư ước đạt 60.300 tỷ đồng, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2002 và tăng 12,4% so với đầu năm 2003, chiếm tỷ trọng 45,6% tổng nguồn vốn huy động. Trong đó tiền gửi tiết kiệm ước đạt 46.950 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm 2002 và tăng 13,4% so với đầu năm 2003.
+ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế ước đạt 71.800 tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2002 và tăng 4,9% so với đầu năm 2003, chiếm tỷ trọng 54,4% tổng nguồn vốn huy động.
* Theo khối các tài chính tín dụng:
Tỷ trọng vốn huy động của các Ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 77%, các Ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 9%, các Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 14%.
+ Huy động vốn qua các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng: các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng (các công ty tài chính, công ty thuê mua tài chính, các công ty Bảo hiểm...) là những tổ chức có vai trò quan trọng trong hoạt động của thị trường vốn và là nơi cung cấp vốn trung dài hạn cho đầu tư phát triển trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay quy mô vốn huy động của các tổ chức này còn nhỏ, chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 7,36% nguồn số vốn trung và dài hạn huy động trên địa bàn và chủ yếu là vốn huy động của các công ty bảo hiểm. Cụ thể:
++ Đối với các công ty tài chính, các công ty thuê mua tài chính: Tính đến 31/12/2002, số dư vốn huy động qua các tổ chức này là 470 tỷ đồng và luỹ kế đến hết tháng 5/2002 là: 1.121,95 tỷ đồng (trong đó vốn tự huy động là 61,9 tỷ đồng, vốn uỷ thác của các tổ chức khác là: 1.058,9 tỷ đồng) tăng 238% so với đầu năm 2002 và chiếm tỷ trọng 3,3% nguồn vốn trung và dài hạn.
++ Đối với các công ty Bảo hiểm: Thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển rất nhanh chóng trong thời gian qua, phạm vi quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng, với nhiều loại hình , sản phẩm đa dạng. Trước năm 1994, thị trường bảo hiểm mới chỉ có 20 sản phẩm bảo hiểm thì nay trên thị trường có hơn
chiếm 0,97% so với GDP (năm 2001). Vốn và tích luỹ các quỹ dự phòng nghiệp vụ được tăng cường góp phần thúc đẩy thị trường tài chính, thị trường vốn trên địa bàn. Ước tính đến cuối năm 2001, tổng số vốn và tích luỹ các quỹ dự phòng nghiệp vụ của các công ty bảo hiểm trên địa bàn là: 1.765 tỷ đồng và ước đến cuối tháng 5/2002 là 2.000 tỷ chiếm tỷ trọng 4, 06% nguồn vốn trung và dài hạn. Ngoài ra còn hoạt động của các Quỹ tín dụng nhân dân song quy mô huy động vốn của các Quỹ tín dụng nhân dân còn rất nhỏ bé vai trò của chúng cũng hết sức mờ nhạt trong hoạt động của thị trường tài chính.
* Huy động vốn qua thị trường chứng khoán: ở Hà Nội chưa có thị trường chứng khoán có tổ chức, các thị trường tiền tệ hoạt động vẫn còn kém năng động, thiếu tính kết dính và với quy mô nhỏ bé, do đó chưa có tác động đáng kể đến nền kinh tế nói chung và thị trường vốn nói riêng.
* Huy động vốn qua KBNN. Giai đoạn 1996 - 2000 tổng số vốn huy động đạt 7.430 tỷ đồng đã góp phần bù đắp thiếu hụt ngân sách, ổn định tiền tệ và ngăn chặn lạm phát. Năm 2001 và 6 tháng đầu năm 2002 đã huy động đạt 1.112 tỷ đồng, KBNN Hà nội luôn là đơn vị dẫn đầu trong cả nước về doanh số huy động của hệ thống KBNN, tỷ trọng huy động vốn của Hà nội thường xuyên chiếm khoảng 30% số huy động vốn cả nước, khối lượng huy động vốn ổn định và duy trì ở mức khá với các hình thức huy động trái phiếu khá đa dạng, được quy định cho từng đợt phát hành: trái phiếu không mệnh giá, trái phiếu có mệnh giá, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu chiết khấu...
Nhìn chung trong những năm qua, tổng vốn đầu tư xã hội của Thành phố đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt, nhất là những năm gần đây. Nguyên nhân của sự tăng trưởng các nguồn vốn trên là nhờ sự nỗ lực của các ngành, các cấp, các thành phần kinh tế, đồng thời các chính sách ban hành của Nhà nước đã tạo điều kiện đẩy mạnh việc huy độngvà sử dụng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế đặc biệt là Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và Pháp lệnh Thủ đô Hà nội sau khi ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới cơ chế, cải cách thủ tục hành chính, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế Thủ đô.
Trong giai đoạn từ 1996 đến 6/2002 các phương thức huy động ngày một đa dạng và phong phú để thu hút nguồn tiền gửi từ các tầng lớp dân cư như: Tiết kiệm xây dựng nhà ở, huy động vốn bằng vàng, huy động vốn bằng VND đảm bảo giá trị theo vàng, mở tài khoản cá nhân, tiết kiệm dài hạn (kỳ hạn từ trên 12 tháng ), phát hành trái phiếu NHTM (cả nội và ngoại tệ)... Hiện nay, huy động
vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu vẫn được các NHTM sử dụng khá phổ biến. Tuy công tác huy động vốn trên địa bàn Hà nội đạt kết quả khá tốt với các hình thức huy động vốn khá đa dạng, linh hoạt, nguồn vốn huy động vài năm gần đây đạt tốc độ tăng khá cao so với tỷ lệ tăng chung của toàn quốc nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn để cho vay trung và dài hạn (năm 1996 tỷ trọng vốn trung và dài hạn trong tổng vốn huy động khoảng 10%, năm 2001: 25% và đến 6/2002 là 26,2%). Thực hiện chỉ đạo của NHNN Việt Nam, các NHTM đã tự cân đối dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị,... của các doanh nghiệp. Tính riêng giai đoạn 1996 - 2000, nguồn vốn huy động trung dài hạn cảu các NHTM mới chỉ đáp ứng được 56,81% nhu cầu vay vốn trung dài hạn của các DN. Trong khi đó, lượng vốn trung, dài hạn của các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng còn nhỏ bé và chưa được tích cực khai thác để phục vụ cho các dự án đầu tư phát triển kinh tế của Thủ đô. Việc huy động vốn nhàn rỗi thông qua Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện khi có quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở nhu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc bù đắp thiếu hụt của Ngân sách Trung ương, chưa có tác động trực tiếp tới việc phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Các công cụ và hình thức huy động vốn còn nghèo nàn, hình thức trái phiếu đô thị chưa được sử dụng để huy động vốn dài hạn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, hiện nay lượng tiền nhàn rỗi trong khu vực dân cư còn khá lớn.
Về tổng thể, hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc sau:
Thứ nhất, sự cạnh tranh "phân chia thị trường" bởi các kênh huy động vốn khác nhau: tiết kiệm bưu điện; bảo hiểm; các tổ chức tài chính khác... vẫn là khó khăn chủ yếu hiện nay đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM. Đặc biệt, tiết kiện bưu điện với lợi thế về cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép thực hiện các giải pháp kỹ thuật hiện đại trong việc gửi và rút tiền nhanh - thuận tiện và an toàn đã thu hút nhiều người dân gửi tiền qua hình thức này, thời gian giao dịch dài hơn và liên tục hơn.
Thứ hai, tỷ trọng vốn huy động trung, dài hạn chưa cao nên gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng tiếp cận với các dự án thuộc chương trình kích cầu đầu tư phát triển hạ tầng các ngành y tế, giáo dục, và hạ tầng giao thông của Thành phố có nhu cầu vốn vay rất lớn.
Thứ ba, người dân chưa có thói quen gửi tiền tiết kiệm trung và dài hạn, mặc dù tiền gửi có kỳ hạn chiếm 80% vốn huy động, nhưng tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 1 năm) lại chiếm 50% vốn huy động. Các NHTM hiện đã có loại hình tiền gửi trung hạn (24, 36 tháng) nhưng chưa thu hút được người dân gửi tiền. Nguyên nhân tình trạng này là do:
+ Người dân chưa thực sự tin tưởng để có thể gửi tiền dài hạn vào hệ thống ngân hàng.
+ Sổ tiết kiệm và các loại hình tiền gửi không có khả năng chuyển nhượng trên thị trường thứ cấp.
+ Chênh lệch về lãi suất giữa tiền gửi ngắn hạn và dài hạn chưa đủ sức hấp dẫn người dân gửi tiền.
+ Những cơ sốt của thị trường bất động sản đang thu hút một lượng lớn vốn đầu tư dài hạn đầu tư vào bất động sản.
Thứ tư, lãi suất đã được tự do hóa, tuy nhiên khả năng can thiệp để điều chỉnh lãi suất bằng các công cụ gián tiếp thông qua nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng nhà nước lại rất hạn chế. Do đó, khi lãi suất huy động bị đẩy lên giá quá cao, ngân hàng nhà nước tỏ ra lúng túng trong việc điều tiết gây khó khăn trong công tác huy động vốn, nhất là vốn trung và dài hạn trong hệ thống NHTM.
Thứ năm, công cụ tài chính chủ yếu để thu hút vốn dài hạn là trái phiếu. Về lý thuyết, thời hạn huy động và cho vay càng dài thì lãi suất phải càng cao. Nhưng cũng do sự thiếu ổn định chung của nền kinh tế, đặc biệt là việc dự báo lạm phát, tỷ giá rất khó khăn, nên ngân hàng còn nhiều lúng túng trong việc định ra lãi suất huy động (trái phiếu) để sao cho ngân hàng huy động được, cho vay được và ngân sách không phải bù đắp một cách quá mức.
Thứ sáu, các công cụ có tác dụng bảo đảm an toàn cho người gửi tiền và người đầu tư chưa đủ để có thể giảm thiểu rủi ro cho người gửi tiền (tức là các nhà đầu tư).
Thứ bảy, các dịch vụ ngân hàng tuy đã có bước phát triển mới, đa dạng và phong phú hơn, nhưng vẫn còn sơ sài và hạn chế ở tính hữu dụng. Thực tế này làm hạn chế khả năng tăng luân chuyển vốn, nhất là ở các vùng nông thôn, dẫn đến không khuyến khích được tiết kiệm.
Thứ tám, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ - kỹ thuật tài chính (dịch vụ kiểm toán, tư vấn tài chính, đầu tư, hệ thống kế toán, thông tin, lưu ký, đăng ký,
xếp hạng tín nhiệm...) còn chưa đáp ứng được yêu cầu cho sự phát triển thị trường vốn dài hạn, nhất là để thị trường cổ phiếu hoạt động có hiệu quả.
Ngoài ra, hoạt động huy động vốn dài hạn còn gặp phải những hạn chế