Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế (Trang 108 - 116)

- Đối với người cho thuê: Giảm thấp mức độ rủi ro trong việc đầu tư vốn;

b)Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

phương

- Trên cơ sở thực hiện phân cấp quản lý ngân sách theo Luật NSNN, chính quyền thành phố có chủ trương triển khai phát hành TPCQĐP và thành lập Quỹ đầu tư phát triển Hà Nội nhằm huy động vốn phát triển CSHT kinh tế - xã hội, phúc lợi công cộng trên địa bàn thành phố, đồng thời giảm nhẹ gánh nặng cho NSTW.

- Chủ động nghiên cứu, xây dựng hoặc kiến nghị trình cấp có thẩm quyền và cơ quan hữu quan phối hợp hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cần thiết đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn dài hạn từ TPCQĐP (ví dụ: ban hành Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 141/NĐ-CP về phát hành TPCQĐP, quản lý và sử dụng nguồn vốn này).

- KBNN làm tốt công tác tham mưu tư vấn cho chính quyền thành phố và các cơ quan tài chính trong việc xây dựng chiến lược phát hành TPCQĐP, hấp dẫn các nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Chiến lược và kế hoạch phát hành TPCQĐP phải căn cứ vào Chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, dựa vào kết quả phân tích và dự báo khả năng cũng như nhu cầu huy động vốn, tiến độ huy động cho từng dự án cụ thể, tránh cả hai tình trạng vốn ứ đọng cũng như thiếu vốn. Kế hoạch phát hành TPCQĐP phải nêu rõ qui mô, đối tượng, phương thức phát hành, lãi suất, thời hạn, lựa chọn thời điểm phát hành hợp lý gắn với bố trí nguồn và kế hoạch trả nợ rõ ràng. Bên cạnh đó, ổn định nguồn thu ngân sách của thành phố và nâng cao khả năng dự báo nguồn thu là cơ sở quan trọng thiết lập kế hoạch huy động nguồn lực tài chính cho ĐTPT nói chung và khai thác vốn dài hạn qua phát hành TPCQĐP của Hà Nội nói riêng. Đặc biệt, cần xây dựng tiêu thức cho Thành phố trong việc phát hành trái phiếu công ích và phát hành trái phiếu thu nhập (trái phiếu công trình) để làm căn cứ xây dựng và thông qua các kế hoạch huy động, quản lý vốn huy động từ TPCQĐP của Thành phố trong thời gian tới. Chúng tôi cho rằng chỉ phát hành trái phiếu công ích cho các dự án nào mà không thể huy động được vốn tư nhân hoặc dự án đó có ý nghĩa công ích cao, nếu để tư nhân triển khai sẽ gây tổn hại lợi ích chung lớn hơn lợi ích của việc tiết kiệm vốn đầu tư từ NSNN. Còn lại, Thành phố nên tăng cường phát hành trái phiếu công trình.

- Lập kế hoạch và nâng cao chất lượng kế hoạch huy động vốn: Kế hoạch huy động phải được xây dựng và tổng hợp từ dưới lên, tách riêng chiến lược và kế hoạch huy động vốn trung và dài hạn. Căn cứ xây dựng kế hoạch là Chiến lược và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô, dự toán ngân sách thành phố, nhu cầu đầu tư, khả năng cung ứng vốn từ nguồn vốn ĐTPT của NSNN, nhu cầu huy động vốn cho từng dự án cụ thể theo kế hoạch và qui hoạch đầu tư chi tiết. Việc cân đối kế hoạch huy động dựa trên nguyên tắc chủ động, tích cực, xuất phát từ đánh giá và dự báo chính xác nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, xuất phát từ nhu cầu thật sự cần thiết phải phát hành TPCQĐP,

nắm chắc và khai thác tốt nguồn lực tài chính trong nước, đảm bảo tính khả thi. Việc phân bổ và giao kế hoạch huy động vốn phải gắn liền với giao kế hoạch NSNN. Lưu ý lựa chọn thời điểm phát hành TPCQĐP thích hợp, vừa bám sát nhu cầu sử dụng vốn, vừa phù hợp với diễn biến thực tế trên thị trường tài chính.

- KBNN Hà Nội phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn của các Bộ ngành TW, các cấp chính quyền thành phố, các cơ quan tài chính trên địa bàn cũng như chính quyền và cơ quan tài chính các địa phương khác trên cả nước trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch phát hành TPCQĐP.

- Đa dạng hoá các loại kỳ hạn TPCQĐP, đặc biệt chú trọng tăng qui mô phát hành trái phiếu trung dài hạn 3-5 năm, nghiên cứu khả năng phát hành với kỳ hạn dài hơn, thậm chí từ 10 đến 30 năm. Phân biệt rõ TPCQĐP có tính chất nghĩa vụ và TPCQĐP có tính chất tự nguyện để có hệ thống giải pháp phát hành và sử dụng thích hợp:

(1) Loại TPCQĐP có tính chất nghĩa vụ có lãi suất thấp, thời hạn 5-10 năm nhằm huy động vốn xây dựng các công trình dự án có ý nghĩa kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng chiến lược trên phạm vi quốc gia và toàn Thành phố. Theo đó phải có qui định cụ thể nghĩa vụ mua đối với từng đối tượng cụ thể kết hợp với các biện pháp tuyên truyền giáo dục. Riêng đối với các công trình mang tính phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế,... trên địa bàn có thể xem xét phát hành TPCQĐP trên cơ sở vận động; (2) Loại TPCQĐP có tính chất tự nguyện nhằm huy động vốn đầu tư vào

những dự án có hiệu quả kinh tế cao, có khả năng thu hồi trực tiếp hoặc gián tiếp qua thu phí, huy động theo nguyên tắc tự nguyện (chẳng hạn xây dựng nhà máy điện, cấp nước, nhà ở, giao thông, cầu, cảng, sân bay, nhà ga,...). Phương thức, nội dung, tính chất, lãi suất,... dựa trên qui luật thị trường, cạnh tranh bình đẳng với các loại hình tín dụng khác. Cần đa dạng hoá các phương thức phát hành loại TPCQĐP này, có thể phát hành cả trái phiếu huy động vốn trong nước bằng vàng và ngoại tệ.

- Chú trọng phát triển các kênh huy động vốn trên địa bàn, đặc biệt là tăng cường cho các KBNN quận huyện năng lực đánh giá và dự báo chính xác tiềm năng huy động, bám sát địa bàn dân cư triển khai có hiệu quả các biện

- Phát triển đồng bộ cả hai hình thức phát hành trái phiếu bán lẻ và đấu thầu, bảo lãnh phát hành.

- Thông qua hoạt động của thị trường thứ cấp để có căn cứ xác định mức lãi suất trái phiếu, tiến tới xoá bỏ cơ chế lãi suất trần trong các đợt đấu thầu trái phiếu qua NHNN và TTGDCK.

- Mở rộng và đẩy mạnh phát hành trái phiếu qua bảo lãnh và đại lý phát hành, bổ sung thêm đối tượng được bảo lãnh phát hành thông qua hạ thấp điều kiện vốn pháp định đối với tổ chức bảo lãnh phát hành, hình thành tổ hợp bảo lãnh hay đồng bảo lãnh với hạt nhân là tổ chức tài chính tiền tệ với sự tham gia của các ngành khác đủ điều kiện tham gia kinh doanh chứng khoán theo Nghị định 144/2003/NĐ-CP. Có mức phí bảo lãnh hấp dẫn, khuyến khích phát triển phương thức phát hành này. Bổ sung thêm đối tượng được làm đại lý phát hành TPCP là hệ thống Bưu điện do có mạng lưới rộng khắp đến tận xã phường, khu vực cụm dân cư, rất thuận tiện cho các tầng lớp dân cư, các hộ gia đình mua TPCP và TPCQĐP.

- Nghiên cứu triển khai phát hành trái phiếu đấu thầu qua hệ thống KBNN, một mặt, hệ thống KBNN Hà Nội hoàn toàn có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ này, mặt khác tạo thế chủ động cho KBNN phát huy tốt lực lượng và thế mạnh sẵn có khai thác vốn cho ĐTPT thành phố.

- Hoàn thiện thị trường, tạo môi trường thuận lợi phát triển thị trường trái phiếu thứ cấp. Tăng tính thanh khoản của TPCP thông qua tạo điều kiện tự do mua bán, chuyển nhượng, cầm cố, cải tiến cơ chế, thủ tục hành chính trong các giao dịch này. Điều hành hoạt động của TTGDCK Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường vốn các tỉnh thành phía Bắc, khuyến khích các chi nhánh NHTM, công ty tài chính ở các tỉnh thành phố mở thêm dịch vụ mua bán chứng khoán tạo điều kiện mở rộng thị trường chứng khoán thứ cấp. - Thực hiện công khai hoá thông tin, xếp hạng tín nhiệm và có biện pháp nâng

cao hệ số tín nhiệm của TPCQĐP Hà Nội. Có chiến lược và kế hoạch xây dựng và nâng cao uy tín của chính quyền thành phố trong các hoạt động vay và trả nợ. Công khai hoá, minh bạch hoá thông tin tài chính ngân sách không chỉ là thực hiện các văn bản pháp qui như Quyết định 225/1998/QĐ/TTg của Thủ tướng hay Thông tư 83/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính về qui chế công khai hoá tài chính, mà còn là yếu tố then chốt tạo ra sức hấp dẫn của trái phiếu đối với nhà đầu tư, tạo điều kiện cho họ có thể đánh giá và dự báo

được khả năng thanh toán và mức độ rủi ro của TPCQĐP trước khi quyết định đầu tư.

III.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn dài hạn thông qua KBNN

III.3.3.1. Cấp phát vốn kịp thời, đầy đủ, chính xác

- Thực hiện cấp phát theo đúng qui định gắn liền với cải cách thủ tục hành chính đảm bảo giải ngân kịp thời nguồn vốn đầu tư

- Việc phân bổ dự toán chi tiết trong năm và theo từng quí phải có sự thẩm tra của cơ quan tài chính làm căn cứ cho việc tạm ứng, cấp phát hay thanh toán các khoản chi từ KBNN. Mọi thủ tục hành chính, quản lý, qui định phải thích ứng nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, nhịp độ hoạt động xã hội nhanh,... phải nắm chắc tình hình, phân tích kịp thời, dự báo kịp thời để giải quyết nhanh vấn đề

- Cơ quan KBNN chỉ thực hiện chi khi hội tụ đủ các điều kiện như đã có trong dự toán ngân sách được giao, đã được chi tiết theo loại, mục, tiến độ thực hiện, kể cả dự toán quí đã được cơ quan tài chính ra thông báo thẩm tra; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được uỷ quyền quyết định chi. Việc áp dụng phương thức thanh toán trực tiếp vừa tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị, giảm tầng nấc trung gian, vừa làm rõ trách nhiệm cá nhân của lãnh đạo đơn vị thụ hưởng ngân sách, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN.

- Trong quá trình hoàn thiện qui trình cấp phát thanh toán ngân sách cần thực hiện tốt qui định các hình thức chi trả, thanh toán theo Luật NSNN là: (1) theo dự toán thay cho hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí trước đây; (2) bằng lệnh chi tiền. Chính việc bỏ hình thức chi trả thanh toán bằng hạn mức kinh phí đã giảm bớt những thủ tục rườm rà, không cần thiết, hao tốn thời gian và công sức của người phục vụ cũng như người được phục vụ. Hạn chế dần hình thức chi trả thanh toán bằng lênh chi tiền do tuy hình thức này đang chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi NSNN nhưng nhiều ý kiến cho rằng hiệu quả không cao, nhất là về mặt quản lý tài chính, ngân sách.

- Hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn chi tiêu, kiện toàn chế độ kế toán, quyết toán ngân sách.

- Thực hiện tốt chương trình cải cách hành chính, cụ thể là cải cách triệt để các thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ của KBNN, đảm bảo quản lý chặt chẽ, chi đúng chế độ chính sách, chi kịp thời, đồng thời tránh gây phiền hà.

- Nghiên cứu triển khai chủ trương đấu thầu các công trình để hạn chế tiêu cực, phát triển các hình thức đầu tư BOT, BT, thí điểm thực hiện Nhà nước mua công trình hoàn thành sát với giá trị thực làm cơ sở tổng kết triển khai nhân rộng.

III.3.3.2. Nâng cao hiệu quả kiểm soát chi của KBNN

Hệ thống KBNN cần phải đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý, kiểm soát chi, đưa ra những cơ chế, biện pháp kiểm soát các khoản chi thật cụ thể, rõ ràng để kiểm soát chi đúng chế độ, chi đúng thẩm quyền, dứt khoát từ chối các khoản chi sai, chống tiêu cực lãng phí.

- Thực hiện tốt hạch toán kế toán ngân sách nhà nước theo chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN ban hành kèm theo Quyết định 130/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nghiêm chỉnh tuân thủ các qui định liên quan tới thu chi NSNN nói chung và quản lý vốn đằu tư từ nguồn NSNN nói riêng như Thông tư số 79/2003/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN, Thông tư số 80/2003/TT- BTC hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách qua KBNN, Thông tư 98/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầy tư từ nguồn vốn NSNN, v.v.1

- Thực hiện tốt Thông tư số 100/2003/TT-BTC hướng dẫn quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư từ nguồn TPCP và Công văn số 1495/KB/TTVĐT ngày 30.10.2003 của KBNNTW hướng dẫn kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ nguồn TPCP, Quyết định 601/KBNN/QĐ/TTVĐT ngày 28.10.2003 về qui trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư trong nước. Khi kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ nguồn TPCP, KBNN Hà Nội cần tuân thủ nghiêm túc các qui định sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1) Vốn đầu tư từ nguồn này bố trí cho dự án được giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án. Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm không bị giới hạn bởi năm kế hoạch đã thông báo, được giải ngân liên tục cho đến khi kết

thúc dự án, được theo dõi, quản lý riêng, không được thanh toán hoặc

chính nếu chưa thực hiện và thanh toán hết kế hoạch đã thông báo thì

được chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện và thanh toán;

(2) Đối với những dự án đã được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước nay chuyển sang đầu tư bằng nguồn TPCP để trả nợ thì KBNN chỉ thực hiện việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thanh toán trả nợ và số tiền trả nợ từng lần, không kiểm soát giá trị khối lượng XDCB hoàn thành đã được Quĩ HTPT kiểm soát khi giải ngân rồi;

(3) Đối với những dự án đã đầu tư bằng nguồn vốn ứng trước của NSNN nay được bố trí bằng nguồn TPCP để thu hồi vốn ứng thì sau khi có thông báo vốn của Sở Tài chính đối với dự án do địa phương quản lý thì Phòng TTVĐT gửi bản sao thông báo vốn và giấy đề nghị cho Phòng Kế toán để hạch toán điều chỉnh vốn đã thanh toán từ nguồn vốn ứng của ngân sách sang nguồn TPCP;

(4) Nguồn vốn thanh toán từ nguồn TPCP do cơ quan Tài chính chuyển sang KBNN cùng cấp. Các dự án thuộc TW quản lý, KBNTW căn cứ thông báo kế hoạch vốn thanh toán của Bộ Tài chính để chuyển vốn về KBNN tỉnh nới chủ đầu tư mở tài khoản;

(5) Quyết toán vốn đầu tư hàng năm và quyết toán dự án đầu tư hoàn thành được lập riêng, không cân đối chung vào dự toán chi của các Bộ và NSĐP.

- Triển khai có hiệu quả cơ chế quản lý, cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư theo các thông tư 44 và 45/2003/TT-BTC.

- Phối hợp tốt với các cơ quan có liên quan để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động. Căn cứ vào danh mục công trình theo Quyết định 182/2003/QĐ- TTg, Bộ GTVT và Bộ NN&PTNT tính toán kỹ khả năng thực hiện hàng năm của từng dự án để có phân kỳ đầu tư, có kế hoạch nhu cầu vốn hàng tháng với KBNNTW để ngành Kho bạc có kế hoạch huy động vốn sát với nhu cầu sử dụng.

- Phối hợp thẩm định quyết toán vốn đầu tư từ nguồn TPCP với các cơ quan chức năng.

- Tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, sự giám sát của nhân dân để đảm bảo hiệu quả đầu tư từ nguồn trái phiếu, chống lãng

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sự dụng vốn dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế (Trang 108 - 116)