Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa (HTĐL)

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống điện và điện tử ô tô CĐ Công nghiệp Huế (Trang 71)

* Nhiệm vụ

Hệ thống đánh lửa (HTĐL) có nhiệm vụ biến dòng điện một chiều hiệu điện thế thấp (6, 12 hay 24 V) hoặc các xung điện xoay chiều hiệu điện thế thấp (trong HTĐL bằng Manhêtô và Vô lăng manhêtic) thành các xung điện cao thế (12000÷24000)V đủ để tạo nên tia lửa (phóng qua ke hở bu gi) đốt cháy hỗn hợp làm việc trong các xy lanh của động cơ vào những thời điểm thích hợp và tƣơng ứng với trình tự xy lanh và chế độ làm việc của động cơ.

Trong một số trƣờng hợp, HTĐL còn dùng để hỗ trợ khởi động, tạo điều kiện khởi động động cơ đƣợc dễ dàng ở nhiệt độ thấp.

* Phân loại:

+ Theo đặc điểm cấu tạo và nguyên lý làm việc, HTĐL đƣợc chia thành 3 loại: - Loại đánh lửa dùng ắc quy: đây là loại HTĐL thông dụng, đƣợc dùng trên hầu hết các ô tô thời gian trƣớc đây, vì thế nó còn đƣợc gọi là hệ thống đánh lửa thƣờng hay HTĐL cổ điển.

Hình 4.1: Các giai đoạn của quá trình đốt cháy hỗn hợp công tác. 1- Thời điểm đánh lửa; 3- Hỗn hợp công tác cháy giản nở; 2- Hỗn hợp công tác bén lửa; 4- Kết trúc quá trình cháy.

Góc đánh lửa sớm

1

2 3

- Loại bán dẫn hay điện tử: với sự có mặt của các linh kiện bán dẫn trong thành phần cấu tạo. Đây là loại HTĐL mới, có nhiều ƣu điểm hơn hẳn loại HTĐL thƣờng và có xu hƣớng thay thế dần các HTĐL thƣờng.

- Loại đánh lửa bằng Manhêtô hoặc Vôlăng manhêtíc: là loại HTĐL cao áp độc lập, không cần đến ắc quy máy phát và có độ tin cậy cao.

- Loại nhiều tia lửa điện liên tục: là loại cơ cấu đánh lửa dùng để sấy nóng môi chất, hỗ trợ khởi động cho động cơ Điêzen hoặc động cơ máy bay.

+ Theo dạng năng lƣợng đƣợc tích luỹ trƣớc khi đánh lửa, HTĐL đƣợc chia ra 2 loại:

- Loại điện cảm: bao gồm các HTĐL thƣờng, đánh lửa bán dẫn dùng transito, manhêtô. Ở loại này năng lƣợng đánh lửa đƣợc tích luỹ trong từ trƣờng của biến áp đặc biệt gọi là biến áp đánh lửa.

- Loại điện dung: là loại HTĐL mới về nguyên lý và có rất nhiều ƣu điểm, nên hiện nay đƣợc sử dụng nhiều trên các ô tô xe máy hiện đại. Ở loại này năng lƣợng đánh lửa đƣợc tích luỹ không phải trong từ trƣờng của biến áp đánh lửa mà trong một tụ điện đặc biệt gọi là tụ tích.

* Yêu cầu:

Hệ thống đánh lửa phải đáp ứng các yêu cầu chính sau:

- Phải đảm bảo hiệu điện thế đủ để tạo ra đƣợc tia lửa điện phóng qua khe hở giữa các điện cực của bu gi.

- Tia lửa điện phải có năng lƣợng đủ lớn để đốt cháy đƣợc hỗn hợp làm việc trong mọi điều kiện làm việc của động cơ.

- Thời điểm đánh lửa phải tƣơng ứng với góc đánh lửa sớm hợp lý nhất ở mọi chế độ làm việc của động cơ.

- Độ tin cậy làm việc của HTĐL phải tƣơng ứng với độ tin cậy làm việc của động cơ.

- Kết cấu đơn giản, bảo dƣỡng sửa chữa dễ dàng, giá thành rẻ,...

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống điện và điện tử ô tô CĐ Công nghiệp Huế (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)