Lý thuyết đánh lửa cho động cơ xăng

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống điện và điện tử ô tô CĐ Công nghiệp Huế (Trang 70)

Khi phóng điện qua hai điện cực bu gi đặt trong buồng đốt, tia lửa sẽ tạo thành trung tâm mồi lửa. Năng lƣợng của tia lửa đƣợc tích lũy trong từ trƣờng của biến áp đánh lửa hoặc trong điện trƣờng của một tụ điện có dung lƣợng lớn và đƣợc nạp điện với một nguồn điện một chiều điện áp cao. Do nguồn điện trên ô tô là nguồn một chiều điện áp thấp cho nên ta phải sử dụng các thiết bị, mạch điện để biến đổi dòng điện một chiều điện áp thấp thành nguồn điện một chiều cao áp. Động cơ nổ dùng trên ô tô thƣờng là loại động cơ có nhiều xy lanh, vì vậy trong hệ thống đánh lửa còn phải có bộ phận để phân phối điện áp cao áp tới bu gi trong mỗi xy lanh theo đúng thứ tự công tác của chúng và đúng thời điểm thích hợp.

Ở các động cơ xăng nói riêng hay các động cơ hỗn hợp nhiên liệu và không khí đƣợc hoà trộn bên ngoài xy lanh nói chung, hỗn hợp làm việc trong xy lanh đƣợc đốt cháy bằng tia lửa điện cao thế. Phƣơng pháp đốt hỗn hợp này có ƣu điểm là:

- Thời điểm đánh lửa chính xác, thời gian đánh lửa ngắn. - Độ tin cậy cao.

- Việc điều chỉnh thời điểm đánh lửa đơn giản. - Công suất tiêu thụ nhỏ.

- Giá thành rẻ hơn, kích thƣớc khối lƣợng nhỏ hơn so với các thiết bị của hệ thống nhiên liệu Điêzen.

- Luôn luôn ở trạng thái sẵn sàng làm việc, có thể làm việc đƣợc ngay không cần phải có các động tác chuẩn bị đặc biệt.

Quá trình đốt cháy hỗn hợp công tác trong xy lanh trải qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn mồi lửa cho hỗn hợp công tác khi xuất hiện tia lửa điện giữa các điện cực của bu gi.

- Giai đoạn hình thành và lan truyền màng lửa đốt cháy hỗn hợp công tác trong phần lớn không gian của buồng đốt (đây là giai đoạn chính của quá trình đánh lửa).

- Giai đoạn kết thúc là khi màng lửa lan truyền đến vùng xa nhất, sát với thành của buồng đốt.

Trong các giai đoạn trên, giai đoạn mồi lửa chịu ảnh hƣởng rất nhiều của các yếu tố sau: thành phần hỗn hợp công tác, nhiệt độ, áp suất và tốc độ chuyển động (mức độ hòa trộn) của hỗn hợp công tác trong xy lanh.

Nhƣ vậy, quá trình cháy của hỗn hợp công tác không xảy ra tức thời mà cần một khoảng thời gian nhất định. Để phát huy đƣợc hiệu quả cao nhất khi hỗn hợp công tác đƣợc đốt cháy, giản nở sinh công của động cơ ô tô, tia lửa điện giữa các cực bu gi cần phải xuất hiện trƣớc khi pít tông chuyển động đến điểm chết trên (ĐCT) của cuối chu kỳ nén, để sao cho hỗn hợp công tác sẽ đƣợc bén lửa, bốc cháy và giản nở trong cùng có thể tích nhỏ nhất (thể tích của buồng đốt).

Các giai đoạn của quá trình đốt cháy hỗn hợp công tác trong xy lanh đƣợc biểu diễn trên hình.

Một phần của tài liệu Giáo trình Hệ thống điện và điện tử ô tô CĐ Công nghiệp Huế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)