C.KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 55)

C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

C.KẾT LUẬN

Thực hiện nghiên cứu đề tài “Vận dụng DHKP vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao trong chương trình Ngữ văn lớp 11 ( nâng cao)” khóa luận đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất, đề tài đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lí thuyết về DHKP để thấy đó là một tiềm năng có thể khai thác, vận dụng vào dạy học. DHKP là một mô hình dạy học tích cực, với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự mình khám phá và lĩnh hội tri thức mới. Đây là phương pháp

nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh, đặt người học vào thế chủ động, sáng tạo. Trong DHKP, giáo viên tạo ra những tình huống hoạt động, câu hỏi gợi mở, có thể bằng đàm thoại, phát hiện, thảo luận nhóm, sử dụng phiếu học tập để tổ chức cho học sinh có thể khám phá, nhận thức được tri thức mới. Với DHKP, học sinh không những chiếm lĩnh được tri thức môn học mà còn thêm nhận thức về cách suy nghĩ, cách phát hiện và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo. Học sinh học tập với sự hứng thú, với niềm vui của sự tìm tòi, khám phá.

DHKP dựa trên bốn thành phần là sự tò mò và không chắc chắn, cấu trúc của tri thức, trình tự, động lực. Bốn thành phần này làm nên đặc trưng cơ bản của DHKP, giúp cho giờ học trở nên sinh động và hấp dẫn. Từ bốn thành phần cơ bản này, dựa vào đó và nội dung cụ thể của từng bài học, giáo viên có thể linh hoạt xây dựng các nhiệm vụ khám phá và tổ chức các hoạt động khám phá cho phù hợp.

Thứ hai, chúng tôi nhận thấy giữa DHKP và bản chất của quá trình dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương trong nhà trường có nhiều điểm phù hợp để có thể vận dụng phương pháp này một cách hiệu quả. Tác phẩm văn chương là một “cấu trúc mời gọi”, giá trị của nó là vô tận và người đọc có một vai trò vô cùng quan trọng quyết định đến sự sống còn của tác phẩm. Bao nhiêu người đọc, sẽ có bấy nhiêu ý tưởng nảy nở, vì vậy, việc hướng dẫn HS tự khám phá ý nghĩa, cái hay, cái đẹp của tác phẩm là điều rất cần thiết. Bằng DHKP, HS không chỉ được tự do trải nghiệm trong thế giới văn chương, được tự mình đọc hiểu và chiêm nghiệm, suy ngẫm, từ đó có hứng thú đam mê, mà còn giúp HS hình thành và phát triển năng lực ngữ văn, nâng cao khả năng tự đọc, tự học.

Thứ ba, Trên cơ sở lí luận đó, khóa luận đã đề xuất một số hoạt động khám phá để hướng dẫn HS đọc hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, nghiên cứu xây dựng tiến trình dạy học truyện ngắn này trong chương trình

trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, DHKP là một trong những pháp dạy học có nhiều ưu điểm, phù hợp với dạy học đọc hiểu truyện ngắn “Chí Phèo” nói riêng và các tác phẩm văn chương trong nhà trường nói chung.

Trong quá trình làm khóa luận, chúng tôi đã cố gắng suy ngẫm và tìm tòi. Tuy nhiên, những vấn đề mà chúng tôi đưa ra chắc hẳn vẫn còn những thiếu sót. Chúng tôi hi vọng nhận được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn sinh viên để trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục mở rộng, đào sâu thêm công trình nghiên cứu của mình để đề tài có thể đưa vào thực tiễn dạy học, đem lại hiệu quả cao cho dạy và học Ngữ văn trong nhà trường Phổ thông.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w