Hoạt động khám phá về phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 45)

- Nhân vật thị Nở:

2. Tổ chức các hoạt động khám phá

2.3. Hoạt động khám phá về phong cách nghệ thuật đặc sắc của nhà văn

Nam Cao qua tác phẩm

Bước 1: Đưa HS vào tình huống khám phá

GV đưa ra nhận định: Cội nguồn làm nên sức sống và cảm hứng không bao giờ vơi cạn của tác phẩm Chí Phèo đối với độc giả có phải chỉ nằm ở phương diện nội dung? Nó còn thể hiện ở khía cạnh nào nữa? Có ý kiến cho rằng, truyện ngắn này là nơi hội tụ đầy đủ những nét tiêu biểu, đặc sắc nhất trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao? Ý kiến trên có thuyết phục không? Chúng ta sẽ lí giải điều đó như thế nào?

Bước 2: Giao nhiệm vụ khám phá

- Hình thức thực hiện: thảo luận nhóm, hoạt động trong 20 phút. - Nội dung nhiệm vụ

Hãy hoàn thành bảng sau và nhận xét về những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện trong tác phẩm này.

Các phương diện Biểu hiện

Xây dựng nhân vật Kết cấu tác phẩm Ngôn ngữ kể chuyện

- Hướng dẫn các bước thực hiện nhiệm vụ

Để hoàn thành được bảng trên và đưa ra những nhận xét, GV cần gợi ý để cho HS khám phá:

+ Về phương diện xây dựng nhân vật: GV gợi ý cho HS nhớ lại nội dung phân tích về các nhân vật ở trên (tập trung vào nhân vật Chí Phèo), kết hợp với đọc lại SGK tìm những nét chính trong việc khắc họa dáng vẻ bên ngoài nhân vật: về hình dáng, ngôn ngữ, cử chỉ... và diễn biến tâm lí nhân vật ( tiêu biểu nhất là đoạn miêu tả sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp thị Nở. Và đặc biệt là GV yêu cầu HS đọc phần tri thức đọc hiểu để nắm vững khái niệm

nhân vật điển hình, sau đó soi chiếu vào tác phẩm để nhận diện những nhân vật điển hình trong tác phẩm, về khía cạnh này có thể HS đã được nghe nhắc tới khi khám phá nhân vật Chí Phèo. Ở đây, HS khái quát lại những nét chúng và nét riêng của nhân vật. Chẳng hạn, nhân vật Chí Phèo có nhiều nét riêng như: diện mạo riêng, số phận riêng, thậm chí mối tình với thị Nở cũng rất riêng, nhưng Chí Phèo lại mang tính chất điển hình chung cho những người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường tha hóa, bị hủy hoại về nhân tính lẫn nhân hình.

+ Về phương diện kết cấu: Yêu cầu HS đọc đoạn mở đầu và đoạn kết thúc tác phẩm để phát hiện xem hình ảnh nào đều xuất hiện ở đó? Để hình ảnh đó xuất hiện lặp lại như vậy, Nam Cao đã có dụng ý gì?( kết cấu vòng tròn), còn ở phương diện kết cấu phi tuyến tính, GV yêu cầu HS chú ý trình tự kể chuyện của Nam Cao có gì đặc biệt, tác giả kể theo trình tự nào?( HS dựa vào cốt

+ Về phương diện nghệ thuật kể chuyện: GV yêu cầu HS vận dụng lí thuyết về khái niệm trần thuật và lời trần thuật nửa trực tiếp ở phần tri thức đọc – hiểu ; sự khác biệt giữa ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật. Tiếp theo, GV phát cho mỗi nhóm một ngữ liệu, bao gồm: Đoạn miêu tả tiếng chửi của Chí Phèo (Hắn vừa đi vừa chửi....), đoạn miêu tả lời độc thoại nội tâm của Chí Phèo sau cơn tỉnh rượu. Sau đó, yêu cầu HS đọc và nhận diện xem đâu là lời của nhân vật, đâu là lời của người kể chuyện và đâu là lời nửa trực tiếp. Tiếp theo, GV gợi ý HS nhận xét về tác dụng cũng như nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện.

-GV chia lớp thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm lớn đó sẽ chia ra thành 3 nhóm nhỏ hơn, mỗi nhóm nhỏ sẽ tìm hiểu về một phương diện sau đó chia sẻ cho nhau trong nhó, lớn để hoàn thành bảng và đưa ra nhận định.

Bước 4: Quan sát và hỗ trợ quá trình khám phá của HS

- GV giám sát việc trao đổi của các nhóm và ghi lại nhận xét về việc tổ chức hoạt động của các em. GV sẽ giải đáp các thắc mắc của HS để quá trình trao đổi diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Bước 5: Tổ chức cho HS trình bày kết quả khám phá và chia sẻ, trao đổi

-GV yêu cầu mỗi nhóm sẽ lên bảng viết vào bảng phụ đã được chuẩn bị sẵn và thuyết trình về một khía cạnh, sau đó nhóm khác bổ sung và hoàn thành bảng lớn để có thể khái quát đưa ra nhận xét.

Bước 6: Đánh giá kết quả khám phá của HS và chốt lại tri thức cần đạt

- GV theo dõi và tổng hợp lại, sau đó nhận xét về nội dung trình bày trong bảng, những điểm lí giải đã phù hợp, những điểm còn chưa thuyết phục. - GV đánh giá và khen thưởng các nhóm có những phát hiện sáng tạo, động

viên những nhóm còn yếu kém, phê bình những và cá nhân chưa tích cực.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w