Hoạt động khám phá về ý nghĩa nhan đề tác phẩm Bước 1: Đưa HS vào tình huống khám phá

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 40 - 42)

- Nhân vật thị Nở:

2. Tổ chức các hoạt động khám phá

2.1. Hoạt động khám phá về ý nghĩa nhan đề tác phẩm Bước 1: Đưa HS vào tình huống khám phá

Bước 1: Đưa HS vào tình huống khám phá

GV đưa HS vào tình huống khám phá bằng cuộc đối thoại:

Nhà thơ Xuân Diệu đã có lần phát biểu đại ý, các nhà văn khi đặt tên tác phẩm cũng trăn trở như cha mẹ đặt tên cho con cái. Nhan đề của một tác phẩm chính là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng, qua đó tạo hứng thú và kích thích trí tị mị của người đọc. Đó là “chìa khóa nghệ thuật” để người đọc mở cánh cửa vào thế giới nghệ thuật.

Các em hãy cho biết, truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao đã qua mấy lần đổi tên? Đó là những tên gọi nào? HS sẽ dựa vào phần tiểu dẫn và trả lời được ngay câu hỏi mang tình chất tái hiện này. GV có thể hỏi HS về sự cảm nhận riêng của bản thân: Em thích tên gọi nào hơn? Vì sao lại thích?

là một nhan đề rất đỗi bình thường, lấy tên nhân vật chính để đặt tên cho tác phẩm thì khơng có gì đặc biệt? Ý kiến của các em thế nào? Tại sao cuối cùng Nam Cao lại lấy tên tác phẩm của mình là Chí Phèo, điều đó có ý nghĩa gì và nó thể hiện điều gì ở nhân cách của nhà văn?

Bước 2: Giao nhiệm vụ khám phá

- Hình thức: Thảo luận với HS bên cạnh, thời gian hoạt động 3 phút

- Nội dung nhiệm vụ: Qua nhiều lần đổi tên từ Cái lị gạch cũ, Đơi lứa

xứng đôi, cuối cùng Nam Cao quyết định lấy tên tác phẩm của mình là Chí Phèo. Các em hãy lí giải vì sao lại có sự thay đổi đó? Nhan đề Chí Phèo có ý nghĩa gì? Việc đặt lại tên cho tác phẩm của mình sau nhiều lần

trăn trở, cho thấy Nam Cao là người như thế nào? - Hướng dẫn các bước thực hiện nhiệm vụ:

+ HS trao đổi, chia sẻ những cảm nhận về 3 tên gọi trên. + So sánh, phân tích để lí giải sự hợp lí của nhan đề Chí Phèo.

Bước 3: Quan sát và hỗ trợ quá trình khám phá của HS: GV sẽ quan sát sự

trao đổi thảo luận của HS và trả lời những thắc mắc của các em.

Bước 4: Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả khám phá và chia sẻ, trao đổi

- Sau khi đã thảo luận xong, GV cho đại diện một số nhóm đứng lên phát biểu.

- Những nhóm khác lắng nghe, bổ sung và có thể hỏi nhóm trình bày về những chỗ chưa hiểu.

- GV lắng nghe sự trình bày của HS và chú ý về mặt nội dung cũng như cách trình bày của các nhóm.

Bước 5: Đánh giá kết quả khám phá của HS và chốt lại kiến thức

Trong bước này, GV chốt lại những ý kiến của các nhóm, giải thích những điểm chưa sáng rõ, đồng thời nhận xét về sự kiến giải của các nhóm cả về mặt nội dung và cách trình bày. Khuyến khích khen thưởng những nhóm có ý kiến hay và sáng tạo.

Với nhiệm vụ này, có thể có nhiều hướng giải quyết khác nhau, dưới đây là một trong những cách lí giải:

+ Với nhan đề đầu tiên là Cái lò gạch cũ, do Nam Cao tự đặt, lấy từ một chi tiết trong tác phẩm được xuất hiện ở đầu và cuối tác phẩm, nằm trong dụng ý nghệ thuật của Nam Cao “hiện tượng Chí Phèo đã trở thành qui luật

và hiện tượng này chỉ hết khi thay đổi cái xã hội này bằng một xã hội khác tốt đẹp hơn”. Nhan đề này phù hợp với nội dung của truyện nhưng thiên về cái

hiện thực, ảm đạm và sự bi quan của nhà văn về cuộc sống của người nông dân. Nhưng nhan đề này bộc lộ rõ sự hạn chế, người đọc chỉ có thể hiểu được q trình tha hóa của Chí Phèo là mạch vận động chính của tác phẩm chứ khơng hiểu được là q trình “hồi sinh” của Chí Phèo - tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao.

+ Nhan đề thứ hai Đôi lứa xứng đôi được đặt dựa trên mối tình giữa con quỉ dữ của làng Vũ Đại và thị Nở - một người xấu ma chê quỷ hờn, hai con người bị xã hội ghét bỏ, khinh thường nhưng họ đã gặp nhau và làm nên mối tình đẹp. Nhan đề này so với nội dung của câu chuyện, không gắn liền với tư tưởng chủ đề mà Nam Cao hướng tới, gợi cho người đọc cảm giác đó là sự giễu nhại, mỉa mai..

Sự đổi tên nhan đề như vậy còn là một minh chứng cho vai trò của người tiếp nhận đối với tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học khơng bất biến, nó vận động khơng ngừng. Đồng thời qua việc tìm hiểu này, cho chúng ta thấy tấm lòng đầy nhiệt huyết và ý thức, trách nhiệm của Nam Cao đối với đứa con tinh thần của mình.

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w