CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 25 - 35)

4. Nhu cầu và khả năng khám phá của bạn đọc học sinh lớp 11 trong quá trình đọc hiểu văn bản

CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO

1. Xây dựng các nhiệm vụ khám phá

1.1. Xác định cấu trúc tri thức bài học

Xác định cấu trúc tri thức của bài học là một trong những thành phần quan trọng của mơ hình DHKP. Đây là cơ sở khoa học để GV hướng dẫn HS tìm hiểu, khám phá đối tượng. Trong dạy học đọc hiểu tác phẩm văn chương, người GV muốn hướng dẫn HS khám phá, chiếm lĩnh tác phẩm, trước hết GV cũng phải là người tìm hiểu, khám phá những tri thức trong và ngồi tác phẩm đó một cách chủ động, tích cực, sáng tạo. Đối với một tác phẩm văn chương – sản phẩm tinh thần đặc thù, việc khám phá đến những tầng vỉa sâu xa của tác phẩm là không hề đơn giản. Do vậy, người GV cần huy động, vận dụng tối đa tri thức tổng quan về tác phẩm, tri thức công cụ và quan trọng nhất là khám phá bản thân văn bản để nghiên cứu, chọn lọc những đơn vị kiến thức thể hiện được chiều sâu tư tưởng của tác phẩm và phù hợp với năng lực học tập của HS.

Hướng dẫn HS khám phá tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao, chúng tơi xác định những nội dung tri thức quan trọng cần tìm hiểu như sau:

1.1.1. Tri thức tổng quan về tác phẩm

Đây là những tri thức khái quát nhất mà GV cần cho HS tìm hiểu và vận dụng một cách thích hợp để cắt nghĩa tác phẩm. Tiến hành khảo sát SGK và SGV Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một, chúng tôi nhận thấy một số điểm như sau:

SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một đã trình bày ngắn gọn những tri thức tổng quan này trong mục tiểu dẫn, bao gồm khẳng định vị trí của tác phẩm Chí

Phèo trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, hoàn cảnh ra đời và những lần

đổi tên của tác phẩm. SGV đã định hướng bổ sung thêm đôi nét về tác giả Nam Cao. Như vậy, cả SGK và SGV cũng đều quan tâm đến những tri thức tổng quan của tác phẩm, ở đây, chúng tôi xin lưu ý một số điểm:

a. Về tác giả Nam Cao và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm

Trong SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập một đã có bài giới thiệu về tác gia Nam Cao sau bài đọc hiểu Chí Phèo, nhưng muốn hiểu sâu sắc về tác phẩm này, chúng ta khơng thể bỏ qua những nét chính trong cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Do thời lượng trên lớp chỉ trong 2 tiết học, cho nên GV chỉ tập trung vào những nét tiêu biểu nhất có liên quan đến mục tiêu đọc hiểu của bài học. Những tri thức này, HS có thể hồn tồn chủ động tìm hiểu trước ở nhà vì đã có bài khái qt về tác giả trong SGK. Ở đây, GV chỉ nhấn mạnh đến những điểm quan trọng có liên quan đến đọc hiểu tác phẩm Chí Phèo.

- Về tác giả Nam Cao

Nam Cao (1917 - 1951) tên khai sinh là Trần Hữu Tri, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình nơng dân đơng con, tại một miền q nghèo thuộc làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Do đó, Nam Cao có điều kiện được trải nghiệm, quan sát và thấu hiểu đời sống cực khổ của người nông dân cũng như mâu thuẫn xã hội phức tạp lúc bấy giờ ở nơng thơn Việt Nam. Đó là chất liệu quan trọng cho các sáng tác của ơng sau này, trong đó có tác phẩm Chí Phèo.

Trong sự nghiệp cầm bút, Nam Cao là người có ý thức, trách nhiệm cao, ông luôn suy nghĩ, trăn trở về vấn đề “sống và viết” và ông đặc biệt đề cao sự sáng tạo trong nghệ thuật. Do đó, dù viết về những vấn đề khơng mới nhưng Nam Cao lại ln có những cách thể hiện độc đáo, mới mẻ về tư tưởng cũng như những nét riêng về nghệ thuật viết truyện. Truyện của Nam Cao vừa hiện lên chân thực, vừa giàu tình triết lí – những tư tưởng giản dị mà sâu sắc. Tìm hiểu về tác gia Nam Cao để phục vụ cho mục tiêu đọc hiểu tác phẩm

Chí Phèo, GV cần đặc biệt lưu ý đến những nét chính trong phong cách nghệ

thuật của Nam Cao. Từ đó, GV soi chiếu, hướng dẫn HS khám phá những nét độc đáo về nghệ thuật được thể hiện đặc sắc trong tác phẩm này.

Về phương diện nghệ thuật, Nam Cao có biệt tài trong việc diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật, ơng thường thâm nhập vào những trạng thái, q trình tâm lí phức tạp. Do vậy, Nam Cao thường chú trọng khai thác, khắc họa tâm trạng,

độc thoại nội tâm và thể hiện bằng giọng điệu đa thanh, khai thác triệt để kiểu “kết cấu tâm lí” và hình thức tự truyện...

Bằng sức sáng tạo khơng ngừng, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào sự cách tân văn xi hiện đại Việt Nam.

- Hồn cảnh sáng tác của tác phẩm

Mỗi tác phẩm văn chương đều ra đời trong một bối cảnh lịch sử văn hóa nhất định, những yếu tố đó được thẩm thấu qua lăng kính chủ quan của nhà văn để đi vào tác phẩm. Do đó, muốn hiểu được tác phẩm văn chương, ta khơng thể khơng tìm hiểu hồn cảnh lịch sử ra đời của nó. Hướng dẫn HS đọc hiểu Chí Phèo cũng vậy, nếu khơng biết hồn cảnh ra đời của tác phẩm, thì người đọc khó mà khái quát được giá trị hiện thực tiêu biểu thể hiện trong đó. Trong SGK, ở mục tiểu dẫn cũng đã nhắc đên nhưng chưa cụ thể. Chúng tôi bổ sung thêm một vài điểm sau:

Nam Cao sáng tác tác phẩm Chí Phèo trong hồn cảnh lịch sử đặc biệt: Chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ, thời kì Mặt trận Dân chủ chấm dứt, cách mạng của quần chúng nhân dân bị đàn áp khốc liệt. Năm 1940, Nhật vào Đông Dương câu kết với thực dân Pháp ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân ta, đời sống nhân dân vô cùng lầm than, cực khổ. Làng Vũ Đại, nơi mà nhà văn sinh sống cũng năm trong bối cảnh chung đó. Đây là một vùng quê nghèo đói, xơ xác, tiêu điều, bọn cường hào địa chủ ra sức hà hiếp nhân dân đẩy họ đến bước đường cùng. Chứng kiến cảnh sống đó, Nam Cao đã dựa trên những con người thật, những việc thật ở làng quê mình để viết nên tác phẩm này.

b. Vị trí của tác phẩm Chí phèo trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao Tác phẩm Chí Phèo được đánh giá là kiệt tác của Nam Cao và là kiệt tác của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm tập trung thể hiện sâu sắc tư tưởng cũng như phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam Cao.

c. Đề tài, chủ đề của tác phẩm

Truyện ngắn Chí Phèo thuộc đề tài nơng thơn và nông dân. Đây là đề tài rất quen thuộc trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945, nhưng khác với các tác phẩm cùng thời viết về đề tài này, Nam Cao khơng đi vào cảnh sống

đói nghèo, hoặc những bi kịch về cơm áo, về thuế khóa hay sự lạc hậu của nông dân mà ông đi sâu vào phản ánh, tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đã hủy hoại cả nhân tính lẫn nhân hình của những người nông dân lương thiện. Đồng thời, Nam Cao khẳng định bản chất tốt đẹp, lương thiện của họ ngay cả khi họ đã vùi dập đến tận cùng. Do đó, truyện ngắn này mang diện mạo riêng, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

d. Sự thay đổi trong việc đặt tên tác phẩm

Trong SGK đã nhắc đến nội dung này ở phần tiểu dẫn, chúng tôi xác định đây là một nội dung quan trọng, một trong những chìa khóa để chúng ta hiểu Nam Cao và hiểu tác phẩm. Từ khi ra đời, truyện ngắn này đã qua nhiều lần đổi tên, nhan đề đầu tiên của truyện là Cái lò gạch cũ, nhưng khi in thành sách, nhà xuất bản tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi, đến năm 1946, tác giả mới đặt lại là Chí Phèo.

1.1.2. Tri thức cơng cụ để đọc hiểu tác phẩm

Bên cạnh việc xác định những tri thức tổng quan về tác phẩm, thì sự nghiên cứu và vận dụng những tri thức lí luận văn học cũng có vai trị đặc biệt quan trọng để hướng dẫn HS đọc hiểu truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Đây là công cụ tư duy quan trọng, hữu hiệu để GV và HS thâm nhập sâu vào tác phẩm. SGK đã trình bày ở mục tri thức đọc hiểu hai nội dung chính là

nhân vật điển hình và nghệ thuật trần thuật nửa trực tiếp. Đây là hai khái

niệm công cụ mà HS cần nắm vững để từ đó soi chiếu vào tác phẩm, khái quát được những giá trị đặc sắc tốt ra từ hình tượng nhân vật và nét độc đáo trong nghệ thuật trần thuật của Nam Cao. Ở đây, chúng tôi xin lưu ý thêm về

tri thức thể loại của tác phẩm.

a. Thể loại truyện ngắn

Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao đã vượt ra khỏi tầm truyện ngắn vươn tới quy mô của một tiểu thuyết. Cho nên, nắm vững được những đặc trưng thể loại, HS không chỉ có những định hướng bước đầu khi bắt tay vào tìm hiểu

mà cịn khai thác được chiều sâu tư tưởng và nét độc đáo trong nghệ thuật của Nam Cao. Qua đó, HS có sự so sánh, đối chiếu để thấy được sự đóng góp quan trọng của Nam Cao trong việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

Chí Phèo là một truyện ngắn xuất sắc, đánh dấu sự trưởng thành về thể

loại truyện ngắn của Nam Cao nói riêng và của văn học Việt Nam nói chung. Sự ra đời của tác phẩm này được coi là “chân kiềng thứ ba”, bên cạnh Nguyễn Công Hoan và Thạch Lam để làm nên sự vững chắc cho thể loại truyện ngắn Việt Nam.

HS cần nắm vững những tri thức cơ bản nhất về thể loại như sau: Truyện ngắn là một hình thức tự sự cỡ nhỏ và được hình dung như “một giọt nước,

một tảng băng trơi, một lát cắt”. Truyện ngắn ln địi hỏi nhà văn phải sắp

xếp, kết cấu các yếu tố nghệ thuật một cách chặt chẽ, logic và thường là tương phản, liên tưởng. Nhân vật trong truyện ngắn là “một mảnh nhỏ của thế

giới”, nhà văn không kể một cách chi tiết cuộc đời của nhân vật mà chỉ tập

trung vào sự kiện hoặc tình huống quan trọng trong cuộc đời của nhân vật để qua đó thể hiện tư tưởng của mình. Cái chính của truyện ngắn thường là gây một ấn tượng sâu đậm về cuộc đời và tình người. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là chi tiết có dung lượng lớn mang tính ẩn nghĩa, tạo cho tác phẩm những khoảng trắng, khoảng trống.

Từ những đặc trưng trên, HS có thể dựa vào đó để tìm hiểu, so sánh trên những khía cạnh như cách xây dựng nhân vật, cách kết cấu truyện, những chi tiết giá trị đặc sắc...Trên cơ sở ấy, khẳng định những thành công cũng như những đóng góp của Nam Cao về thể loại truyện ngắn.

b. Nhân vật điển hình

Trong SGK, thuật ngữ nhân vật điển hình cũng đã được trình bày khá kĩ lưỡng. HS cần đọc trước ở nhà để có những hiểu biết ban đầu. Tìm hiểu tri thức về nhân vật điển hình giúp học sinh hiểu được ý nghĩa khái quát của các

tài năng của Nam Cao. Đây là một tri thức quan trọng để HS có thể mở rộng chiều liên tưởng, suy nghĩ trong khi khám phá về hình tượng nhân vật.

Bất kì truyện ngắn nào cũng có nhân vật nhưng khơng phải nhân vật nào cũng được coi là điển hình. Nhân vật điển hình là một thuật ngữ chỉ “hình

tượng nghệ thuật được sáng tác bằng phương pháp điển hình hóa, vừa có cá tính sắc nét, vừa phản ánh một số mặt bản chất của đời sống xã hội, thể hiện tính xã hội của con người” [2]. Những nhân vật điển hình thường có sức khái

quát cao, đồng thời tập trung, nổi bật ý nghĩa xã hội phong phú, sâu sắc. c. Nghệ thuật trần thuật và trần thuật nửa trực tiếp

Nghệ thuật trần thuật là yếu tố quan trọng tạo nên hình thức của tác phẩm văn chương. Trần thuật dẫn dắt người đọc vào thế giới nghệ thuật, nó gắn liền với cơng việc bố cục và kết cấu của tác phẩm.

Một trong những điểm độc đáo của phong cách nghệ thuật Nam Cao là nghệ thuật trần thuật mà cụ thể là trần thuật nửa trực tiếp. Đây là một dạng của lời trần thuật, ở đó lời người trần đan xen vào lời nhân vật, có hàm chứa những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật. Sự lồng ghép đó làm cho ngơn ngữ truyện vừa uyển chuyển, linh hoạt, vừa có tác dụng thể hiện tính cách, tâm lí nhân vật. HS cần nắm vững tri thức này để đọc hiểu một số đoạn đặc sắc trong truyện, qua đó nhận thấy tài năng kể chuyện bậc thầy của Nam Cao.

1.1.3. Tri thức cụ thể về tác phẩm

Những hiểu biết về các yếu tố bên ngoài tác phẩm là điều rất quan trọng để định hướng cho HS, nhưng điều đó khơng thể thay thế cho việc khám phá chính bản thân tác phẩm. Hướng dẫn HS khám phá những tầng vỉa sâu xa của tác phẩm, GV cần nghiên cứu để hiểu và chọn lọc những đơn vị kiến thức phù hợp, những chỗ độc đáo, sâu sắc. Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao, để đảm bảo tính đặc trưng loại thể, chúng xin lưu ý một số nội dung chính như sau

a. Cốt truyện

Thơng thường cốt truyện hình thành chủ yếu nhờ các sự kiện, các xung đột và các hành động của các nhân vật. Nhưng khác với các các nhà văn

đương thời trước đó, trong sáng tác của mình, Nam Cao dường như khơng chú ý đến cốt truyện, yếu tố xây dựng nên tác phẩm của Nam Cao chủ yếu là sự phân tích lí giải thế giới nội tâm nhân vật. Tác phẩm Chí Phèo nằm trong quy luật đó. Việc xây dựng cốt truyện chủ yếu được hình thành từ những hành động bên trong của nhân vật.

Cốt truyện của truyện ngắn Chí Phèo được kết cấu khơng theo tuyến tính, nó tách ra khỏi mối quan hệ nhân quả để tập trung thể hiện ý nghĩa nào đó của nhà văn. Truyện được bắt đầu bằng sự kiện 1 là: Chí Phèo chửi, tiếng chửi khơng phải là vơ nghĩa, nó thể hiện dụng ý của nhà văn trong việc thể hiện hình tượng nhân vật, sau đó là sự kiện 2: Kể về cuộc đời Chí Phèo từ lúc sinh ra, trưởng thành làm canh điền cho nhà bá Kiến, bị bá Kiến ghen tuông đẩy vào tù. Sự kiện 3: Kể về việc Chí Phèo sau khi ở tù về , bị bá Kiến lợi dụng và trở thành tay sai cho bá Kiến. Sự kiện 5: Cuộc tình giữa Chí Phèo và thị Nở, thị Nở đã thức tỉnh Chí từ con quỷ dữ của làng Vũ Đại muốn quay trở lại làm người lương thiện. Sự kiện 6: Thị Nở cự tuyệt khơng sống chung với Chí Phèo. Sự kiện 7: Chí Phèo vác dao đến giết bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Tất cả những sự kiện trên xoay quanh cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật Chí Phèo.

Tìm hiểu về cốt truyện sẽ giúp cho HS tái hiện được lại câu chuyện một cách dễ dàng, nhưng điều đặc biệt là qua đó HS thấy được sự mới mẻ và dụng ý sâu xa của Nam Cao trong việc thể hiện tư tưởng của truyện.

b. Hệ thống hình tượng nhân vật và giá trị tư tưởng của tác phẩm

Trong truyện ngắn Chí Phèo, Nam Cao đã xây dựng một hệ thống rất nhiều nhân vật và được chia ra làm hai tuyến nhân vật song hành xuyên suốt tác phẩm. Một bên là tuyến thống trị: đứng đầu là bá Kiến, sau đó là Đội Tảo, rồi những Tư Đạm, Bát Tùng, Lý Cường. Hai, tuyến bị trị: đứng đầu là Chí Phèo, sau đó là Năm Thọ, Binh Chức. Bên cạnh hai tuyến nhân vật này, cịn

Đại. Trong đó, chúng tơi tập trung tìm hiểu những nhân vật chính, thể hiện

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w