Hoạt động khám phá về giá trị hình tượng nhân vật Chí Phèo

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 42 - 45)

- Nhân vật thị Nở:

2. Tổ chức các hoạt động khám phá

2.2. Hoạt động khám phá về giá trị hình tượng nhân vật Chí Phèo

Bước 1: Đưa HS vào tình huống khám phá

GV tạo sự chú ý cho HS, thu hút, kích thích trí tò mò, khám phá của HS bằng cách chiếu một đoạn phim ngắn về hình ảnh Chí Phèo trong bộ phim “Làng Vũ Đại ngày ấy”(2 phút), sau đó GV dẫn dắt:

Trong bài viết “Nhớ Nam Cao và những bài học của ơng” GS.Nguyễn Đăng Mạnh có viết: “ Khi Chí Phèo ngật ngưỡng bước ra từ trang sách của

gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa: bị giày xéo, bị hủy hoại từ nhân tính đến nhân hình. Chị Dậu bán con, bán chó, bán sữa... nhưng chị cịn được gọi là người. Chí Phèo phải bán cả diện mạo và linh hồn của mình đi để trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại”.[6].

Có thể nói, trong tác phẩm, Chí Phèo hiện lên là một “con quỷ dữ” đáng sợ của làng Vũ Đại, đã gây ra biết bao nhiêu chuyện đau thương cho người dân, phá vỡ bao nhiêu cảnh đời yên ấm...vậy mà, đến cuối cùng, hai tiếng “lương thiện” lại được Chí Phèo vang lên dõng dạc trong nội tâm và trong cả lời nói như một sự khát vọng, nhưng cũng như một sự bất lực tột độ và có sức ám ảnh sâu sắc với người đọc hơn bao giờ hết.

Nhân vật ấy, vượt thời gian để “sống” mãi trong lịng bạn đọc, từ trang sách bước ra ngồi đời thực...vậy chúng ta phải nhìn nhận, lí giải nhân vật này như thế nào cho thỏa đáng? Chí Phèo là “nạn nhân” hay “ tội nhân đầy bi kịch”? Vì sao, đó là nhân vật điển hình nhất cho sự đau khổ của người nông dân VN trước Cách mạng tháng Tám? Xuất phát từ đâu mà nhân vật này có sức sống lâu bền với thời gian và lòng người đến vậy?

Bước 2: Giao nhiệm vụ khám phá

- Hình thức thực hiện : Hoạt động nhóm, chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm 6 người, thời gian 20 phút.

- Nội dung nhiệm vụ :

Các nhóm hãy lập “ hồ sơ” khám phá nhân vật Chí Phèo, lấy đó làm căn cứ để thuyết phục mọi người về quan điểm đánh giá nhân vật của mình trên các phương diện sau:

+ Ngun nhân Chí Phèo trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại + Số phận và bản chất của nhân vật Chí Phèo

+ Thái độ của Nam Cao đối với nhân vật, bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua nhân vật này.

Sau khi đã hồn thành, các nhóm sẽ thi thuyết trình sáng tạo về sản phẩm của nhóm mình.

- Hướng dẫn các bước thực hiện nhiệm vụ

+ Yêu cầu các nhóm ngồi theo quy định, sau đó cả nhóm sẽ chia sẻ những hiểu biết cho nhau dựa trên kết quả của việc đọc và chuẩn bị trước khi đến lớp. Nhóm trưởng sẽ cử thư kí ghi chép lại kết quả chia sẻ đó. Cùng với đó, cả nhóm sẽ đọc lướt văn bản trong khoảng thời gian ngắn để đánh dấu, ghi chú những chi tiết, những điểm quan trọng.

+ Các thành viên trong nhóm sẽ trao đổi để hồn thiện hồ sơ của nhân vật, chia sẻ, trao đổi ý kiến để đi đến thống nhất và nhóm trưởng sẽ ghi lại kết quả thảo luận bằng một văn bản cụ thể hoặc có thể bằng sơ đồ, bảng biểu...

+ Tiếp theo, các thành viên trong nhóm nhìn lại hồ sơ mà mình vừa lập để trao đổi, đi đến thống nhất về quan điểm, đánh giá.

Để giải quyết nhiệm vụ này, GV cần hướng dẫn HS trao đổi để tìm ra những khía cạnh cần thiết lập trong “ hồ sơ” về nhân vật Chí Phèo. Dưới đây là một ví dụ : GV hướng dẫn HS thiết lập một “ hồ sơ” dựa trên những yêu tố nhận diện sau bằng một bảng để tiện theo dõi.

Hồ sơ nhân vật Chí Phèo

Nhận diện nhân vật Suy nghĩ và nhận xét Yếu tố nhận diện Chi tiết khắc họa

Xuất thân, lai lịch Các sự kiện quan trọng trong đời Ngoại hình

Ngơn ngữ, lời nói Hành động

Các mối quan hệ

GV sẽ đi đến từng nhóm để xem xét tình hình trao đổi của từng nhóm, nếu nhóm nào chưa tìm ra các yếu tố để lập hồ sơ thì GV có thể gợi ý để hỗ trợ HS nhanh chóng hồn thành. GV khuyến khích sự sáng tạo trong việc tạo lập “hồ sơ”

Bước 4: Tổ chức cho HS trình bày kết quả khám phá và chia sẻ, trao đổi

- Sau khi các nhóm đã thống nhất về hồ sơ và đưa ra những nhận xét đánh giá, GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả thảo luận của mình.

- GV u cầu mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày “hồ sơ” vào khổ giấy A0 đã được chuẩn bị sẵn trên bảng. Lưu ý, các nhóm có thể lập “hồ sơ” bằng nhiều cách như sơ đồ tư duy, bảng biểu...

- GV mở cuộc thi thuyết trình sáng tạo về sản phẩm của nhóm mình.

Bước 5: Đánh giá kết quả khám phá của HS và chốt lại kiến thức

GV sẽ đánh giá về kết quả thảo luận, thuyết trình của các nhóm và đưa ra nhận xét về nội dung, cách thức trình bày cũng như thái độ làm việc của các nhóm, từ đó có khen thưởng và phê bình hợp lí.

GV u cầu HS viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận về nhân vật Chí Phèo (giao nhiệm vụ về nhà)

Một phần của tài liệu luận văn hay đại học sư phạm ngành văn học Dạy học Ngữ văn trong nhà trường hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội mới (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w