Đánh giá kết quả ứng dụng trong sử dụng sắt nano trong xửlý nước thải ô

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ô nhiễm cadimi và niken (Trang 75)

thi ô nhim cadimi và niken

Sau khi thực nghiệm với mẫu nước tự tạo hàm lượng hai kim loại cadimi và niken, tác giảđã tiến hành thí nghiệm trong xử lý đối với mẫu nước thải thực tế của khu công nghiệp Phố Nối A nhằm đánh giá hiệu suất xử lý của vật liệu nano.

Dựa vào kết quả phần 3.2 tác giả đã chỉ sử dụng sắt nano vào trong thử

nghiệm, không tiến hành với nano lưỡng kim do khả năng xử lý hai kim loại này còn rất thấp, chưa đạt so với yêu cầu trong ứng dụng xử lý nước thải và bảo vệ

môi trường.

Khác với mẫu nước tự tạo, mẫu nước thực tế là mẫu nước có sựđa dạng của nhiều kim loại khác nhau. Mẫu nước được đưa đi phân tích hàm lượng các kim loại nặng bằng máy SMEWW 3125:2005 tại Viện Công nghệ Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam với các chỉ tiêu và kết quả như sau:

Bảng 24. Kết quả phân tích mẫu nước thải KCN Phố Nối A (mẫu nước trước khi đưa và vào xử lý)

QCVN 40:2011/BTNMT STT Ch tiêu phân tích Kết qu (mg/l) Cột A Cột B 1 Cd 0,26 0,05 0,1 2 Cr (IV) 0,14 0,05 0,1 3 Cu 2,314 2 2 4 Fe 4,44 1 5 5 Ni 0,35 0,2 0,5 6 Mn 0,552 0,5 1 7 Pb 0,43 0,1 0,5 8 Zn 0,148 3 3

a. Th nghim trong x lý cadimi

Với nồng độ Cadimi trong mẫu nước thải là 0,26mg/l, thêm 0,05g sắt nano, thời gian xử lý là 1h. Kết quả thể hiện như sau:

Bảng 25. Kết quả xử lý cadimi bằng sắt nano

pH Lượng nano Fe cho vào (g) Nng độ Cd ban đầu trong mu (mg/l) Nng độ Cd sau phn ng (mg/l) Nng độ Cd đã phn ng (mg/l) Hiu sut x lý (%) 8,5 0,05 0,26 0,04 0,22 84,62 Như vậy, hiệu suất xử lý cadimi đạt gần 85%, nồng độ Cd sau xử lý là 0,04mg/l, đạt QCVN 40:2011/BTNMT ở cả cột A và cột B. Mức hiệu suất này thấp hơn so với thử nghiệm đối với mẫu nước tự tạo (ở cùng điều kiện như nhau). Nguyên nhân có thể do: pH nhỏ hơn pH tối ưu, lượng sắt nano trong mẫu sẽ hấp thụ

những kim loại khác có thế oxi hóa khử lớn hơn, làm giảm hiệu suất khi xử lý Cd. Tuy nhiên, nồng độ Cd sau xử lý đạt QCVN cho phép nên hoàn toàn phù hợp khi xử lý kim loại này trong nước thải khu công nghiệp Phố Nối A.

b. Th nghim trong x lý niken

Với nồng độ niken trong mẫu nước thải là 0,35mg/l, thêm 0,025g sắt nano, thời gian xử lý là 4h. Kết quả sau xử lý như sau:

Bảng 26. Kết quả xử lý niken bằng sắt nano

pH Lượng nano Fe cho vào (g) Nng độ Ni ban đầu trong mu (mg/l) Nng độ Ni sau phn ng (mg/l) Nng độ Ni đã phn ng (mg/l) Hiu sut x lý (%) 8,5 0,025 0,35 0,076 0,274 78,29 Hiệu suất xử lý niken đạt 78,29%, nồng độ Ni trong mẫu (0,076mg/l) thấp hơn nhiều so với QCVN 40:2011/BTNMT cột A là 0,2mg/l và cột B là 0,5mg/l. Mặc dù, hiệu suất xử lý không cao như hiệu suất xử lý của mẫu nước tự tạo, nhưng với kết quả phân tích ở trên ta có thể tin tưởng vào khả năng xử lý của sắt nano đối với niken đảm bảo với QCVN cho phép mà không gây tác động xấu tới môi trường.

Nguyên nhân việc giảm hiệu suất trong xử lý niken này có thể do nguyên nhân tương tựở đối với cadimi. Ở đây, độ pH gần tương đồng với độ pH tối ưu của thử nghiệm đối với mẫu nước tự tạo nên nguyên nhân do pH được loại trừ. Trong mẫu nước thải chứa các kim loại khác nhau đặc biệt là Pb, Cr, Cu, Mn,… có thể

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KT LUN

(1) Chế tạo vật liệu sắt nano và nano lưỡng kim thành công.

(2) Hiệu quả xử lý cadimi và niken trong nước bằng sắt nano là rất cao. Khi dùng sắt nano và nano lưỡng kim làm vật liệu xử lý kim loại thì niken bị khử nhiều hơn cadimi. Hiệu quả khi xử lý niken cao hơn cadimi:

- Cadimi được xử lý tối ưu bằng sắt nano ở điều kiện thời gian xử lý là 1h (hiệu suất = 96,97%), pH=10 (hiệu suất = 97,638%). Có thể xử lý lại cadimi bằng sắt nano sau 2 đến 3 lần.

- Niken được xử lý tối ưu bằng sắt nano ở điều kiện thời gian xử lý là 4h (hiệu suất = 98,173%), pH=8 (hiệu suất = 99,482%). Có thể xử lý lại niken từ 2-3 lần bằng lượng sắt nano sau khi đã xử lý lần đầu;

(3) Khi sử dụng nano lưỡng kim xử lý hai kim loại này thì hiệu suất rất thấp: - Đối với cadimi, hiệu suất cao nhất đạt ở thời gian xử lý 10 phút (hiệu suất = 7,7%), thời gian xử lý càng lâu thì hiệu suất xử lý lại càng giảm. Độ pH tối ưu là 10 (hiệu suất = 6,66%).

- Đối với niken, hiệu suất cao nhất cũng đạt ở thời gian xử lý 10 phút (hiệu suất = 32,67%), tuy nhiên mức xử lý lại cao hơn 4 lần so với cadimi. Độ pH tối ưu là 10 (hiệu suất = 39,135%), độ chênh xử lý giữa các độ pH không đáng kể.

(4) Khi nồng độ của kim loại càng cao thì cần thêm vật liệu xử lý vào để đạt hiệu quả tốt nhất. Như vậy, cần tính toán sao cho phù hợp tình hình thực tiễn khi xử

lý kim loại nặng ngoài thực tế mà vẫn đảm bảo theo QCVN.

(5) Đối với mẫu nước thực tế, khả năng xử lý kim loại nặng cadimi và niken bởi sắt nano cao, nồng độ các kim loại nặng cadimi và niken sau xử lý đều dưới QCVN cho phép quy định đối với nước thải công nghiệp, đảm bảo trước khi thải ra môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái xung quanh khu công nghiệp Phố Nối A.

2. KIN NGH

Trong nước thải công nghiệp có chứa nhiều thành phần khác nhau như các chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại nặng khác nhau. Cần có những nghiên cứu và đánh giá sâu hơn nữa về khả năng ứng dụng sắt nano trong xử lý nước thải chứa các thành phần nói trên không chỉ giới hạn trong xử lý kim loại niken và cadimi.

Trong khuôn khổ của luận văn, việc gia tăng nồng độ kim loại mới lên mức cao nhất là 300 mg/l. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế, hàm lượng này có thể cao hơn rất nhiều. Cần có những nghiên cứu thêm về hàm lượng vật liệu xử lý (sắt nano) cho vào và nồng độ chất ô nhiễm để đạt hiệu suất xử lý cao nhất.

Cần nghiên cứu về quá trình điều chế sắt nano lưỡng kim với các kim loại khác không giới hạn ở lưỡng kim Fe-Cu. Nano lưỡng kim Fe-Cu không được đánh giá là xử lý cao, cần nghiên cứu nano lưỡng kim với một số kim loại thích hợp khác cũng như các chất ô nhiễm mà sắt nano lưỡng kim có thể xử lý triệt để, hiệu quả, chi phí hợp lý và thân thiện với môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Vit

[1] Lê Huy Bá (2008), Độc học môi trường cơ bản, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[2] Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Xuân Cự, Phạm Văn Khang, Nguyễn Ngọc Minh (2004), “Một số phương pháp phân tích môi trường”. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[3] Lê Đức và nnk (2011), Nghiên cứu chế tạo vật liệu Fe nano bằng phương pháp dùng bohiđrua (NaBH4) khử muối sắt II (FeSO4.7H2O), Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27.

[4] Phạm Quang Hà (2001), Chất lượng đất, môi trường và sức khoẻ cộng đồng

Nguyên tố Cd, Tạp chí Đất Phân bón và Môi trường, số 8, Viện TNNH.

[5] Phạm Quang Hà (2002), Nghiên cứu hàm lượng Cd và cảnh báo ô nhiễm trong một số loại đất của Việt Nam, Tạp chí Khoa học đất số 16, NXB Nông nghiệp. [6] Phạm Khắc Hiếu (1998), Độc tính học thú y, NXB Nông nghiệp

[7] Nguyễn Xuân Huân, Lê Đức (2011), Nghiên cứu xử lý Asen trong nước bằng Fe0 nano, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 27. [8] Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2000), “Phương pháp phân tích đất nước phân bón cây trồng”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

[9] La Vũ Thùy Linh (2010), “Công nghệ nano – cuộc cách mạng trong khoa học kỹ thuật thế kỷ 21”, Khoa học và ứng dụng số 12.

[10] Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Kim Thường (2007), Nghiên cứu tổng hợp Nano sắt bằng phương pháp hóa học, Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[11] Nguyễn Thị Nhung, Nguyễn Thị Kim Thường (2008), Nghiên cứu khả năng tách loại Pb2+ trong nước bằng nano sắt kim loại, Viện Địa chất, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[12] Trịnh Thị Thanh (2003), “Độc học môi trường và sức khỏe con người”, Nhà xuất bản Quốc Gia, Hà Nội.

[13] Trần Thị Thúy (2011), “Chế tạo sắt nano và nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian, nồng độ, và pH dung dịch đến hiệu quả xử lý DDT tồn lưu trong đất

bằng sắt nano”, Khóa luận tốt nghiệp Khoa Môi trường, ĐH Khoa Học Tự

Nhiên – ĐH Quốc Gia Hà Nội.

2. Tiếng Anh

[14] Alina Kabata – Pendias (2001), Trace Elements in Soils and Plants.

[15] Emily Keane (2009), “Fate, transport, and toxicity of nanoscale Zero-Valent Iron (nZVI) used during superfund remediation”, National Network for Environmental Management Studies Fellow Duke University.

[16] Fendler J. H. (1998), Nanoparticles and Nanostructured Films: Preparation, Characterization and Application, Weinheim: Wiley-VCH.

[17] Fergusson E. J. (1990), The Heavy Elements: Chemistry, Environmental Impact and Health Effects.

[18] Fievet F. và nnk (1989), Solid State Ion, 32/33 198

[19] Hardiljeet K. B. và nnk (2010), Kinetics and thermodynamics of cadmium iron removal by adsorption onto nano zerovalent iron particles, Science Direct. [20] McLaughlin M.J. and Singh B. R. (1996), Cadmium in soil and plant, CSRO

Land and water, Adelaide, Australia.

[21] Nazli Efecan và nnk (2009), Characterization of the uptake of aqueous Ni2+ ions on nanoparticles of zero-valent iron (nZVI), Science Direct.

[22] Patanjali Varanasi và nnk (2007), “Remadiation of PCB contaminated soils using iron nano-particles”, Chemosphere 66, 1031-1038.

[23] Ross Sheila (1994), Toxic metals in Soils - Plants systems, John Wiley & Son Press, New York.

[24] Vijayakumar R. và nnk (200), Sonochemical synthesis and characterization of pure nanometer-sized Fe3O4 particles, Mater. Sci. Engineer. A 286 (2000) 101-105.

[25] Ulman A. (1991), An Introduction to Ultrathin Organic Films: From Langmuir-Blodgett to Self-Assembly, Boston: Academic.

[26] Xiaomin Dou và nnk (2010), “Arsenate removal from water by zero-valent iron/activated carbon galvanic couples”, Journal of Hazardous Materials 182, 108-114.

[27] Xiao-qin Li và nnk (2006), “Zero-Valent Iron Nanoparticles for Abatement of Environment Pollutants: Materials and Engineering Aspects”, Solid State and Materials Sciences 31, 111-122.

[28] Yang-Hsin Shih và nnk (2011), “Reduction of haxachlorobenzene by nanoscale zero-valent iron: Kinetics, pH effect, and degradation mechanism”,

Separation and Purification Technology 76, 268-274.

[29] Yuan-Pang Sun và nnk (2006), “Characterization of zero-valent iron nanoparticles”, Advandes in Colloid and Interface Science 120, 47-56.

[30] Yu-Hoon Hwang và nnk (2011), “Mechanism study of nitrate reduction by nano zero valent iron”, Journal of Hazardous Materials 185, 1513-1521. [31] Yunfei Xi và nnk (2010), “Reduction and adsorption of Pb2+ in aqueous

solution by nano-zero-valent iron-A SEM, TEM and XPS study”, Materials Research Bulletin 45, 1361-1367.

[32] Wei-xian Zhang (2003),“Nanoscale iron particles for environmental remediation: An interview”, Journal of Nanoparticles Research 5: 323-332. [33] Zhanqiang Fang và nnk (2011), “Debromination of polybrominated diphenyl

ethers by Ni/Fe bimetallic nanoparticles: Influencing factors, kinetics, and mechanism”, Journal of Hazardous Materials 185 (2011) 958–969.

Ph lc 1. H thng x lý nước thi tp trung Khu công nghip Ph Ni A

Lưới lọc rác Ngăn tách cát

Bể lắng cuối Bể khử trùng

Ph lc 2. Mt s hình nh ca quá trình thc nghim

Quá trình cho NaBH4 Máy khuấy từ

Vật liệu lắng xuống nhờ thanh nam châm Vật liệu lắng ở đáy cốc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng sắt nano xử lý nước ô nhiễm cadimi và niken (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)