Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

Một phần của tài liệu giáo án địa lý 10 cả năm (Trang 28)

1.Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

- Mưa nhiều nhất ở vùng xích đạo(vì nhiệt độ cao, khí áp thấp, có nhiều biển, ĐD, diện tích rừng lớn, nước bốc hơi mạnh).

- Mưa tương đối ít ở hai vùng chí tuyến Bắc và Nam(áp cao, diện tích lục địa lớn).

- Mưa nhiều ở hai vùng ôn đới(áp thấp, có gió tây ôn đới từ biển thổi vào).

- Mưa càng ít khi càng về gần hai cực (áp cao,nhiệt độ thấp, khó bốc hơi nước).

2. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương hưởng của đại dương

- Ở mỗi đới, từ Tây sang Đông có sự phân bố lượng mưa không đều

- Mưa nhiều: gần biển, dòng biển nóng

- Mưa ít: xa đại dương, ở sâu trong LĐ, dòng biển lạnh, có địa hình chắn gió không, ở phía nào - Nguyên nhân: (Phụ thuộc vị trí xa, gần đại dương; Ven bờ có dòng biển nóng hay lạnh;Gió thổi từ biển vào từ phía đông hay phía tây).

c. Củng cố – luyện tập : ( 1 phút)

Trả lời bài tập 3 trang 52( Đáp án: giảm dần từ Đông sang Tây, do phía đông các lục địa có các dòng biển nóng hoạt động, phía tây có dòng biển lạnh hoạt động...)

d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút)

Trần Thị Tâm Trường THPT Sơn Nam

TIẾT 15: BÀI 14: THỰC HÀNH:

ĐỌC BẢN ĐỒ SỰ PHÂN HÓA CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU

1.Mục tiêu:Sau bài học, học sinh cần:

a.Về kiến thức: Biết được sự hình thành và phân bố của các đới, các kiểu KH chính trên TĐ

b.Về kĩ năng:

- Đọc bản đồ: xác định ranh giới của các đới, sự phân hóa các kiểu khí hậu: nhiệt đới, ôn đới, cận nhiệt đới

- Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để thấy được đặc điểm chủ yếu của từng kiểu khí hậu

c.Về thái độ:Có thái độ học tập bộ môn tốt hơn, để từ đó giải thích được các hiện tượng TN

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Giáo viên:

Bản đồ các đới KH trên Trái Đất, SGK, SGV, bài soạn, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ...

b.Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập...

3.Tiến trình bài dạy:

a.Kiểm tra bài cũ- định hướng: (2 phút )

Kiểm tra bài: Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa(Bao gồm có khí áp, frông, gió, dòng biển, địa hình)

Định hướng bài:Để bổ sung kiến thức chủ đề khí quyển, hôm nay cô giáo hướng dẫn các em làm bài thực hành

b.Nội dung bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái

Đất ( HS làm việc theo cặp: 21 phút)

Bước 1: GV treo bản đồ yêu cầu HS nêu tên và xác định được vị trí cụ thể của các đới khí hậu trên Trái Đất

Bước 2: HS dựa vào hình 14.1 SGK và bản đồ nêu:

+ Các đới khí hậu trên Trái Đất, phạm vi các đới.

+ Xác định các kiểu khí hậu ở các đới: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.

+ Nhận xét sự phân hóa khác nhau giữa các đới khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới. - Giáo viên chuẩn kiến thức trên bản đồ ( ranh giới có màu đỏ, phạm vi một số đới không liên tục từ đông sang tây)

-Sự phân hóa các kiểu khí hậu nhiệt đới theo vĩ độ, ôn đới theo kinh độ.

Bước 3: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ yêu cầu HS ghi nhớ

HĐ 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các kiểu khí hậu(HS làm việc cá nhân: 20 phút)

Bước 1: GV hướng dẫn HS đọc theo thứ tự: - Địa điểm

1.Đọc bản đồ các đới khí hậu trên trái đất

a. Các đới khí hậu

- Có 7 đới khí hậu (ở mỗi bán cầu).

- Các đới khí hậu phân bố đối xứng nhau qua xích đạo.

+ Đới khí hậu xích đạo. + Đới khí hậu cận xích đạo. + Đới khí hậu nhiệt đới. + Đới khí hậu cận nhiệt. + Đới khí hậu ôn đới. + Đới khí hậu cận cực. + Đới khí hậu cực.

b. Sự phân hóa khí hậu ở một số đới

- Đới ôn đới có 2 kiểu: lục địa và hải dương - Đới cận nhiệt có 3 kiểu: LĐ, gió mùa, ĐTH - Đới nhiệt đới có 2 kiểu: lục địa, gió mùa c. Sự khác biệt trong phân hóa khí hậu ở ôn đới và nhiệt đới

- Ở ôn đới: các kiểu khí hậu phân hóa chủ yếu theo kinh độ

- Ở nhiệt đới các kiểu khí hậu phân hóa chủ yếu theo vĩ độ

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các kiểu khí hậu. của các kiểu khí hậu.

a. Đọc từng biểu đồ

* Biểu đồ khí hậu nhiệt đới gió mùa

Địa điểm Hà Nội( Việt Nam); Đới NĐ; Kiểu nhiệt đới gió mùa; Tháng thấp 17,5; Tháng cao 30; Biên độ năm 12,5; Tổng mưa 1694;

- Vị trí thuộc + Đới khí hậu + Kiểu khí hậu - Chế độ nhiệt tb(0C) + Tháng thấp nhất + Tháng cao nhất + Biên độ năm - Chế độ mưa + Tổng(mm) + Phân bố mưa

Bước 2: HS trình bày GV chuẩn kiến thức yêu cầu HS ghi nhớ và chỉ trên bản đồ

(Nội dung ở cột bên)

Phân bố chủ yếu vào mùa hạ(5→10), Chênh lệch lượng mưa giữa 2 mùa rất lớn

* Biểu đồ khí hậu cận nhiệt ĐTH

Địa điểm Palecmô( Italia); Đới cận nhiệt; Kiểu CN ĐTH; Tháng thấp nhất 10,5; Tháng cao nhất 22; Biên độ năm 11,5; Tổng mưa 692; Phân bố chủ yếu vào mùa thu đông(10→4 năm sau)

* Biểu đồ khí hậu ôn đới hải dương

Địa điểm Valecxia; Đới ôn đới; Kiểu ôn đới hải dương; Tháng thấp nhất 8; Tháng cao nhất 17; Biên độ năm 9; Tổng mưa 1416; Phân bố mưa nhiều quanh năm, thu đông mưa nhiều hơn hạ

*Biểu đồ khí hậu ôn đới lục địa

Địa điểm U pha( LBNga);Đới ôn đới; Kiểu ôn đới lục địa;Tháng thấp nhất -14,5; Tháng cao nhất 19,5; Biên độ năm 34; Tổng 584; Phân bố mưa khá đều trong năm, nhiều hơn vào mùa hạ

b. So sánh một số điểm giống nhau và khác nhau của một số kiểu khí hậu( không dạy)

c.Củng cố – luyện tập : (1 phút)

GV củng cố toàn bộ sự phân hóa khí hậu trên TĐ, yêu cầu HS nắm được một số kiểu khí hậu cụ thể mà GV đã hướng dẫn HS làm

d.Hướng dẫn học sinh học ở nhà: ( 1 phút)

Hoàn thiện phần bài thực hành và hướng dẫn chuẩn bị các bài để giờ sau ôn tập

Trần Thị Tâm Trường THPT Sơn Nam

TIẾT 16: ÔN TẬP

1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:

a.Về kiến thức:

Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học từ bài 2 đến bài 14, gồm 3 chương

b.Về kĩ năng:

- Đọc bản đồ, lược đồ

- Phân tích biểu đồ, nhận xét bảng số liệu, biết phân tích các mối quan hệ giữa các hiện tượng địa lí với nhau

c.Về thái độ:

- Thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Địa lí trong đời sống cũng như đối với các môn học khác

2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a.Giáo viên:

-Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ..., -Bản đồ treo tường: các đới khí hậu trên Trái Đất

b.Học sinh :SGK, vở ghi, đồ dùng học tập

3.Tiến trình bài dạy:

a.Kiểm tra bài cũ- định hướng: (3 phút)

Một phần của tài liệu giáo án địa lý 10 cả năm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)