1. Vai trò, đặc điểm của cây công nghiệp
-Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến,CNSX hàng tiêu dùng, CN thực phẩm.
-Tận dụng tài nguyên đất, khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường - Mặt hàng xuất khẩu có giá trị
2. Các cây công nghiệp chủ yếu
- Cây lấy đường
+ Mía: Nhiệt độ 300-350C, dưới 100C cây chết, khi thu hoạch cần thời tiết khô hanh tích lũy đường, phân bố vành đai 300 B -300 N
+ Củ cải đường: Miền ôn đới, cận nhiệt được trồng từ 470B-540B
- Cây lấy sợi
+ Cây bông: Phát triển ở nhiệt độ 17-300C, nhiệt độ tốt nhất 25-300C,lượng mưa 800-1000mm/năm, khí hậu ổn định, đất tốt, mùa đông ra quả phải có mưa nhiều, lúc quả chín phải tuyệt đối khô hanh, giới hạn từ 420B-320N.
- Cây lấy dầu: Cây đậu tương: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.
- Cây cho chất kích thích
+ Chè: Nguồn gốc ĐN Trung Quốc, Mianma,Việt Nam, ưa nhiệt từ 15-200C, tổng nhiệt 80000C, mưa 1500-2000mm, ẩm 70-80%, pH từ 4-6, giới hạn 100N-300B.
+ Cà phê: Phát triển ở nhiệt độ 150C, mưa 1900- 3000mm, phân bố đều trong năm, trồng giữa hai chí tuyến.
-Cây lấy nhựa:Cao su: ↑ ở nhiệt độ 22-270 C, mưa 1500-2500mm/năm, thích hợp đất ba dan.
III. Ngành trồng rừng 1.Vai trò của rừng
- Hết sức quan trọng đối với môi trường, con người, điều hòa lượng nước trên mặt đất.
- Lá phổi xanh của TĐ, bảo vệ đất, chống xói mòn.
2.Tình hình trồng rừng
-Rừng đang bị tàn phá do con người
-Diện tích trồng rừng trên thế giới ngày càng mở rộng
+ Năm 1990 là 43,6 triệu ha, năm 2000 là 187 triệu ha => trung bình tăng 4,5 triệu ha.
-Nước có diện tích rừng trồng lớn: Trung Quốc, ÂĐ, LBNga, Hoa Kì,...
Trần Thị Tâm Trường THPT Sơn Nam
Tại lớp 10A
TIẾT 32: BÀI 29 ĐỊA LÍ NGÀNH CHĂN NUÔI
1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a.Kiến thức:
-Trình bày và giải thích được vai trò, đặc điểm và sự phân bố của các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm.
-Trình bày được vai trò của ngành thủy sản; tình hình nuôi trồng thủy sản.
b.Kĩ năng: Sử dụng bản đồ để phân tích và giải thích sự phân bố các vật nuôi.
c.Thái độ:
-Nhận thức được lí do ngành chăn nuôi ở Việt Nam và địa phương còn mất cân đối với trồng trọt. -Ủng hộ chủ trương, chính sách phát triển chăn nuôi của Đảng và Nhà nước.
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: a.Giáo viên:
Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, bảng phụ,...bản đồ nông nghiệp thế giới.
b.Học sinh:
SGK, vở ghi, bảng nhóm,...
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ- định hướng bài :(2 phút)
Kiểm tra:Bài tập 1,2,3 trang 112 SGK
Định hướng bài: Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng của nông nghiệ, vậy có đặc điểm như thế nào, hôm nay cô giáo cùng các em tìm hiểu vấn đề này
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ1:Tìm hiểu vai trò và đặc điểm ngành
chăn nuôi(HS làm việc cá nhân:20 phút) Bước 1: HS nêu khái niệm vật nuôi, vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi, yêu cầu trả lời câu hỏi trang 113, 114
Bước 2:GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ.
*Trả lời câu hỏi 113:Ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm....Vì chưa đảm bảo nguồn thức ăn, vì lương thực và lương thực phụ phải giành cung cấp cho con người; Liên hệ với Việt Nam về cơ sở thức ăn giành cho chăn nuôi. *Trả lời câu hỏi 114:Ở địa phương hiện nay đang có những hình thức: chăn thả, nửa chuồng trại, chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp
Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa nêu vai trò ngành chăn nuôi. Lấy ví dụ cụ thể chăn nuôi cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
I.Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi
*Khái niệm vật nuôi:Vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo, làm cho chúng thích ghi với cuộc sống gần người
1.Vai trò
-Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao
-Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp -Xuất khẩu có giá trị
-Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt
2. Đặc điểm
-Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.
-Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa -Ở các nước đang phát triển tỉ trọng thấp: cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, dịch vụ thú y, giống còn hạn chế, công nghiệp chế biến chưa phát triển.
HĐ 2:Tìm hiểu các ngành chăn nuôi(HS làm việc theo nhóm:12 phút)
Bước 1: GV giảng qua về cơ cấu, vai trò và chia nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm:
Nhóm 1,2:Tìm hiểu phân bố gia súc lớn và gia cầm
Nhóm 3,4:Tìm hiểu phân bố gia súc nhỏ. Bước 2:Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và chỉ trên bản đồ, yêu cầu nêu phân bố dựa vào hình 29.3 trang 115 SGK
HĐ 3: Tìm hiểu ngành nuôi trồng thủy sản (HS làm việc cả lớp: 9 phút)
Bước 1: GV yêu cầu HS trình bày vai trò và tình hình nuôi trồng thủy sản
Bước 2:Đại diện HS trình bày, GV chuẩn kiến thức cơ bản và chỉ trên bản đồ, GV lấy ví dụ cụ thể.
II.Các ngành chăn nuôi
*Cơ cấu: Gia súc lớn, nhỏ, gia cầm *Vai trò và đặc điểm:(giảm tải) *Phân bố:
-Gia súc lớn:
+Trâu:Vùng nhiệt đới ẩm
+Bò phân bố rộng hơn: Ấn Độ, Hoa Kì, Braxin Tây Âu, TQ, Achentina
-Gia súc nhỏ:
+Lợn:Nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực.
+Cừu:Nuôi nhiều ở vùng khô hạn, đặc biệt vùng cận nhiệt đới.
+Dê: Vùng khí hậu khô hạn, ở Nam Á, châu Phi là nguồn đạm động vật quan trọng cho người dân.
-Gia cầm:Nuôi phổ biến trên thế giới, nhiều ở:TQ, Hoa Kì, EU, LBNga, Mêhicô,...
III.Ngành nuôi trồng thủy sản 1. Vai trò
- Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người - Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm
- Hàng xuất khẩu có giá trị
2.Tình hình nuôi trồng thủy sản
-Cơ cấu nuôi trồng:thủy sản nước ngọt, lợ, mặn, ngày càng phát triển.
- Sản lượng nuôi trồng 10 năm tăng 3 lần (35 triệu tấn)
- Nước nuôi nhiều: Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, Ấn Độ, ĐNA,...
c. Củng cố – luyện tập: ( 1 phút) Yêu cầu HS nắm được ý cơ bản về ngành chăn nuôi
Trần Thị Tâm Trường THPT Sơn Nam 67 Ngày dạy
Tại lớp 10A
TIẾT 33: BÀI 30: THỰC HÀNH
VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC, DÂN SỐ CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA CỦA THẾ GIỚI VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA
1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a.Kiến thức: Củng cố kiến thức về địa lí cây lương thực.
b.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
-Biết cách tính bình quân lương thực theo đầu người.
c. Thái độ: Có ý thức tốt hơn về học tập môn địa lí
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, tài liệu chuẩn kiến thức, bảng phụ,...
b.Học sinh: SGK, vở ghi, bảng nhóm,...
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ- định hướng bài: (1 phút)
Kiểm tra: Trong bài thực hành
Định hướng bài: Chúng ta đã được làm quen với một số loại biểu đồ, trong bài hôm nay chúng ta sẽ thực hiện vẽ và phân tích biểu đồ về sản lượng lương thực, dân số của thế giới và một số quốc gia.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ 1: Tìm hiểu yêu cầu bài thực
hành(HS làm việc cá nhân: 7 phút) Bước 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài thực hành, HS nêu cách vẽ biểu đồ cột, công thức tính bình quân lương thực theo đầu người.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS hoàn thành, GV kiểm tra
HĐ 2: Vẽ biểu đồ (HS làm việc cá nhân: 15 p) Bước 1: HS vẽ biểu cột theo hướng dẫn của giáo viên
Bước 2: GV kiểm tra cách thực hiện của từng HS, sửa những lỗi sai
I. Yêu cầu
1. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực và dân số các nước
2. Tính bình quân lương thực theo đầu người của một số nước và thế giới
3. Nhận xét
II. Các bước tiến hành 1. Vẽ biểu đồ
Biểu đồ biểu hiện sản lượng lương thực và số dân của một số nước trên thế giới năm 2002
1500 - 1200 - 900 - 600 - 300 - 0 - 1500 - 1200 - 900 - 600 - 300 0 DS(tr/ng) SL(tr/tấn) 1 2 3 4 5 6 401,8 1287,6 299,1 287,4 222,8 1049,5 69,1 59,5 57,9 217,0 79,7 36,7
HĐ 3: Tính sản lượng bình quân lương thực đầu người(cả lớp: 10 phút) Bước 1: HS tính sản lượng bình quân của các nước và thế giới
Bước 2: GV kiểm tra và sửa những lỗi sai.
Lưu ý: Đổi ra kg/người → phải nhân với 1000
HĐ 4: Nhận xét (HS làm việc theo cặp: 10 phút)
Bước 1: GV chia lớp thành các cặp, các cặp dãy trái và dãy phải cùng làm và thi trả lời
Bước 2: GV chuẩn kiến thức, kết luận cặp nào tích cực hơn
Sản lượng lương thực Dân số
1: Trung Quốc; 2:Hoa Kì; 3:Ấn Độ;4: Pháp;5: Inđônê xia 6: Việt Nam
2. Sản lượng lương thực bình quân đầu người
Sản lượng lương thực
BìnhquânLT đầu người = (kg/người) Dân số
401,8 1000 312 / 1287, 6 kg ng
Nước BQLT theo đầu người
(kg/người) Trung Quốc Hoa Kì Ấn Độ Pháp Indonesia Việt Nam Thế giới 312 1041 212 1161 267 460 327 3. Nhận xét
- Nước đông dân: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Indonesia - Nước có sản lượng lương thực lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì
- Nước có sản lượng lương thực bình quân đầu người cao nhất: Hoa Kì gấp 3,2 lần thế giới, Pháp gấp 3,6 lần thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia tuy có sản lượng lương thực cao, nhưng vì dân đông, nên lương thực bình quân đầu người thấp hơn thế giới.
- Việt Nam là nước đông dân( thứ 13 TG), song SLLT càng tăng, nên bình quân lương thực vào loại khá .
c. Củng cố – luyện tập : ( 1 phút) Học sinh hoàn thành bài thực hành,
d.Hướng dẫn học sinh học ở nhà : ( 1 phút)
Hướng dẫn các bài, yêu cầu về học, giờ sau ôn tập học kì I Trung Quốc
Trần Thị Tâm Trường THPT Sơn Nam
Tại lớp 10A
TIẾT 34: ÔN TẬP HỌC KÌ I
1.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh cần:
a.Kiến thức:
Nắm được nội dung cơ bản của các bài 15 đến bài 30 gồm thủy quyển, sinh quyển, lớp vỏ địa lí và phần địa lí kinh tế- xã hội.
b.Kĩ năng: Biết phân tích các hiện tượng tự nhiên, phân tích bảng số liệu và biết vẽ biểu đồ
c.Thái độ: Có ý thức học tập tốt hơn môn địa lí
2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a.Giáo viên: Bài soạn, SGK, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng,....
b.Học sinh: SGK, vở ghi,...
3.Tiến trình bài dạy:
a.Kiểm tra bài cũ : ( 1 phút)
-Kiểm tra trong bài
-Định hướng bài:Để giúp các em nắm vững kiến thức môn địa lí. Hôm nay cô giáo giúp các em hệ thống hóa kiến thức và hướng dẫn các em cách vẽ biểu đồ, phân tích bảng số liệu,..Để các em kiểm tra học kì tốt hơn.
b.Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung chính HĐ1: Tìm hiểu về thuỷ quyển và thổ
nhưỡng quyển, sinh quyển, sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất (HS làm việc theo cặp:10 phút)
Bước 1: GV chia các cặp chẵn trình bày thủy quyển và thổ nhưỡng quyển; các cặp lẻ trình bày sinh quyển và sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất
*Học sinh trình bày những ý chính của bài cần ghi nhớ
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi nhớ
HĐ 2: Tìm hiểu các quy luật địa lí(HS làm việc cá nhân: 5 phút)
Bước 1: HS trình bày những ý cơ bản của bài cần nắm vững
Bước 2: GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi nhớ và lấy ví dụ cụ thể để khắc sâu các biểu hiện
HĐ3 Địa lí dân cư (HS làm việc cá nhân:7 phút)
Bước 1: HS trình bày những ý chính đã học