Khảo sát quá trình phối trộn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất trà tan râu ngô làm thực phẩm chức năng (Trang 60)

- Nhiệt độ không khí đầu vào : 150, 160, 170, 180,

3.2.3. Khảo sát quá trình phối trộn

Bột râu ngô sau sấy có mùi, vị không hài hoà, nhạt, không dễ ưa thích. Do đó để hoàn thiện sản phẩm chúng tôi phối trộn với đường saccarose, hương ngô. Vì đây là một tiêu chuẩn cảm quan nên chúng tôi chọn phương pháp thử thị hiếu về mức độ ưa thích đối với sản phẩm trà tan râu ngô.

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm phối trộn đường saccarose/bột râu ngô theo các tỉ lệ: 1:3; 1:4; 1:5; 1:6 sau đó phối trộn 0,1% hương ngô. Các mẫu được đánh số theo thứ tự: mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3, mẫu 4. Sau đó pha thành nước uống với 20% sản phẩm trà tan râu ngô và đánh giá cảm quan mức độ ưa thích trên 8 người thử theo thang điểm từ 0 đến 5 điểm (điểm 0: “cực kỳ ghét”, điểm 5: “cực kỳ thích”).

Bảng 3.12. Đánh giá cảm quan về mức độ ưa thích đối với sản phẩm trà tan râu ngô

Thành viên Mẫu sản phẩm Tổng

Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 Mẫu 4

1 3 5 5 5 18 2 3 5 5 5 18 3 3 5 5 4 17 4 3 4 5 5 17 5 4 5 5 5 19 6 3 5 5 5 18 7 3 5 5 5 18 8 3 5 5 5 18 Tổng 25 39 40 39 143

Trung bình 3.125 4.875 5.000 4.875

Phân tích phương sai mức độ ưa thích có kết quả:

- Các mẫu sản phẩm trà tan râu ngô có sự sai khác ở mức ý nghĩa α = 0.05

- Các thành viên đánh giá không có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0.05 - Mẫu 3 là mẫu được ưa thích nhất có tỉ lệ đường saccarose/bột râu ngô là 1:5. Do vậy, chúng tôi sử dụng công thức này trong chế biến trà tan râu ngô.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất trà tan râu ngô làm thực phẩm chức năng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w