STT Tỷ lệ NL/DM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất trà tan râu ngô làm thực phẩm chức năng (Trang 48)

- Nhiệt độ không khí đầu vào : 150, 160, 170, 180,

STT Tỷ lệ NL/DM

Tỷ lệ NL/DM (g/ml) Hàm lượng CTS (%CK) 1 1:5 9.58

2 1:7.5 11.80

3 1:10 11.81

4 1:12.5 11.83

Kết quả bảng trên cho thấy, khi tăng lượng dung môi trích ly thì hàm lượng CTS thu được cũng tăng nhưng không đáng kể khi tỷ lệ nguyên liệu và dung môi ở mức 1:7.5 (g/ml) so với ở mức 1:12.5 (g/ml), tương ứng, hàm lượng CTS thu được là 11,80% và 11,83% tăng 0,03%. Do vậy, để hiệu quả kinh tế hơn nên chúng tôi lựa chọn tỷ lệ NL/DM là 1:7.5 (g/ml) là tỷ lệ thích hợp cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.2.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly

Nhiệt độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trích ly. Khi nhiệt độ trích ly càng cao sẽ làm cho độ xốp của nguyên liệu tăng lên (do nguyên liệu trương nở) và các hợp chất dễ dàng hòa tan vào trong dung môi. Tuy nhiên, nhiệt độ là một yếu tố có giới hạn vì nhiệt độ quá cao sẽ gây biến đổi thành phần của các hợp chất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ trích ly 55oC, 60oC, 65oC, 70oC, 75oC đến khả năng trích ly các hợp chất của râu ngô. Thí nghiệm với kích thước nguyên liệu 1-1.5mm, sử dụng dung môi EtOH 70%, tỉ lệ nguyên liệu và dung môi 1:7.5(g/ml), thời gian chiết 5h.

Các mẫu thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng trích ly các hợp chất của râu ngô

STT Nhiệt độ (oC) Hàm lượng CTS 1 55 11.12 2 60 11.80 3 65 12.03 4 70 12.21 5 75 11.85

Kết quả bảng trên cho thấy, hàm lượng CTS càng tăng khi nhiệt độ trích ly tăng dần từ 55oC đến 70oC, hàm lượng CTS đạt cao nhất 12,21% ở nhiệt độ trích ly là 70oC, nhưng khi nhiệt độ tăng lên đến 75oC thì hàm lượng CTS thu được lại giảm chỉ còn là 11,85%.

Điều này có thể giải thích là khi tăng nhiệt độ sẽ làm giảm độ nhớt, đồng thời tăng độ xốp, dẫn đến tăng vận tốc khuếch tán. Do đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển động của chất hòa tan từ nguyên liệu vào dung môi. Vì vậy, hàm lượng CTS tăng dần. Trong công nghệ thực phẩm, nhiệt độ là yếu tố giới hạn bởi vì khi nhiệt độ tăng, các thành phần có trong thực phẩm rất dễ bị biến đổi. Tại 750C hàm lượng CTS bắt đầu giảm có thể là do ở nhiệt độ cao các hợp chất có trong râu ngô bị thoái biến.

Do vậy, chúng tôi lựa chọn nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình trích ly các hợp chất của râu ngô là 70oC để sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.

3.2.1.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian trích ly

Các hoạt chất trong nguyên liệu thường có trọng lượng phân tử nhỏ hơn tạp chất, nên quá trình khuyếch tán nhanh chóng đạt đến cân bằng. Nếu kéo dài trời gian trích ly thì tỷ lệ hoạt chất trong dịch trích ly không tăng nhưng tạp chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất trà tan râu ngô làm thực phẩm chức năng (Trang 48)