Đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 83)

C HƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÔNG BẰNG XÃ HỘI

3.2.2. Đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích xã hội để có mức thuế ưu đãi hoặc miễn thuế cho các hoạt động công ích.

Hai là: Phân biệt các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong điều kiện môi trường thuận lợi có lợi nhận siêu ngạch với những doanh nghiệp hoạt động trong điều kiện kém lợi nhuận hơn để tăng mức thuế doanh thu đánh vào lợi nhuận siêu ngạch và đồng thời giảm thuế cho những doanh nghiệp không có những cơ hội thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh.

Ba là: Có chính sách miễn giảm thuế hợp lý để khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài vào những vùng có khó khăn như nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, Nhà nước cần điều tiết đúng mức thu nhập cá nhân kể cả thu nhập cho thuê nhà, thuê đất mang lại thông qua thuế thu nhập để khuyến khích mọi tầng lớp dân cư làm giàu chính đáng, vừa khuyến khích họ góp phần vào việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

3.2.2. Đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất - kinh doanh sản xuất - kinh doanh

Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, các chủ thể trong nền kinh tế rất đa dạng, bao gồm các tổ chức, cá nhân hoạt động trong các thành phần kinh tế khác nhau như kinh tế Nhà nước, hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác...

Để đảm bảo công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Về vấn đề này, Văn kiện Đại hội X của Đảng ta khẳng định: “Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.

Doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất - kinh doanh và sở hữu. Xoá bỏ mọi sự phân biệt đối xử theo hình thức sở hữu: Nhà nước chỉ thực hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm; một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo, khắc phục rủi ro” [15, tr.83- 84].

Vậy, để có sự bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thời gian tới, Nhà nước cần tập trung hướng tới những giải pháp sau:

Một là: Tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ kinh tế trong doanh nghiệp Nhà nước.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp Nhà nước thực sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch. Xoá bỏ độc quyền và đặc quyền sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước. Doanh nghiệp Nhà nước có quyền tài sản, thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật. Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Chăm lo đào tạo đội ngũ quản lý giỏi đáp ứng tốt yêu cầu.

Hai là: Đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế tập thể.

Tổng kết thực tiễn, sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuất - kinh doanh,bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Chú trọng phát triển và nâng cao hoạt động của các hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã cổ phần.

Khuyến khích việc tăng vốn và các nguồn vốn huy động từ thành viên để tăng nguồn vốn hoạt động của hợp tác xã, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản à quỹ không chia trong hợp tác xã.

Ba là: Phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.

Mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, tiếp cận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin.

Xoá bỏ mọi rào cản, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề lĩnh vực sản xuất - kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật kông cấm.

Bốn là: Thu hút mạnh nguồn lực đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài Cải thiện mội trường pháp lý và kinh tế, đa dạng hoá các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh các nguồn lực của các nàh đầu tư nước ngoài vào những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh quan trọng.

Thực hiện được những giải pháp nêu trên sẽ giúp cho các chủ thể hoạt động trong các thành phần kinh tế khác nhau đều có sự công bằng à đều có cơ hội để phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu Thực hiện công bằng xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)